Chân dung hai “đại gia” lỗ gần 1.100 tỷ trong thương vụ HNG
Thông tin ai đứng sau hai doanh nghiệp này hẳn là một chủ đề làm nhiều nhà đầu tư tò mò
Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh vừa hoàn tất thương vụ mua 59 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai - HAGL Agrico (mã HNG) với giá 1.652 tỷ đồng.
Thương vụ này khiến hai công ty này thua lỗ gần 1.100 tỷ đồng tại ngày hoàn tất thương vụ so với giá thị trường.
Cho đến thời điểm này, người viết đã tham khảo ý kiến của rất nhiều lãnh đạo công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và niều nhà đầu tư có kinh nghiệm, và chưa ai có thể giải thích thỏa đáng cho thương vụ này. Nhưng có điều chung là họ đều rất ngạc nhiên, nhất là trong bối cảnh cổ phiếu HNG hôm 24/2 vẫn giảm sàn, bất chấp thương vụ 1.652 tỷ đồng vừa hoàn tất và công bố rộng rãi.
Dư âm của thương vụ này có lẽ vẫn chưa hết độ “nóng” với thị trường, và cũng vì thế, thông tin ai đứng sau hai doanh nghiệp này hẳn là một chủ đề làm nhiều nhà đầu tư tò mò.
Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh (An Thịnh) và Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh (Cường Thịnh) được thành lập vào tháng 3/2014 tại cùng địa chỉ L14-08B, lầu 14, tòa nhà 72 Lê Thánh Tôn, quận 1, Tp.HCM.
Không những vậy, hai công ty này còn dùng chung số điện thoại +84.8.62.690.xxx và chung số fax +84.8.62.688.xxx
Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh là ông Nguyễn Công Thành, còn Chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh là ông Trần Tiến Pháp. Hai vị doanh nhân thế hệ 8x này đều quê ở Long An, sở hữu hai công ty này với mức vốn điều lệ đều cùng là 30 tỷ đồng.
Tọa lạc tại cao ốc văn phòng cao cấp bậc nhất Tp.HCM, nhưng hai công ty này dùng chung địa chỉ, số điện thoại, fax với Công ty Cổ phần Dịch vụ Hợp điểm (Central Office), chuyên cung cấp dịch vụ “văn phòng ảo”.
Đây là dịch vụ văn phòng cho phép nhiều công ty cùng đặt chung trụ sở với chi phí vận hành thấp, nhưng lại đặt ở địa chỉ của những cao ốc sang trọng.
Là công ty thành lập tháng 3/2014 và thay đổi đăng ký kinh doanh lần hai vào năm 2015, nhưng An Thịnh và Cường Thịnh lại có những thương vụ đình đám. Cho dù vốn 30 tỷ đồng, nhưng hai công ty này đã góp 1.465 tỷ đồng để thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương (Cao su Đông Dương).
Trong đó, An Thịnh góp 774 tỷ đồng, nắm 52,83% vốn, còn Cường Thịnh góp 691 tỷ đồng, tương đương 47,17% vốn Cao su Đông Dương.
Đáng chú ý, người đại theo pháp luật của Cao su Đông Dương là Tổng giám đốc Lê Hồng Phong (sinh năm 1980). Ông Lê Hồng Phong hiện là Trưởng ban kiểm soát HAGL Agrico, đồng thời là Phó phòng kiểm toán nội bộ của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG).
Như vậy, có thể thấy Cường Thịnh và An Thịnh là những doanh nghiệp có sự phát triển thần kỳ, nếu nhìn vào thương vụ lập Cao su Đông Dương có quy mô vốn gần 1.500 tỷ đồng, cũng như thương vụ chi 1.652 tỷ đồng để nắm 59 triệu cổ phiếu HNG với giá 28.000 đồng/cổ phần, bất chấp giá thị trường tại thời điểm hoàn tất thương vụ vẫn dưới mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
Một nguồn tin cho biết, trước thương vụ lỗ gần 1.100 tỷ đồng được hoàn tất, Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư cao su An Thịnh đều có dư nợ vay vốn tại một ngân hàng với tổng số tiền gần 1.000 tỷ đồng.
Thương vụ này khiến hai công ty này thua lỗ gần 1.100 tỷ đồng tại ngày hoàn tất thương vụ so với giá thị trường.
Cho đến thời điểm này, người viết đã tham khảo ý kiến của rất nhiều lãnh đạo công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và niều nhà đầu tư có kinh nghiệm, và chưa ai có thể giải thích thỏa đáng cho thương vụ này. Nhưng có điều chung là họ đều rất ngạc nhiên, nhất là trong bối cảnh cổ phiếu HNG hôm 24/2 vẫn giảm sàn, bất chấp thương vụ 1.652 tỷ đồng vừa hoàn tất và công bố rộng rãi.
Dư âm của thương vụ này có lẽ vẫn chưa hết độ “nóng” với thị trường, và cũng vì thế, thông tin ai đứng sau hai doanh nghiệp này hẳn là một chủ đề làm nhiều nhà đầu tư tò mò.
Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh (An Thịnh) và Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh (Cường Thịnh) được thành lập vào tháng 3/2014 tại cùng địa chỉ L14-08B, lầu 14, tòa nhà 72 Lê Thánh Tôn, quận 1, Tp.HCM.
Không những vậy, hai công ty này còn dùng chung số điện thoại +84.8.62.690.xxx và chung số fax +84.8.62.688.xxx
Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Cao su An Thịnh là ông Nguyễn Công Thành, còn Chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh là ông Trần Tiến Pháp. Hai vị doanh nhân thế hệ 8x này đều quê ở Long An, sở hữu hai công ty này với mức vốn điều lệ đều cùng là 30 tỷ đồng.
Tọa lạc tại cao ốc văn phòng cao cấp bậc nhất Tp.HCM, nhưng hai công ty này dùng chung địa chỉ, số điện thoại, fax với Công ty Cổ phần Dịch vụ Hợp điểm (Central Office), chuyên cung cấp dịch vụ “văn phòng ảo”.
Đây là dịch vụ văn phòng cho phép nhiều công ty cùng đặt chung trụ sở với chi phí vận hành thấp, nhưng lại đặt ở địa chỉ của những cao ốc sang trọng.
Là công ty thành lập tháng 3/2014 và thay đổi đăng ký kinh doanh lần hai vào năm 2015, nhưng An Thịnh và Cường Thịnh lại có những thương vụ đình đám. Cho dù vốn 30 tỷ đồng, nhưng hai công ty này đã góp 1.465 tỷ đồng để thành lập Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương (Cao su Đông Dương).
Trong đó, An Thịnh góp 774 tỷ đồng, nắm 52,83% vốn, còn Cường Thịnh góp 691 tỷ đồng, tương đương 47,17% vốn Cao su Đông Dương.
Đáng chú ý, người đại theo pháp luật của Cao su Đông Dương là Tổng giám đốc Lê Hồng Phong (sinh năm 1980). Ông Lê Hồng Phong hiện là Trưởng ban kiểm soát HAGL Agrico, đồng thời là Phó phòng kiểm toán nội bộ của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG).
Như vậy, có thể thấy Cường Thịnh và An Thịnh là những doanh nghiệp có sự phát triển thần kỳ, nếu nhìn vào thương vụ lập Cao su Đông Dương có quy mô vốn gần 1.500 tỷ đồng, cũng như thương vụ chi 1.652 tỷ đồng để nắm 59 triệu cổ phiếu HNG với giá 28.000 đồng/cổ phần, bất chấp giá thị trường tại thời điểm hoàn tất thương vụ vẫn dưới mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.
Một nguồn tin cho biết, trước thương vụ lỗ gần 1.100 tỷ đồng được hoàn tất, Công ty TNHH Đầu tư Cao su Cường Thịnh và Công ty TNHH Đầu tư cao su An Thịnh đều có dư nợ vay vốn tại một ngân hàng với tổng số tiền gần 1.000 tỷ đồng.