Chào bán cổ phiếu ngân hàng chậm vì thủ tục
Thời gian kéo dài làm các ngân hàng rất thiệt hại vì không đáp ứng được nhu cầu tăng tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranh
Gần đây, các ngân hàng thương mại cổ phần rất bức xúc vì những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Nhà đầu tư thì mệt mỏi vì chờ đợi thời điểm chốt danh sách thực hiện quyền mua.
Còn hơn 7 tháng nữa là hết năm tài chính, nhưng nhiều kế hoạch kinh doanh năm trên cơ sở vốn tăng thêm của các ngân hàng chưa triển khai được do nhiều thủ tục trong việc tăng vốn điều lệ và vướng mắc khi thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng.
Chậm là mất cơ hội
Là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, đồng thời là công ty đại chúng nên các ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của 3 luật (Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán).
Nếu như các công ty đại chúng khác chào bán chứng khoán ra công chúng chỉ cần được sự chấp thuận về nguyên tắc và giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng của Ủy ban Chứng khoán, thì các ngân hàng phải có ba bước: phải có chấp thuận tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước, tiếp theo là sự chấp thuận về nguyên tắc và giấy chứng nhận của Ủy ban, đó là chưa kể đến việc đăng ký vốn tại sở kế hoạch đầu tư.
Thời gian để qua được các thủ tục đó đối với các ngân hàng hiện nay là quá dài và phức tạp. Cũng vị tổng giám đốc này cho biết, từ khi đại hội cổ đông của ngân hàng này thông qua nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ năm 2007 đến nay đã hơn 3 tháng mà vẫn chưa thể gọi vốn từ các cổ đông. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng vẫn còn đang trong quá trình hoàn chỉnh theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán.
Ông than phiền đến khi được cho là hồ sơ hợp lệ cộng thêm 30 ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, chấp thuận về nguyên tắc, tiếp theo là thời gian gửi lại hồ sơ đã được chấp thuận để Ủy ban Chứng khoán cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán và 7 ngày công bố thông báo phát hành nữa thì nhiều khả năng việc gọi vốn từ các cổ đông của ngân hàng có thể gần 3 tháng nữa mới thực hiện được.
Thời gian kéo dài làm các ngân hàng rất thiệt hại vì không đáp ứng được nhu cầu tăng tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranh, không thể mở rộng quy mô cho vaỵ... Các cổ đông và nhà đầu tư cũng là những người chịu thiệt hại do giá cổ phiếu của các ngân hàng liên tục bị giảm vì phải chờ đợi quá lâu về thời điểm chốt danh sách cổ đông và thực hiện quyền mua thêm cổ phiếu.
Cải cách thủ tục thế nào?
Sẽ không có gì đáng bàn nếu như những thủ tục đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được hướng dẫn công khai, minh bạch. Một cán bộ trách nhiệm đi làm thủ tục đăng ký tại Ủy ban Chứng khoán cho biết: "Điều mà các công ty đại chúng thấy khó khăn, phức tạp nhất là sửa đổi, bổ sung hồ sơ, đặc biệt là bản cáo bạch theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán khi không có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể bằng văn bản. Việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung cũng không làm một lần mà cứ nay yêu cầu điều này, vài ngày sau lại yêu cầu điều khác".
Không giống các công ty đại chúng khác, trước khi làm hồ sơ, các tổ chức tín dụng đã phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ trên cơ sở kiểm tra các điều kiện rất chặt chẽ.
Văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước là tài liệu bắt buộc kèm theo hồ sơ đăng ký gửi Ủy ban Chứng khoán. Vì vậy, có thể coi văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước như một giấy phép kinh doanh, còn giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng của Ủy ban Chứng khoán như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nếu xét về ý nghĩa pháp lý, giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công và việc cấp giấy chứng nhận của Ủy ban Chứng khoán là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền phát hành chứng khoán của công ty đại chúng chứ không phải là sự cho phép của cơ quan quản lý.
Vì vậy, nhiều tổ chức tín dụng đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán phối hợp để xem xét, hướng dẫn rõ ràng, hợp lý hơn về trình tự, thủ tục thực hiện tăng vốn điều lệ và đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng, không nên để các tổ chức tín dụng phải trình những hồ sơ rất phức tạp và với thời gian quá dài như hiện nay.
Còn hơn 7 tháng nữa là hết năm tài chính, nhưng nhiều kế hoạch kinh doanh năm trên cơ sở vốn tăng thêm của các ngân hàng chưa triển khai được do nhiều thủ tục trong việc tăng vốn điều lệ và vướng mắc khi thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng.
Chậm là mất cơ hội
Là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, đồng thời là công ty đại chúng nên các ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của 3 luật (Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán).
Nếu như các công ty đại chúng khác chào bán chứng khoán ra công chúng chỉ cần được sự chấp thuận về nguyên tắc và giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng của Ủy ban Chứng khoán, thì các ngân hàng phải có ba bước: phải có chấp thuận tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước, tiếp theo là sự chấp thuận về nguyên tắc và giấy chứng nhận của Ủy ban, đó là chưa kể đến việc đăng ký vốn tại sở kế hoạch đầu tư.
Thời gian để qua được các thủ tục đó đối với các ngân hàng hiện nay là quá dài và phức tạp. Cũng vị tổng giám đốc này cho biết, từ khi đại hội cổ đông của ngân hàng này thông qua nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ năm 2007 đến nay đã hơn 3 tháng mà vẫn chưa thể gọi vốn từ các cổ đông. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng vẫn còn đang trong quá trình hoàn chỉnh theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán.
Ông than phiền đến khi được cho là hồ sơ hợp lệ cộng thêm 30 ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét, chấp thuận về nguyên tắc, tiếp theo là thời gian gửi lại hồ sơ đã được chấp thuận để Ủy ban Chứng khoán cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán và 7 ngày công bố thông báo phát hành nữa thì nhiều khả năng việc gọi vốn từ các cổ đông của ngân hàng có thể gần 3 tháng nữa mới thực hiện được.
Thời gian kéo dài làm các ngân hàng rất thiệt hại vì không đáp ứng được nhu cầu tăng tiềm lực tài chính và năng lực cạnh tranh, không thể mở rộng quy mô cho vaỵ... Các cổ đông và nhà đầu tư cũng là những người chịu thiệt hại do giá cổ phiếu của các ngân hàng liên tục bị giảm vì phải chờ đợi quá lâu về thời điểm chốt danh sách cổ đông và thực hiện quyền mua thêm cổ phiếu.
Cải cách thủ tục thế nào?
Sẽ không có gì đáng bàn nếu như những thủ tục đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng được hướng dẫn công khai, minh bạch. Một cán bộ trách nhiệm đi làm thủ tục đăng ký tại Ủy ban Chứng khoán cho biết: "Điều mà các công ty đại chúng thấy khó khăn, phức tạp nhất là sửa đổi, bổ sung hồ sơ, đặc biệt là bản cáo bạch theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán khi không có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể bằng văn bản. Việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung cũng không làm một lần mà cứ nay yêu cầu điều này, vài ngày sau lại yêu cầu điều khác".
Không giống các công ty đại chúng khác, trước khi làm hồ sơ, các tổ chức tín dụng đã phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ trên cơ sở kiểm tra các điều kiện rất chặt chẽ.
Văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Nhà nước là tài liệu bắt buộc kèm theo hồ sơ đăng ký gửi Ủy ban Chứng khoán. Vì vậy, có thể coi văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước như một giấy phép kinh doanh, còn giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng của Ủy ban Chứng khoán như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nếu xét về ý nghĩa pháp lý, giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công và việc cấp giấy chứng nhận của Ủy ban Chứng khoán là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền phát hành chứng khoán của công ty đại chúng chứ không phải là sự cho phép của cơ quan quản lý.
Vì vậy, nhiều tổ chức tín dụng đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán phối hợp để xem xét, hướng dẫn rõ ràng, hợp lý hơn về trình tự, thủ tục thực hiện tăng vốn điều lệ và đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng, không nên để các tổ chức tín dụng phải trình những hồ sơ rất phức tạp và với thời gian quá dài như hiện nay.