Chất vấn, những chuyện ghi ở hành lang
Bên ngoài diễn đàn trực tiếp, câu chuyện về văn hóa và cả chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn vẫn nối dài
Kỳ họp thứ tư của Quốc hội đã qua những phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường với nhiều dư âm của cả cảm xúc và trách nhiệm.
Nhưng, đó chưa phải là toàn bộ hoạt động chất vấn tại kỳ họp này. Bởi ngay từ phiên khai mạc đến ngày bế mạc, các chất vấn bằng văn bản vẫn không ngừng được chuyển đến các thành viên Chính phủ, với con số lên đến hàng trăm.
“Dòng chảy” ấy, dù không trực diện, song cũng là một kênh thông tin không kém phần quan trọng để các vị đại biểu “chấm điểm” các thành viên Chính phủ, nhất là khi việc lấy phiếu tín nhiệm đang rậm rạp khâu chuẩn bị.
Không ở top đầu về số lượng các chất vấn, chỉ có hai câu, nhưng đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) lại chiếm kỷ lục về… chờ. Trong khi hầu hết các vị đại biểu khác đã nhận được văn bản trả lời, riêng ông vẫn đợi, dù thời gian gửi đều đã quá hai tuần.
Thật trùng hợp, khi một trong hai chất vấn của ông (gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ) lại cũng liên quan đến chuyện… chờ, khi đề cập về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết các yêu cầu của đại biểu Quốc hội và có trách nhiệm trả lời cho đại biểu Quốc hội biết kết quả trong thời hạn theo quy định, nhìn từ trường hợp cụ thể của UBND thành phố Hà Nội.
Theo thống kê của Vụ Công tác đại biểu đến chiều 10/11 (trước phiên chất vấn trực tiếp nửa ngày) thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ nhận được chất vấn của 7 vị đại biểu, chưa bằng 1/3 số lượng của vị bộ trưởng nhận được nhiều chất vấn nhất.
Sáng 19/11, bước vào tuần cuối cùng của kỳ họp, đại biểu Vân cho rằng, việc ông chưa nhận được câu trả lời không phải do quá nhiều chất vấn, mà có thể là do câu hỏi của ông “quá khó”. Nhưng rõ ràng, dù là lý do nào thì điều đó cũng khó khiến ông có thể hài lòng. Bởi, văn bản sớm nhất ông gửi đến người đứng đầu chính quyền thành phố Hà Nội cũng đã được một năm, và có vụ việc ông gửi văn bản đôn đốc đến ba lần liền, vẫn không một hồi âm.
Chỉ riêng chuyện đi “đòi” câu trả lời đã khó đến thế, với một vị đại biểu cho dân, được trao nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn rất nhiều cử tri!
Đáng buồn hơn, đây cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nữ đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đã phàn nàn ngay tại hội trường ở phiên thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng ở kỳ họp này là: từ những nhiệm kỳ trước, bà đã chất vấn về tỷ lệ thu hồi được từ các vụ án tham nhũng mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đạt được bao nhiêu phần trăm trên tổng số vụ việc số tài sản bị tham nhũng. Nhưng cho đến nay đã 3 nhiệm kỳ sắp trôi qua mà bà còn chưa hề nhận được con số trả lời cụ thể nào từ cá nhân hay đơn vị có thẩm quyền.
Đáng mừng là chuyện phải chờ đợi quá lâu như đại biểu Khá hay đại biểu Vân càng ngày càng lùi về số ít. Ngay ở kỳ họp này thôi, không chỉ một vị đại biểu gửi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tỏ ra hài lòng về cách trả lời nhanh, đi thẳng vào vấn đề của ông.
Hay, như Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, ở văn bản trả lời chất vấn viết rất rõ “tôi đã chỉ đạo xử lý”, đại từ nhân xưng “tôi” mà ông sử dụng rất hiếm khi xuất hiện ở các văn bản khác, dù câu hỏi của đại biểu luôn có địa chỉ là người đứng đầu. Sau khi chuyển câu trả lời cho người chất vấn, ông còn hỏi lại xem nội dung như vậy đã rõ, đã trúng hay chưa. Vị đại biểu nhận xét, ông nói vậy là rõ, vấn đề là chờ chuyển biến tiếp theo.
Nhiều vị thành viên Chính phủ khác cũng hồi âm khá nhanh chóng các trả lời chất vấn bằng văn bản của đại biểu. Song, không phải bao giờ tốc độ nhanh cũng tỷ lệ thuận với sự hài lòng.
Một vị đại biểu miền Trung rất “chăm” chất vấn Thống đốc cho hay, ông rất phân vân khi Thống đốc giải trình trước Quốc hội là đến cuối năm 2015 sẽ đưa nợ xấu về dưới 3% theo đúng chuẩn quốc tế. Nhưng báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội lại đặt mục tiêu năm 2013 giảm nợ xấu của các ngân hàng thương mại xuống dưới 3%. Ông đã hỏi Thống đốc cho biết hai con số này có phải là một không? Nếu là một thì sao hai mốc thời gian lại khác nhau? Nếu không thì xin cho biết rõ sự khác nhau.
Song văn bản trả lời của Thống đốc, dù rất dài, lại chưa đi thẳng vào vấn đề. Một số vị đại biểu khác cũng có chung nhận xét này về các câu trả lời của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước.
Vì thế, bên ngoài diễn đàn trực tiếp, câu chuyện về văn hóa và cả chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn vẫn nối dài…
Nhưng, đó chưa phải là toàn bộ hoạt động chất vấn tại kỳ họp này. Bởi ngay từ phiên khai mạc đến ngày bế mạc, các chất vấn bằng văn bản vẫn không ngừng được chuyển đến các thành viên Chính phủ, với con số lên đến hàng trăm.
“Dòng chảy” ấy, dù không trực diện, song cũng là một kênh thông tin không kém phần quan trọng để các vị đại biểu “chấm điểm” các thành viên Chính phủ, nhất là khi việc lấy phiếu tín nhiệm đang rậm rạp khâu chuẩn bị.
Không ở top đầu về số lượng các chất vấn, chỉ có hai câu, nhưng đại biểu Lê Thanh Vân (Hải Phòng) lại chiếm kỷ lục về… chờ. Trong khi hầu hết các vị đại biểu khác đã nhận được văn bản trả lời, riêng ông vẫn đợi, dù thời gian gửi đều đã quá hai tuần.
Thật trùng hợp, khi một trong hai chất vấn của ông (gửi đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ) lại cũng liên quan đến chuyện… chờ, khi đề cập về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc giải quyết các yêu cầu của đại biểu Quốc hội và có trách nhiệm trả lời cho đại biểu Quốc hội biết kết quả trong thời hạn theo quy định, nhìn từ trường hợp cụ thể của UBND thành phố Hà Nội.
Theo thống kê của Vụ Công tác đại biểu đến chiều 10/11 (trước phiên chất vấn trực tiếp nửa ngày) thì Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ nhận được chất vấn của 7 vị đại biểu, chưa bằng 1/3 số lượng của vị bộ trưởng nhận được nhiều chất vấn nhất.
Sáng 19/11, bước vào tuần cuối cùng của kỳ họp, đại biểu Vân cho rằng, việc ông chưa nhận được câu trả lời không phải do quá nhiều chất vấn, mà có thể là do câu hỏi của ông “quá khó”. Nhưng rõ ràng, dù là lý do nào thì điều đó cũng khó khiến ông có thể hài lòng. Bởi, văn bản sớm nhất ông gửi đến người đứng đầu chính quyền thành phố Hà Nội cũng đã được một năm, và có vụ việc ông gửi văn bản đôn đốc đến ba lần liền, vẫn không một hồi âm.
Chỉ riêng chuyện đi “đòi” câu trả lời đã khó đến thế, với một vị đại biểu cho dân, được trao nhiều quyền hạn và trách nhiệm hơn rất nhiều cử tri!
Đáng buồn hơn, đây cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Nữ đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đã phàn nàn ngay tại hội trường ở phiên thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng ở kỳ họp này là: từ những nhiệm kỳ trước, bà đã chất vấn về tỷ lệ thu hồi được từ các vụ án tham nhũng mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đạt được bao nhiêu phần trăm trên tổng số vụ việc số tài sản bị tham nhũng. Nhưng cho đến nay đã 3 nhiệm kỳ sắp trôi qua mà bà còn chưa hề nhận được con số trả lời cụ thể nào từ cá nhân hay đơn vị có thẩm quyền.
Đáng mừng là chuyện phải chờ đợi quá lâu như đại biểu Khá hay đại biểu Vân càng ngày càng lùi về số ít. Ngay ở kỳ họp này thôi, không chỉ một vị đại biểu gửi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tỏ ra hài lòng về cách trả lời nhanh, đi thẳng vào vấn đề của ông.
Hay, như Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, ở văn bản trả lời chất vấn viết rất rõ “tôi đã chỉ đạo xử lý”, đại từ nhân xưng “tôi” mà ông sử dụng rất hiếm khi xuất hiện ở các văn bản khác, dù câu hỏi của đại biểu luôn có địa chỉ là người đứng đầu. Sau khi chuyển câu trả lời cho người chất vấn, ông còn hỏi lại xem nội dung như vậy đã rõ, đã trúng hay chưa. Vị đại biểu nhận xét, ông nói vậy là rõ, vấn đề là chờ chuyển biến tiếp theo.
Nhiều vị thành viên Chính phủ khác cũng hồi âm khá nhanh chóng các trả lời chất vấn bằng văn bản của đại biểu. Song, không phải bao giờ tốc độ nhanh cũng tỷ lệ thuận với sự hài lòng.
Một vị đại biểu miền Trung rất “chăm” chất vấn Thống đốc cho hay, ông rất phân vân khi Thống đốc giải trình trước Quốc hội là đến cuối năm 2015 sẽ đưa nợ xấu về dưới 3% theo đúng chuẩn quốc tế. Nhưng báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội lại đặt mục tiêu năm 2013 giảm nợ xấu của các ngân hàng thương mại xuống dưới 3%. Ông đã hỏi Thống đốc cho biết hai con số này có phải là một không? Nếu là một thì sao hai mốc thời gian lại khác nhau? Nếu không thì xin cho biết rõ sự khác nhau.
Song văn bản trả lời của Thống đốc, dù rất dài, lại chưa đi thẳng vào vấn đề. Một số vị đại biểu khác cũng có chung nhận xét này về các câu trả lời của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước.
Vì thế, bên ngoài diễn đàn trực tiếp, câu chuyện về văn hóa và cả chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn vẫn nối dài…