Nghị trường, nụ cười và nước mắt
Các vị đại biểu của dân cũng là những người bình thường với đầy đủ cung bậc của cảm xúc
Nếu biên bản ghi âm các phiên thảo luận của Quốc hội có thêm phần ghi chú về thời gian hội trường ngưng lại để… cười, thì có thể “trận cười” cuối chiều 12/11 sẽ là đáng nhớ.
Cả mấy trăm đại biểu đều cười, vị trưởng ngành được mời “chia lửa” vẫn phải căng thẳng nén cười khi lên vị trí giải trình, sau câu trả lời của vị tư lệnh ngành xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng với chất vấn của đại biểu Lê Như Tiến.
Nhấn mạnh hàng loạt sai phạm tại Tập đoàn Sông Đà (nay là Tổng công ty Sông Đà) khiến cử tri bức xúc, sau khi hỏi tiến độ xử lý với cá nhân và tập thể lãnh đạo doanh nghiệp này, ông Tiến tiếp tục “truy” rằng cho đến nay, ngành xây dựng có bao nhiêu tổng công ty thua lỗ, nợ đọng, thất thoát, đầu tư ngoài ngành, đồng dạng phối cảnh với Sông Đà cùng nguyên nhân và các giải pháp mạnh của Bộ trưởng để khắc phục vấn đề này.
Ngay khi Bộ trưởng Dũng dứt câu trả lời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc ông còn nợ câu hỏi sau của đại biểu Tiến.
“Hiện nay, xin báo cáo đại biểu Lê Như Tiến, câu hỏi của đại biểu thì chúng tôi đã có đầy đủ nhưng để ở nhà, chúng tôi rất mong muốn mời đại biểu Lê Như Tiến sang chỗ chúng tôi, tôi mời sang và chúng tôi báo cáo”.
Chỉ sau vài phút, một số báo điện tử chạy title bài nổi bật, đôi câu chữ khác nhau song đều diễn tả việc Bộ trưởng quên câu trả lời ở nhà. Đến 17h, hành lang Quốc hội vẫn rộn tiếng cười khi đại biểu ra về.
Sáng hôm sau, vị tư lệnh ngành xây dựng đến khá sớm để tiếp tục “trả bài”. Bên chén trà nóng hành lang, một vị đại biểu cao niên, vốn là quan chức Chính phủ, thân mật tâm tình với Bộ trưởng. Ông bảo, mình chỉ có hai tai, hai mắt, trong khi nghị trường có gần 500 cặp mắt và đôi tai, nên phải rèn bản lĩnh chọn lọc thông tin nào nên sâu, nên vừa, và cả nên… hoãn binh.
Vị khác góp chuyện, ở nhiều nước thì các phiên giải trình (gần với hình thức chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội Việt Nam) diễn ra với tần suất dày hơn, nhưng thường chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ là cùng, chứ không “căng” đến cả mấy tiềng liền như ở ta.
Chuông reo báo giờ họp. Hội trường vẫn đông, như lệ thường ở các phiên có truyền hình trực tiếp. Bộ trưởng không quên trả lời câu hỏi ông còn nợ đại biểu Tiến.
Kết thúc thời gian dành cho Bộ trưởng Dũng cũng vừa đúng giờ Quốc hội giải lao.
Một vị đại biểu trầm tư một mình góc hành lang. Đề nghị ông “chấm điểm” các vị đã đăng đàn. Ông bảo ông vẫn còn đang bị ám ảnh bởi tiếng cười chiều qua, dù thông cảm với Bộ trưởng Dũng, vì không phải ai làm chính khách cũng có tài hùng biện, hơn nữa không chỉ nhiệm kỳ đầu làm bộ trưởng, mà đây còn là lần đầu tiên lên trước diễn đàn Quốc hội mà không phải để đọc báo cáo.
Nhưng, “lẽ ra Quốc hội chẳng nên cười!”.
Không dám hỏi, chờ ông nói tiếp. Ông nhấn, vì đó là cười ra nước mắt, vì bộ trưởng do chính Quốc hội bỏ phiếu, mà những vấn đề đặt ra chất vấn cũng “đau đớn” lắm. Cũng không phải chỉ là mất bình tĩnh, luống cuống mà bộ trưởng “thật thà” như thế đâu, ở đây còn có yếu tố giám sát chưa sâu chưa sát, nên có vấn đề qua cả mấy nhiệm kỳ rồi, nhân dân ngóng trông cũng mệt mỏi lắm rồi, mà Quốc hội cũng chỉ dừng ở... cười.
Nên, từ chiều qua đến nay, tôi cứ nghĩ “lẽ ra Quốc hội chẳng nên cười!”, ông nhấn thêm một lần.
Ngừng một lát, ông trầm giọng, nhưng cái cười đó là cái cười tự nhiên, theo phản xạ mà thôi. Chứ ra ngoài trao đổi với nhau, rồi tối qua cử tri gọi điện cũng chia sẻ, “làm bộ trưởng chẳng hề ngon ăn”.
Người viết bài này cũng đồng ý với ông về nhận xét “tiếng cười tự nhiên”. Bởi, dù nghiêm trang trong bộ complet, thì các vị đại biểu của dân cũng là những người bình thường với đầy đủ cung bậc của cảm xúc.
Bởi thế, nghị trường, ngay ở kỳ họp này thôi, cũng đã có đủ cả nụ cười và nước mắt.
“Thưa Quốc hội. Với suất trợ cấp 8.000 đồng, các bệnh nhân phong nơi tôi đến thăm chỉ được ăn ngày hai bữa cơm, chứ không được ba bữa...”, đại biểu Võ Thị Dung, Phó chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Tp.HCM nói đến đó rồi khóc, hội trường lặng đi giữa phiên mổ xẻ về tình hình kinh tế xã hội.
Ngày qua thôi, các đại biểu cũng cười thoải mái ngay trước ống kính truyền hình trực tiếp khi một vị chất vấn rằng điệp khúc cứ Quốc hội họp thì giá xăng giảm có phải là biện pháp linh hoạt của hai vị bộ trưởng Công Thương và Tài chính hay không.
Rồi khi Chủ tịch nhắc lại là đại biểu nói vui thôi chứ không phải chất vấn là hai bộ trưởng bàn nhau giảm giá đâu, may mà bộ trưởng không hiểu nhầm, hội trường lại rộn rã.
Giờ này, các vị đại biểu đang chăm chú nghe Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn. Hội trường cũng cười ồ khi Chủ tịch Quốc hội nhắc lại câu ông Bình vừa nói có lúc doanh nghiệp mang quà đến cho ngân hàng, nhưng Chủ tịch bảo “quà đi quà lại” mà vẫn không vay được vốn.
Cả mấy trăm đại biểu đều cười, vị trưởng ngành được mời “chia lửa” vẫn phải căng thẳng nén cười khi lên vị trí giải trình, sau câu trả lời của vị tư lệnh ngành xây dựng, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng với chất vấn của đại biểu Lê Như Tiến.
Nhấn mạnh hàng loạt sai phạm tại Tập đoàn Sông Đà (nay là Tổng công ty Sông Đà) khiến cử tri bức xúc, sau khi hỏi tiến độ xử lý với cá nhân và tập thể lãnh đạo doanh nghiệp này, ông Tiến tiếp tục “truy” rằng cho đến nay, ngành xây dựng có bao nhiêu tổng công ty thua lỗ, nợ đọng, thất thoát, đầu tư ngoài ngành, đồng dạng phối cảnh với Sông Đà cùng nguyên nhân và các giải pháp mạnh của Bộ trưởng để khắc phục vấn đề này.
Ngay khi Bộ trưởng Dũng dứt câu trả lời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc ông còn nợ câu hỏi sau của đại biểu Tiến.
“Hiện nay, xin báo cáo đại biểu Lê Như Tiến, câu hỏi của đại biểu thì chúng tôi đã có đầy đủ nhưng để ở nhà, chúng tôi rất mong muốn mời đại biểu Lê Như Tiến sang chỗ chúng tôi, tôi mời sang và chúng tôi báo cáo”.
Chỉ sau vài phút, một số báo điện tử chạy title bài nổi bật, đôi câu chữ khác nhau song đều diễn tả việc Bộ trưởng quên câu trả lời ở nhà. Đến 17h, hành lang Quốc hội vẫn rộn tiếng cười khi đại biểu ra về.
Sáng hôm sau, vị tư lệnh ngành xây dựng đến khá sớm để tiếp tục “trả bài”. Bên chén trà nóng hành lang, một vị đại biểu cao niên, vốn là quan chức Chính phủ, thân mật tâm tình với Bộ trưởng. Ông bảo, mình chỉ có hai tai, hai mắt, trong khi nghị trường có gần 500 cặp mắt và đôi tai, nên phải rèn bản lĩnh chọn lọc thông tin nào nên sâu, nên vừa, và cả nên… hoãn binh.
Vị khác góp chuyện, ở nhiều nước thì các phiên giải trình (gần với hình thức chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội Việt Nam) diễn ra với tần suất dày hơn, nhưng thường chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ là cùng, chứ không “căng” đến cả mấy tiềng liền như ở ta.
Chuông reo báo giờ họp. Hội trường vẫn đông, như lệ thường ở các phiên có truyền hình trực tiếp. Bộ trưởng không quên trả lời câu hỏi ông còn nợ đại biểu Tiến.
Kết thúc thời gian dành cho Bộ trưởng Dũng cũng vừa đúng giờ Quốc hội giải lao.
Một vị đại biểu trầm tư một mình góc hành lang. Đề nghị ông “chấm điểm” các vị đã đăng đàn. Ông bảo ông vẫn còn đang bị ám ảnh bởi tiếng cười chiều qua, dù thông cảm với Bộ trưởng Dũng, vì không phải ai làm chính khách cũng có tài hùng biện, hơn nữa không chỉ nhiệm kỳ đầu làm bộ trưởng, mà đây còn là lần đầu tiên lên trước diễn đàn Quốc hội mà không phải để đọc báo cáo.
Nhưng, “lẽ ra Quốc hội chẳng nên cười!”.
Không dám hỏi, chờ ông nói tiếp. Ông nhấn, vì đó là cười ra nước mắt, vì bộ trưởng do chính Quốc hội bỏ phiếu, mà những vấn đề đặt ra chất vấn cũng “đau đớn” lắm. Cũng không phải chỉ là mất bình tĩnh, luống cuống mà bộ trưởng “thật thà” như thế đâu, ở đây còn có yếu tố giám sát chưa sâu chưa sát, nên có vấn đề qua cả mấy nhiệm kỳ rồi, nhân dân ngóng trông cũng mệt mỏi lắm rồi, mà Quốc hội cũng chỉ dừng ở... cười.
Nên, từ chiều qua đến nay, tôi cứ nghĩ “lẽ ra Quốc hội chẳng nên cười!”, ông nhấn thêm một lần.
Ngừng một lát, ông trầm giọng, nhưng cái cười đó là cái cười tự nhiên, theo phản xạ mà thôi. Chứ ra ngoài trao đổi với nhau, rồi tối qua cử tri gọi điện cũng chia sẻ, “làm bộ trưởng chẳng hề ngon ăn”.
Người viết bài này cũng đồng ý với ông về nhận xét “tiếng cười tự nhiên”. Bởi, dù nghiêm trang trong bộ complet, thì các vị đại biểu của dân cũng là những người bình thường với đầy đủ cung bậc của cảm xúc.
Bởi thế, nghị trường, ngay ở kỳ họp này thôi, cũng đã có đủ cả nụ cười và nước mắt.
“Thưa Quốc hội. Với suất trợ cấp 8.000 đồng, các bệnh nhân phong nơi tôi đến thăm chỉ được ăn ngày hai bữa cơm, chứ không được ba bữa...”, đại biểu Võ Thị Dung, Phó chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Tp.HCM nói đến đó rồi khóc, hội trường lặng đi giữa phiên mổ xẻ về tình hình kinh tế xã hội.
Ngày qua thôi, các đại biểu cũng cười thoải mái ngay trước ống kính truyền hình trực tiếp khi một vị chất vấn rằng điệp khúc cứ Quốc hội họp thì giá xăng giảm có phải là biện pháp linh hoạt của hai vị bộ trưởng Công Thương và Tài chính hay không.
Rồi khi Chủ tịch nhắc lại là đại biểu nói vui thôi chứ không phải chất vấn là hai bộ trưởng bàn nhau giảm giá đâu, may mà bộ trưởng không hiểu nhầm, hội trường lại rộn rã.
Giờ này, các vị đại biểu đang chăm chú nghe Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn. Hội trường cũng cười ồ khi Chủ tịch Quốc hội nhắc lại câu ông Bình vừa nói có lúc doanh nghiệp mang quà đến cho ngân hàng, nhưng Chủ tịch bảo “quà đi quà lại” mà vẫn không vay được vốn.