Một chất vấn dành cho Thủ tướng
Duy nhất một vị đại biểu Quốc hội gửi văn bản chất vấn Thủ tướng, tính đến chiều 10/11
Vừa được gửi đến các vị đại biểu, tập hợp chất vấn của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tư tính đến 14h30 ngày 10/11 cho thấy chỉ duy nhất một ý kiến chất vấn người đứng đầu Chính phủ.
Vẫn là xu hướng giảm dần, song con số này quá ít ỏi so với các kỳ họp khác. Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ ba, Thủ tướng nhận được 5 chất vấn, còn con số ở kỳ họp thứ 2 vào cuối năm ngoái là 7, giảm 12 chất vấn so với kỳ họp cuối 2010.
Về mặt thời gian, đây cũng là chất vấn mới được gửi, bởi cho đến ngày 5/11, khi xin ý kiến các vị đại biểu về danh sách trả lời chất vấn, đoàn thư ký kỳ họp cho biết trong 115 phiếu của 52 đại biểu ở 33 đoàn chưa có chất vấn nào được dành cho Thủ tướng.
Theo nguồn tin của VnEconomy, người duy nhất gửi chất vấn đến Thủ tướng là một đại biểu đến từ đoàn Nghệ An.
Đại biểu này viết: tỉnh Nghệ An đã có 3.119 cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng; 80.615 cá nhân, gia đình được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ theo Quyết định 98 ngày 5/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa được nhận tiền khen thưởng kèm theo (kể cả bằng khen Thủ tướng và bằng khen chủ tịch UBND tỉnh).
Chỉ tính riêng tiền thưởng kèm theo bằng khen chủ tịch UBND tỉnh (tính theo Luật Thi đua khen thưởng) đã lên tới gần 100 tỷ đồng. Đây là vấn đề nổi cộm được cử tri kiến nghị rất nhiều lần nhưng chưa được giải quyết.
Nghệ An là tỉnh khó khăn, đối tượng chính sách lớn nên ngân sách tỉnh không cân đối nổi. UBND tỉnh đã có Tờ trình 7498 ngày 1/12/2011 gửi Thủ tướng đề nghị hỗ trợ tiền thưởng nhưng chưa được giải quyết.
Bởi vậy, đại biểu này hỏi Thủ tướng:
1. Thủ tướng có quyết định thưởng kèm theo cho 3.119 bằng khen của Thủ tướng không? Nếu có thì bao giờ được?
2. Chính phủ có hỗ trợ tỉnh Nghệ An số tiền thưởng kèm theo bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh không? Nếu có thì bao giờ được?
Như vậy, không còn là với hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước, hay bất cập trong quản lý quy hoạch với hàng ngàn dự án treo… như ở kỳ họp trước, độ rộng của vấn đề gửi tới người đứng đầu Chính phủ đã được thu hẹp đáng kể.
Tuy nhiên, việc Thủ tướng có đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp hay không không phụ thuộc vào số lượng các chất vấn. Theo thông lệ, ông chỉ xuất hiện trên “ghế nóng” vào kỳ họp cuối năm của Quốc hội. Sau khi đã có từ 4 - 5 thành viên Chính phủ khác đăng đàn.
Với tư cách người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng được dành thời gian thỏa đáng để làm rõ thêm một số vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm. Nội dung này thường được ông chuẩn bị sẵn bằng văn bản.
Bởi vậy, thời gian dành để Thủ tướng đối thoại trực tiếp với các vị đại diện của dân thường cũng hạn hẹp, chỉ trên dưới một giờ đồng hồ. Và, không phải khi nào cũng đủ thời gian để ông trả lời hết toàn bộ các câu hỏi.
Tại kỳ họp cuối năm 2011, Thủ tướng chỉ có chừng hơn 20 phút để trả lời câu hỏi của 22 vị đại biểu. Và, ông đã dành hai phần ba quỹ thời gian này để trả lời chất vấn đầu tiên. Đó là những giải pháp cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, là quan điểm và chủ trương của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo.
Phần trả lời của ông đã nhận được sự đánh giá cao của nhiều vị đại biểu và cử tri.
Ở kỳ họp này, nhiều vị đại biểu cũng cho biết đã chuẩn bị rất kỹ càng nội dung chất vấn Thủ tướng, khi ông đăng đàn trực tiếp thay vì gửi văn bản. Bởi, như vậy sẽ tăng tính đối thoại và tạo điều kiện cho cử tri giám sát tốt hơn, về cả trách nhiệm của người hỏi và người trả lời.
Theo chương trình kỳ họp, vào sáng 14/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có gần trọn buổi sáng để báo cáo và trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Vẫn là xu hướng giảm dần, song con số này quá ít ỏi so với các kỳ họp khác. Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ ba, Thủ tướng nhận được 5 chất vấn, còn con số ở kỳ họp thứ 2 vào cuối năm ngoái là 7, giảm 12 chất vấn so với kỳ họp cuối 2010.
Về mặt thời gian, đây cũng là chất vấn mới được gửi, bởi cho đến ngày 5/11, khi xin ý kiến các vị đại biểu về danh sách trả lời chất vấn, đoàn thư ký kỳ họp cho biết trong 115 phiếu của 52 đại biểu ở 33 đoàn chưa có chất vấn nào được dành cho Thủ tướng.
Theo nguồn tin của VnEconomy, người duy nhất gửi chất vấn đến Thủ tướng là một đại biểu đến từ đoàn Nghệ An.
Đại biểu này viết: tỉnh Nghệ An đã có 3.119 cá nhân được tặng bằng khen của Thủ tướng; 80.615 cá nhân, gia đình được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ theo Quyết định 98 ngày 5/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đến nay họ vẫn chưa được nhận tiền khen thưởng kèm theo (kể cả bằng khen Thủ tướng và bằng khen chủ tịch UBND tỉnh).
Chỉ tính riêng tiền thưởng kèm theo bằng khen chủ tịch UBND tỉnh (tính theo Luật Thi đua khen thưởng) đã lên tới gần 100 tỷ đồng. Đây là vấn đề nổi cộm được cử tri kiến nghị rất nhiều lần nhưng chưa được giải quyết.
Nghệ An là tỉnh khó khăn, đối tượng chính sách lớn nên ngân sách tỉnh không cân đối nổi. UBND tỉnh đã có Tờ trình 7498 ngày 1/12/2011 gửi Thủ tướng đề nghị hỗ trợ tiền thưởng nhưng chưa được giải quyết.
Bởi vậy, đại biểu này hỏi Thủ tướng:
1. Thủ tướng có quyết định thưởng kèm theo cho 3.119 bằng khen của Thủ tướng không? Nếu có thì bao giờ được?
2. Chính phủ có hỗ trợ tỉnh Nghệ An số tiền thưởng kèm theo bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh không? Nếu có thì bao giờ được?
Như vậy, không còn là với hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước, hay bất cập trong quản lý quy hoạch với hàng ngàn dự án treo… như ở kỳ họp trước, độ rộng của vấn đề gửi tới người đứng đầu Chính phủ đã được thu hẹp đáng kể.
Tuy nhiên, việc Thủ tướng có đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp hay không không phụ thuộc vào số lượng các chất vấn. Theo thông lệ, ông chỉ xuất hiện trên “ghế nóng” vào kỳ họp cuối năm của Quốc hội. Sau khi đã có từ 4 - 5 thành viên Chính phủ khác đăng đàn.
Với tư cách người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng được dành thời gian thỏa đáng để làm rõ thêm một số vấn đề được đại biểu và cử tri quan tâm. Nội dung này thường được ông chuẩn bị sẵn bằng văn bản.
Bởi vậy, thời gian dành để Thủ tướng đối thoại trực tiếp với các vị đại diện của dân thường cũng hạn hẹp, chỉ trên dưới một giờ đồng hồ. Và, không phải khi nào cũng đủ thời gian để ông trả lời hết toàn bộ các câu hỏi.
Tại kỳ họp cuối năm 2011, Thủ tướng chỉ có chừng hơn 20 phút để trả lời câu hỏi của 22 vị đại biểu. Và, ông đã dành hai phần ba quỹ thời gian này để trả lời chất vấn đầu tiên. Đó là những giải pháp cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện trong thời gian tới để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, là quan điểm và chủ trương của Chính phủ đối với việc người dân biểu thị lòng yêu nước của mình trước những hành động của các thế lực bên ngoài vi phạm chủ quyền biển đảo.
Phần trả lời của ông đã nhận được sự đánh giá cao của nhiều vị đại biểu và cử tri.
Ở kỳ họp này, nhiều vị đại biểu cũng cho biết đã chuẩn bị rất kỹ càng nội dung chất vấn Thủ tướng, khi ông đăng đàn trực tiếp thay vì gửi văn bản. Bởi, như vậy sẽ tăng tính đối thoại và tạo điều kiện cho cử tri giám sát tốt hơn, về cả trách nhiệm của người hỏi và người trả lời.
Theo chương trình kỳ họp, vào sáng 14/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có gần trọn buổi sáng để báo cáo và trả lời chất vấn trước Quốc hội.