Châu Á hợp sức đối phó với khủng hoảng
Châu Á đang đẩy mạnh các biện pháp hợp tác chống khủng hoảng tài chính, trước những dự báo ảm đạm về kinh tế khu vực
Các nước châu Á đang hợp sức chống khủng hoảng tài chính, trong bối cảnh Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa cho rằng kinh tế khu vực này đang đối mặt với một năm đặc biệt khó khăn, tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á sẽ giảm từ 6,9% năm 2008 xuống 5,8% vào năm 2009.
Mức dự đoán tăng trưởng kinh tế châu Á mà ADB đưa ra kể trên thấp hơn khá nhiều so với những con số ước tính trước đây là 7,5% năm 2008 và 7,2% năm 2009. Theo ADB, nguyên nhân chủ yếu đẫn đến mức tăng trưởng kinh tế của châu Á giảm là do các nhà đầu tư toàn cầu hoang mang rút vốn khỏi khu vực.
Các nền kinh tế lớn đều giảm tốc
Theo báo cáo mới nhất của ADB, các nước Đông Á mới nổi sẽ tăng trưởng khoảng 5,7% vào năm tới, giảm so với mức 6,9% trong năm nay. Nam Á có thể chỉ tăng trưởng kinh tế 6,8% năm nay và 6,1% năm 2009.
Theo dự đoán của ADB, mức tăng trưởng của Ấn Độ giảm xuống còn 7% năm 2008 và 6,5% vào năm 2009. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc cũng sẽ giảm từ 9,5% xuống còn 8,2% vào năm 2009. Trong khi đó, mối lo về tình trạng suy thoái của Nhật Bản gia tăng mạnh khi các số liệu thống kê chính thức cho thấy, GDP trong quý 3 năm nay đã giảm tới 0,5%, mạnh hơn nhiều so với dự đoán là 0,1%.
Ngày 12/12, Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã phải công bố gói biện pháp kích thích kinh tế bổ sung, trị giá 23.000 tỷ Yên (khoảng 242 tỷ USD) nhằm giải quyết những khó khăn của thị trường việc làm, vực dậy thị trường bất động sản đang sa sút và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo giới quan sát, kinh tế Nhật lún sâu vào suy thoái còn gây những hệ quả đáng lo ngại cho các đối tác thương mại chủ chốt của nước này.
Tại một nền kinh tế lớn và năng động khác của châu Á là Hàn Quốc, tình hình cũng không khả quan khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm và tổng thu nhập quốc gia thực trong quý 3 năm nay của Hàn Quốc giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
ADB cho rằng, suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ tác hại tới thị trường xuất khẩu vốn giữ vai trò đặc biệt quan trọng của châu Á. Nhu cầu về hàng chế tạo tại các nước công nghiệp lớn ngày càng giảm, đồng nghĩa với việc các đơn đặt hàng xuất khẩu từ châu Á giảm, gây ảnh hưởng dây chuyền sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu của các nhà xuất khẩu lớn châu Á đều giảm mạnh trong năm nay và còn tiếp tục giảm trong năm tới.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 vừa qua đã sụt giảm với tốc độ 2,2% so với tháng trước đó, là mức giảm mạnh nhất trong vòng gần 15 trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc hiện cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.
Hợp tác đối phó vớisuy thoái kéo dài
Cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu cũng đang thử thách khả năng của các ngân hàng châu Á trong việc duy trì hoạt động cho vay, mặc dù các nước châu lục này đã tích lũy được một lượng dự trữ ngoại tệ khá lớn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.
Trước tình hình này, ADB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách châu Á hành động mau lẹ để ngăn chặn việc siết chặt hơn nữa các thị trường tín dụng, đảm bảo tính thanh khoản ở trong và ngoài nước, đồng thời củng cố sự hợp tác giữa các nước để đối phó với một đợt suy giảm kéo dài.
Nhận thức được nguy cơ suy thoái kinh tế, các nền kinh tế mạnh của châu Á đang hợp sức đối phó khủng hoảng tài chính. Ngày 13/12, lãnh đạo cấp cao các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - ba nước chiếm 75% giá trị kinh tế và 2/3 tổng kim ngạch thương mại của khu vực, đã gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh Bắc Á tại thành phố Fukuoka của Nhật Bản, để bàn biện pháp đối phó khủng hoảng tài chính thế giới.
Đồng thời, thảo luận về tăng cường các thoả thuận trao đổi tiền tệ song phương trong khu vực. Ba nước cũng đã nhất trí tổ chức Hội nghị Thống đốc ngân hàng trung ương thường niên nhằm tăng cường ổn định tài chính khu vực.
Trước đó, ngày 12/12, Trung Quốc và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận trao đổi tiền tệ song phương trị giá 180 tỷ Nhân dân tệ (26,2 tỷ USD), nhằm cung cấp đủ lượng tiền mặt cho hệ thống tài chính của hai nước.
Ngoài sự hợp tác của các nền kinh tế Đông Á Trung Quốc và ASEAN cũng đẩy mạnh hợp tác thúc đẩy thương mại và chống khủng hoảng tài chính.
Tại hội nghị cấp cao về thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN, Phó thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đã đề xuất 4 trọng điểm tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng, hợp tác khu vực là phương sách tốt để ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
Theo nhận định của ADB thì trong năm 2009, châu Á có khả năng tránh được những ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng, nếu khu vực này thận trọng trước bất kỳ sự suy thoái nào và phản ứng nhanh chóng, đồng loạt.
Mức dự đoán tăng trưởng kinh tế châu Á mà ADB đưa ra kể trên thấp hơn khá nhiều so với những con số ước tính trước đây là 7,5% năm 2008 và 7,2% năm 2009. Theo ADB, nguyên nhân chủ yếu đẫn đến mức tăng trưởng kinh tế của châu Á giảm là do các nhà đầu tư toàn cầu hoang mang rút vốn khỏi khu vực.
Các nền kinh tế lớn đều giảm tốc
Theo báo cáo mới nhất của ADB, các nước Đông Á mới nổi sẽ tăng trưởng khoảng 5,7% vào năm tới, giảm so với mức 6,9% trong năm nay. Nam Á có thể chỉ tăng trưởng kinh tế 6,8% năm nay và 6,1% năm 2009.
Theo dự đoán của ADB, mức tăng trưởng của Ấn Độ giảm xuống còn 7% năm 2008 và 6,5% vào năm 2009. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc cũng sẽ giảm từ 9,5% xuống còn 8,2% vào năm 2009. Trong khi đó, mối lo về tình trạng suy thoái của Nhật Bản gia tăng mạnh khi các số liệu thống kê chính thức cho thấy, GDP trong quý 3 năm nay đã giảm tới 0,5%, mạnh hơn nhiều so với dự đoán là 0,1%.
Ngày 12/12, Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã phải công bố gói biện pháp kích thích kinh tế bổ sung, trị giá 23.000 tỷ Yên (khoảng 242 tỷ USD) nhằm giải quyết những khó khăn của thị trường việc làm, vực dậy thị trường bất động sản đang sa sút và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo giới quan sát, kinh tế Nhật lún sâu vào suy thoái còn gây những hệ quả đáng lo ngại cho các đối tác thương mại chủ chốt của nước này.
Tại một nền kinh tế lớn và năng động khác của châu Á là Hàn Quốc, tình hình cũng không khả quan khi tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm và tổng thu nhập quốc gia thực trong quý 3 năm nay của Hàn Quốc giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
ADB cho rằng, suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ tác hại tới thị trường xuất khẩu vốn giữ vai trò đặc biệt quan trọng của châu Á. Nhu cầu về hàng chế tạo tại các nước công nghiệp lớn ngày càng giảm, đồng nghĩa với việc các đơn đặt hàng xuất khẩu từ châu Á giảm, gây ảnh hưởng dây chuyền sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Kim ngạch xuất khẩu của các nhà xuất khẩu lớn châu Á đều giảm mạnh trong năm nay và còn tiếp tục giảm trong năm tới.
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11 vừa qua đã sụt giảm với tốc độ 2,2% so với tháng trước đó, là mức giảm mạnh nhất trong vòng gần 15 trở lại đây. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc hiện cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua.
Hợp tác đối phó vớisuy thoái kéo dài
Cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu cũng đang thử thách khả năng của các ngân hàng châu Á trong việc duy trì hoạt động cho vay, mặc dù các nước châu lục này đã tích lũy được một lượng dự trữ ngoại tệ khá lớn kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.
Trước tình hình này, ADB kêu gọi các nhà hoạch định chính sách châu Á hành động mau lẹ để ngăn chặn việc siết chặt hơn nữa các thị trường tín dụng, đảm bảo tính thanh khoản ở trong và ngoài nước, đồng thời củng cố sự hợp tác giữa các nước để đối phó với một đợt suy giảm kéo dài.
Nhận thức được nguy cơ suy thoái kinh tế, các nền kinh tế mạnh của châu Á đang hợp sức đối phó khủng hoảng tài chính. Ngày 13/12, lãnh đạo cấp cao các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - ba nước chiếm 75% giá trị kinh tế và 2/3 tổng kim ngạch thương mại của khu vực, đã gặp nhau trong Hội nghị thượng đỉnh Bắc Á tại thành phố Fukuoka của Nhật Bản, để bàn biện pháp đối phó khủng hoảng tài chính thế giới.
Đồng thời, thảo luận về tăng cường các thoả thuận trao đổi tiền tệ song phương trong khu vực. Ba nước cũng đã nhất trí tổ chức Hội nghị Thống đốc ngân hàng trung ương thường niên nhằm tăng cường ổn định tài chính khu vực.
Trước đó, ngày 12/12, Trung Quốc và Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận trao đổi tiền tệ song phương trị giá 180 tỷ Nhân dân tệ (26,2 tỷ USD), nhằm cung cấp đủ lượng tiền mặt cho hệ thống tài chính của hai nước.
Ngoài sự hợp tác của các nền kinh tế Đông Á Trung Quốc và ASEAN cũng đẩy mạnh hợp tác thúc đẩy thương mại và chống khủng hoảng tài chính.
Tại hội nghị cấp cao về thương mại và đầu tư Trung Quốc - ASEAN, Phó thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn đã đề xuất 4 trọng điểm tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN. Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng, hợp tác khu vực là phương sách tốt để ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
Theo nhận định của ADB thì trong năm 2009, châu Á có khả năng tránh được những ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng, nếu khu vực này thận trọng trước bất kỳ sự suy thoái nào và phản ứng nhanh chóng, đồng loạt.