Châu Âu đón sóng dữ, Phố Wall chòng chành
S&P bất ngờ hạ bậc tín dụng của 9 nước Khu vực đồng Euro và gây tác động mạnh lên các thị trường chứng khoán phiên cuối tuần
Các chỉ số chứng khoán Mỹ biến động và hạ điểm trong phiên giao dịch cuối tuần, sau khi có các báo cáo cho hay tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's sẽ hạ bậc tín dụng của một số quốc gia thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Theo nguồn tin này, Standard & Poor's (S&P) sẽ hạ bậc tín dụng của một số nước bao gồm cả Pháp và Áo, nhưng giữ nguyên xếp hạng của Đức và Hà Lan. Thực tế, sau khi thị trường đóng cửa, S&P đã hạ bậc tín dụng của 9 nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Cụ thể, S&P hạ 2 bậc xếp hạng tín dụng của Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Cyprus; hạ 1 bậc xếp hạng với các nước Pháp, Áo, Malta, Slovakia và Slovenia. Điều này đẩy xếp hạng của Italia xuống ngang với Kazakhstan ở mức BBB+ và xếp hạng Bồ Đào Nha xuống dưới ngưỡng đầu tư.
S&P cho rằng, các sáng kiến chính sách mà các nhà lập pháp châu Âu thực hiện trong những tuần gần đây có thể không đủ để giải quyết tình trạng căng thẳng trong khu vực vốn đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ các điều kiện tín dụng thắt chặt cho tới tăng trưởng kinh tế yếu.
Tổ chức định mức tín nhiệm trên cũng chỉ ra những trở ngại chính trị về giải pháp cho khủng hoảng khi các nhà lập pháp châu Âu vẫn bất đồng trong cách tiếp cận phù hợp để giải quyết những thách thức. Thắt lưng buộc bụng và kỷ luật ngân sách không đủ để chống lại khủng hoảng nợ và có nguy cơ phản tác dụng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu mức giảm điểm trên thị trường trong phiên giao dịch đêm qua. Ngoài yếu tố châu Âu như đã nói ở trên, thì kết quả lợi nhuận kém sáng của JPMorgan Chase & Co cũng khiến nhà đầu tư nản chí. Chỉ số S&P khu vực tài chính giảm 0,8%
Chốt phiên giao dịch đêm qua (13/1), chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 48,96 điểm, tương ứng 0,39%, xuống còn 12.422,06 điểm. Chỉ số SS&P 500 giảm 6,41 điểm, tương ứng 0,49%, xuống 1.289,09 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 14,03 điểm, tương ứng 0,51%, xuống 2.710,67 điểm.
Tính chung cả tuần này, Dow Jones tăng 0,5%, S&P 500 tiến 0,9% và Nasdaq Composite tăng mạnh 1,4%. Hiện thời giới đầu cơ cổ phiếu đang trông đợi vào các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp sẽ công bố trong tuần tới để xem tác động từ khủng hoảng nợ công châu Âu tới khối doanh nghiệp như thế nào.
Khối lượng giao dịch phiên 13/1 thưa thớt, với 6,39 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình hàng ngày 6,68 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tỷ lệ mã giảm/ tăng trên sàn New York là 1.941/ 1.036, còn ở sàn Nasdaq là 1.666/ 804.
Cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu giảm điểm trong phiên 13/1. Chỉ số FTSE 100 của Anh quốc giảm 0,46% xuống 5.636,64 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,11% xuống còn 3.196,49 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm mạnh 0,58% xuống 6.143,08 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương trồi sụt. Ở chiều tăng điểm, dẫn đầu là thị trường Singapore với chỉ số Straits Times đạt mức tăng 1,75% lên 2.791,54 điểm. Còn về chiều giảm, dẫn đầu là thị trường Trung Quốc với chỉ số Shanghai Composite hạ tới 1,34% xuống còn 2.244,58 điểm.
Theo nguồn tin này, Standard & Poor's (S&P) sẽ hạ bậc tín dụng của một số nước bao gồm cả Pháp và Áo, nhưng giữ nguyên xếp hạng của Đức và Hà Lan. Thực tế, sau khi thị trường đóng cửa, S&P đã hạ bậc tín dụng của 9 nước thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Cụ thể, S&P hạ 2 bậc xếp hạng tín dụng của Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Cyprus; hạ 1 bậc xếp hạng với các nước Pháp, Áo, Malta, Slovakia và Slovenia. Điều này đẩy xếp hạng của Italia xuống ngang với Kazakhstan ở mức BBB+ và xếp hạng Bồ Đào Nha xuống dưới ngưỡng đầu tư.
S&P cho rằng, các sáng kiến chính sách mà các nhà lập pháp châu Âu thực hiện trong những tuần gần đây có thể không đủ để giải quyết tình trạng căng thẳng trong khu vực vốn đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ các điều kiện tín dụng thắt chặt cho tới tăng trưởng kinh tế yếu.
Tổ chức định mức tín nhiệm trên cũng chỉ ra những trở ngại chính trị về giải pháp cho khủng hoảng khi các nhà lập pháp châu Âu vẫn bất đồng trong cách tiếp cận phù hợp để giải quyết những thách thức. Thắt lưng buộc bụng và kỷ luật ngân sách không đủ để chống lại khủng hoảng nợ và có nguy cơ phản tác dụng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu mức giảm điểm trên thị trường trong phiên giao dịch đêm qua. Ngoài yếu tố châu Âu như đã nói ở trên, thì kết quả lợi nhuận kém sáng của JPMorgan Chase & Co cũng khiến nhà đầu tư nản chí. Chỉ số S&P khu vực tài chính giảm 0,8%
Chốt phiên giao dịch đêm qua (13/1), chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 48,96 điểm, tương ứng 0,39%, xuống còn 12.422,06 điểm. Chỉ số SS&P 500 giảm 6,41 điểm, tương ứng 0,49%, xuống 1.289,09 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 14,03 điểm, tương ứng 0,51%, xuống 2.710,67 điểm.
Tính chung cả tuần này, Dow Jones tăng 0,5%, S&P 500 tiến 0,9% và Nasdaq Composite tăng mạnh 1,4%. Hiện thời giới đầu cơ cổ phiếu đang trông đợi vào các báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp sẽ công bố trong tuần tới để xem tác động từ khủng hoảng nợ công châu Âu tới khối doanh nghiệp như thế nào.
Khối lượng giao dịch phiên 13/1 thưa thớt, với 6,39 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn khá nhiều so với mức trung bình hàng ngày 6,68 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tỷ lệ mã giảm/ tăng trên sàn New York là 1.941/ 1.036, còn ở sàn Nasdaq là 1.666/ 804.
Cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu giảm điểm trong phiên 13/1. Chỉ số FTSE 100 của Anh quốc giảm 0,46% xuống 5.636,64 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,11% xuống còn 3.196,49 điểm. Chỉ số DAX của Đức giảm mạnh 0,58% xuống 6.143,08 điểm.
Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương trồi sụt. Ở chiều tăng điểm, dẫn đầu là thị trường Singapore với chỉ số Straits Times đạt mức tăng 1,75% lên 2.791,54 điểm. Còn về chiều giảm, dẫn đầu là thị trường Trung Quốc với chỉ số Shanghai Composite hạ tới 1,34% xuống còn 2.244,58 điểm.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.471,00 | 12.422,10 | 48,96 | 0,39 |
S&P 500 | 1.295,50 | 1.289,09 | 6,41 | 0,49 | |
Nasdaq | 2.724,70 | 2.710,67 | 14,03 | 0,51 | |
Anh | FTSE 100 | 5.662,42 | 5.636,64 | 25,78 | 0,46 |
Pháp | CAC 40 | 3.199,98 | 3.196,49 | 3,49 | 0,11 |
Đức | DAX | 6.179,21 | 6.143,08 | 36,13 | 0,58 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.385,59 | 8.500,02 | 114,43 | 1,36 |
Hồng Kông | Hang Seng | 19.095,40 | 19.204,40 | 109,04 | 0,57 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.275,01 | 2.244,58 | 30,43 | 1,34 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.186,58 | 7.181,54 | 5,04 | 0,07 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.864,57 | 1.875,68 | 11,11 | 0,60 |
Singapore | Straits Times | 2.743,66 | 2.791,54 | 47,88 | 1,75 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |