Châu Âu lên kế hoạch trả đũa nếu Mỹ siết trừng phạt Nga
EU đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc trả đũa Mỹ nếu Washington tung lệnh trừng phạt mới đối với Nga
Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị sẵn sàng cho việc trả đũa Mỹ nếu Washington tung lệnh trừng phạt mới đối với Nga gây ảnh hưởng đến các công ty châu Âu, tờ Financial Times cho hay.
Tờ báo này nói rằng, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã kêu một cuộc rà soát khẩn để xác định xem Brussels nên đáp trả như thế nào nếu các công ty năng lượng hoặc các doanh nghiệp khác của châu Âu trở thành đối tượng bị ảnh hưởng trong dự luật siết trừng phạt Nga mà Quốc hội Mỹ đang thảo luận.
Một tài liệu của EC được Financial Times thu thập được cho thấy châu Âu “cần sẵn sàng để hành động trong vòng vài ngày” nếu các biện pháp trừng phạt của Mỹ “được áp dụng mà không tính đến những quan ngại của EU”.
Vào cuối tuần vừa rồi, các nghị sỹ Mỹ đã đạt thỏa thuận về một dự luật trừng phạt mới đối với Nga nhằm đáp trả điều mà Washington cho là Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái. Theo dự kiến, Hạ viện Mỹ sẽ tổ chức bỏ phiếu để thông qua dự luật này vào ngày thứ Ba (25/7).
Dự luật này có thể đặt Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thế đối đầu với Quốc hội Mỹ, bởi ông Trump gần đây có những động thái thân mật với Tổng thống Nga Vladimir Putin, giữa lúc cuộc điều tra về nghi vấn chiến dịch tranh cử của ông thông đồng với Nga vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, nếu ông Trump phủ quyết dự luật, thì ông có thể sẽ rơi vào tình thế bất lợi nếu các nghị sỹ đáp trả bằng cách quay lưng lại với các chính sách khác của ông.
Hôm Chủ nhật, thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders tuyên bố rằng chính quyền Trump ủng hộ cách diễn đạt mới của dự luật và phát tín hiệu rằng ông Trump sẽ ký dự luật này hành luật. “Chính quyền ủng hộ việc cứng rắn với Nga, đặc biệt là việc đưa những biện pháp trừng phạt này vào thực thi”, bà Sanders nói với kênh ABC News.
Trong khi đó, tài liệu của EC nói rằng trọng tâm chính của Brussels là tìm kiếm “một sự đảm bảo công khai hoặc bằng văn bản” từ chính quyền Trump rằng Washington sẽ không thực thi lệnh trừng phạt mới theo cách ảnh hưởng xấu đến lợi ích của châu Âu. Các lựa chọn khác được đưa ra trong tài liệu này bao gồm sử dụng luật của châu Âu để ngăn các biện pháp của Mỹ “được công nhận hoặc thực thi” ở châu Âu và chuẩn bị “các biện pháp trả đũa theo khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”.
Tài liệu trên cho thấy mối quan ngại sâu sắc của EU về việc lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga có thể tác động đến các công ty năng lượng châu Âu tham gia vào các dự án liên quan đến Nga, bao gồm các công ty tham gia sáng kiến đường ống dẫn khí đốt xuyên biển Nord Stream 2 nối giữa Nga và Đức.
Dự án Nord Stream 2, dù được Đức ủng hộ mạnh mẽ, đang gây tranh cãi ở EU. Một số nước Trung và Đông Âu, trong đó có Ba Lan, lo ngại dự án này sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga.
Tuy nhiên, Brussels nói rằng tác động kinh tế tiềm tàng từ dự luật trừng phạt của Mỹ đối với châu Âu vượt xa khỏi dự án này. Tài liệu cảnh báo lệnh trừng phạt mới có thể tác động đến việc “bảo trì và nâng cấp” các đường ống ở Nga cung cấp khí đốt cho Ukraine, cũng như các dự án đường ống ở vùng Caspian và việc phát triển một mỏ khí ở ngoài khơi Ai Cập.
Bên cạnh đó, tài liệu cũng cảnh báo rằng lệnh trừng phạt mới có thể ảnh hưởng đến một số lượng lớn các công ty châu Âu đang có mối quan hệ kinh doanh hợp pháp theo luật của châu Âu với các thực thể Nga trong các lĩnh vực như đường sắt, tài chính, vận tải biển, khai khoáng…
Sự chuẩn bị này của Brussels cũng phản ánh sự bất bình của EU với các biện pháp kinh tế đơn phương của Washington. Mới đây, ông Juncker đã cảnh báo rằng Brussels sẽ trả đũa ngay lập tức nếu chính quyền Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế quan trừng phạt đối với thép châu Âu.
Ngoài ra, các công ty năng lượng Mỹ cũng công khai bày tỏ lo ngại về dự luật tăng cường trừng phạt Nga, nói rằng dự luật này sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích kinh doanh của Mỹ.
Tờ báo này nói rằng, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã kêu một cuộc rà soát khẩn để xác định xem Brussels nên đáp trả như thế nào nếu các công ty năng lượng hoặc các doanh nghiệp khác của châu Âu trở thành đối tượng bị ảnh hưởng trong dự luật siết trừng phạt Nga mà Quốc hội Mỹ đang thảo luận.
Một tài liệu của EC được Financial Times thu thập được cho thấy châu Âu “cần sẵn sàng để hành động trong vòng vài ngày” nếu các biện pháp trừng phạt của Mỹ “được áp dụng mà không tính đến những quan ngại của EU”.
Vào cuối tuần vừa rồi, các nghị sỹ Mỹ đã đạt thỏa thuận về một dự luật trừng phạt mới đối với Nga nhằm đáp trả điều mà Washington cho là Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái. Theo dự kiến, Hạ viện Mỹ sẽ tổ chức bỏ phiếu để thông qua dự luật này vào ngày thứ Ba (25/7).
Dự luật này có thể đặt Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thế đối đầu với Quốc hội Mỹ, bởi ông Trump gần đây có những động thái thân mật với Tổng thống Nga Vladimir Putin, giữa lúc cuộc điều tra về nghi vấn chiến dịch tranh cử của ông thông đồng với Nga vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, nếu ông Trump phủ quyết dự luật, thì ông có thể sẽ rơi vào tình thế bất lợi nếu các nghị sỹ đáp trả bằng cách quay lưng lại với các chính sách khác của ông.
Hôm Chủ nhật, thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders tuyên bố rằng chính quyền Trump ủng hộ cách diễn đạt mới của dự luật và phát tín hiệu rằng ông Trump sẽ ký dự luật này hành luật. “Chính quyền ủng hộ việc cứng rắn với Nga, đặc biệt là việc đưa những biện pháp trừng phạt này vào thực thi”, bà Sanders nói với kênh ABC News.
Trong khi đó, tài liệu của EC nói rằng trọng tâm chính của Brussels là tìm kiếm “một sự đảm bảo công khai hoặc bằng văn bản” từ chính quyền Trump rằng Washington sẽ không thực thi lệnh trừng phạt mới theo cách ảnh hưởng xấu đến lợi ích của châu Âu. Các lựa chọn khác được đưa ra trong tài liệu này bao gồm sử dụng luật của châu Âu để ngăn các biện pháp của Mỹ “được công nhận hoặc thực thi” ở châu Âu và chuẩn bị “các biện pháp trả đũa theo khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”.
Tài liệu trên cho thấy mối quan ngại sâu sắc của EU về việc lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga có thể tác động đến các công ty năng lượng châu Âu tham gia vào các dự án liên quan đến Nga, bao gồm các công ty tham gia sáng kiến đường ống dẫn khí đốt xuyên biển Nord Stream 2 nối giữa Nga và Đức.
Dự án Nord Stream 2, dù được Đức ủng hộ mạnh mẽ, đang gây tranh cãi ở EU. Một số nước Trung và Đông Âu, trong đó có Ba Lan, lo ngại dự án này sẽ làm gia tăng sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga.
Tuy nhiên, Brussels nói rằng tác động kinh tế tiềm tàng từ dự luật trừng phạt của Mỹ đối với châu Âu vượt xa khỏi dự án này. Tài liệu cảnh báo lệnh trừng phạt mới có thể tác động đến việc “bảo trì và nâng cấp” các đường ống ở Nga cung cấp khí đốt cho Ukraine, cũng như các dự án đường ống ở vùng Caspian và việc phát triển một mỏ khí ở ngoài khơi Ai Cập.
Bên cạnh đó, tài liệu cũng cảnh báo rằng lệnh trừng phạt mới có thể ảnh hưởng đến một số lượng lớn các công ty châu Âu đang có mối quan hệ kinh doanh hợp pháp theo luật của châu Âu với các thực thể Nga trong các lĩnh vực như đường sắt, tài chính, vận tải biển, khai khoáng…
Sự chuẩn bị này của Brussels cũng phản ánh sự bất bình của EU với các biện pháp kinh tế đơn phương của Washington. Mới đây, ông Juncker đã cảnh báo rằng Brussels sẽ trả đũa ngay lập tức nếu chính quyền Trump thực hiện lời đe dọa áp thuế quan trừng phạt đối với thép châu Âu.
Ngoài ra, các công ty năng lượng Mỹ cũng công khai bày tỏ lo ngại về dự luật tăng cường trừng phạt Nga, nói rằng dự luật này sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích kinh doanh của Mỹ.