Châu Âu oằn mình “thắt lưng buộc bụng”
Hôm 12/6, hàng chục nghìn người Đức đã xuống đường phản đối kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ
Hôm 12/6, hàng chục nghìn người Đức đã xuống đường ở thủ đô Berlin và thành phố Stuttgart để phản đối kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chính phủ nước này.
Hãng tin AP dẫn lời nữ phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát ở Stuttgart, bà Siegrun Knoeller, cho biết có khoảng 7.000 tới 10.000 người tham gia biểu tình ở thành phố này. Tại Berlin, cảnh sát không cho biết số người biểu tình, nhưng theo các nhà tổ chức, có khoảng 20.000 người tham dự.
Các cuộc biểu tình diễn ra, sau khi chính quyền của Thủ tướng Angela Merkel hôm 7/6 công bố các kế hoạch về thuế, và cắt giảm ngân sách trị giá 80 tỷ Euro trong vòng 4 năm tới, nhằm đưa thâm hụt liên bang về mức 3% theo quy định của Liên minh châu Âu.
Chính phủ Đức hy vọng, kế hoạch này sẽ tiết kiệm được 30 tỷ Euro trong 4 năm tới từ lĩnh vực phúc lợi, chủ yếu là trợ cấp thất nghiệp, và cắt giảm hàng nghìn việc làm trong chính quyền liên bang. Tuy nhiên, kế hoạch trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân.
Cuộc thăm dò dư luận do tổ chức Infratest dimap tiến hành cho thấy, 79% số người được hỏi cho rằng, kế hoạch thắt lưng buộc bụng trên không công bằng về mặt xã hội, trong khi 93% nghĩ rằng các biện pháp đó không đủ đáp ứng mục tiêu tiết kiệm của chính phủ.
Cũng trong ngày 12/6, Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã công bố kế hoạch cắt giảm 45 tỷ Euro chi tiêu công trong vòng 3 năm tới nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách của nước này về mức 3%. Thủ tướng Fillon khẳng định, chính phủ Pháp sẽ cắt giảm 100 tỷ Euro thâm hụt công.
Trong khi đó, theo AP, hôm 10/6, Ngân hàng Trung ương Italy đã cảnh báo, kế hoạch thắt lưng buộc bụng vừa được chính phủ nước này thông qua, có khả năng làm giảm tăng trưởng trong 2 năm tới.
“Trong hai năm 2011-2012, tăng trưởng GDP có thể bị suy giảm đi hơn 0,5 điểm phần trăm do tác động của việc tiêu dùng và đầu tư giảm”, Salvatore Rossi, Giám đốc nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng Trung ương Italy, cho hay.
Ông Rossi nói rằng, các biện pháp thắt lưng buộc bụng này trị giá gần 25 tỷ euro, "có vẻ đủ" để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 2,7% GNP (tổng sản phẩm quốc gia) vào năm 2012.
Theo ông, các biện pháp khác có thể cũng cần thiết, nhưng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn cũng sẽ làm tổn thương tài chính công, khiến cho thâm hụt ngân sách của Italy tăng xấp xỉ 0,3% vào năm 2012.
Trong tháng 5, Chính phủ Italy đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2011 xuống 1,5%, từ mức 2% đưa ra trước đó. Italy dự tính, GDP của nước này sẽ tăng trưởng 1% trong năm 2010 và 2% năm 2012.
Hãng tin AP dẫn lời nữ phát ngôn viên của lực lượng cảnh sát ở Stuttgart, bà Siegrun Knoeller, cho biết có khoảng 7.000 tới 10.000 người tham gia biểu tình ở thành phố này. Tại Berlin, cảnh sát không cho biết số người biểu tình, nhưng theo các nhà tổ chức, có khoảng 20.000 người tham dự.
Các cuộc biểu tình diễn ra, sau khi chính quyền của Thủ tướng Angela Merkel hôm 7/6 công bố các kế hoạch về thuế, và cắt giảm ngân sách trị giá 80 tỷ Euro trong vòng 4 năm tới, nhằm đưa thâm hụt liên bang về mức 3% theo quy định của Liên minh châu Âu.
Chính phủ Đức hy vọng, kế hoạch này sẽ tiết kiệm được 30 tỷ Euro trong 4 năm tới từ lĩnh vực phúc lợi, chủ yếu là trợ cấp thất nghiệp, và cắt giảm hàng nghìn việc làm trong chính quyền liên bang. Tuy nhiên, kế hoạch trên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân.
Cuộc thăm dò dư luận do tổ chức Infratest dimap tiến hành cho thấy, 79% số người được hỏi cho rằng, kế hoạch thắt lưng buộc bụng trên không công bằng về mặt xã hội, trong khi 93% nghĩ rằng các biện pháp đó không đủ đáp ứng mục tiêu tiết kiệm của chính phủ.
Cũng trong ngày 12/6, Thủ tướng Pháp Francois Fillon đã công bố kế hoạch cắt giảm 45 tỷ Euro chi tiêu công trong vòng 3 năm tới nhằm giảm mức thâm hụt ngân sách của nước này về mức 3%. Thủ tướng Fillon khẳng định, chính phủ Pháp sẽ cắt giảm 100 tỷ Euro thâm hụt công.
Trong khi đó, theo AP, hôm 10/6, Ngân hàng Trung ương Italy đã cảnh báo, kế hoạch thắt lưng buộc bụng vừa được chính phủ nước này thông qua, có khả năng làm giảm tăng trưởng trong 2 năm tới.
“Trong hai năm 2011-2012, tăng trưởng GDP có thể bị suy giảm đi hơn 0,5 điểm phần trăm do tác động của việc tiêu dùng và đầu tư giảm”, Salvatore Rossi, Giám đốc nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng Trung ương Italy, cho hay.
Ông Rossi nói rằng, các biện pháp thắt lưng buộc bụng này trị giá gần 25 tỷ euro, "có vẻ đủ" để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 2,7% GNP (tổng sản phẩm quốc gia) vào năm 2012.
Theo ông, các biện pháp khác có thể cũng cần thiết, nhưng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn cũng sẽ làm tổn thương tài chính công, khiến cho thâm hụt ngân sách của Italy tăng xấp xỉ 0,3% vào năm 2012.
Trong tháng 5, Chính phủ Italy đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2011 xuống 1,5%, từ mức 2% đưa ra trước đó. Italy dự tính, GDP của nước này sẽ tăng trưởng 1% trong năm 2010 và 2% năm 2012.