Châu Âu siết chặt kiểm soát với mọi du khách
Sẽ kiểm tra sinh trắc học với tất cả những người ra vào và đối chiếu với dữ liệu của cảnh sát
Liên minh Châu Âu (EU) đã quyết định thắt chặt các quy định kiểm soát biên giới. Quyết định này được đưa ra khi ngày một nhiều thông tin cho thấy một số kẻ khủng bố tại Paris cuối tuần trước từng trà trộn vào dòng người di cư hoặc sử dụng hộ chiếu giả để ra vào châu Âu.
Theo tin từ Huffington Post, quy định kiểm soát chặt chẽ trên sẽ được áp dụng với tất cả các đối tượng khách du lịch, kể cả công dân EU, khi họ ra vào khu vực các nước tham gia hiệp ước Schengen (cho phép quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên) bao gồm 26 nước châu Âu.
Hiện tại, phần lớn công dân châu Âu chỉ bị cảnh sát kiểm tra hộ chiếu trực tiếp tại các điểm biên giới. Dưới sức ép từ phía Chính phủ Pháp, các bộ trưởng châu Âu đã thống nhất sẽ xem xét lại quy định visa trong khu vực Schengen để kiểm soát hộ chiếu chặt chẽ hơn, đồng thời sẽ kiểm tra sinh trắc học với tất cả những người ra vào và đối chiếu với dữ liệu của cảnh sát.
Trong năm nay, việc hàng triệu người di cư, trong đó có nhiều người đến từ Syria, đã khiến hệ thống kiểm soát biên giới của khối Schengen gặp khó.
“Nước Pháp đã bị tấn công, nhưng ai cũng hiểu rằng bất kỳ nước châu Âu nào khác cũng có thể trở thành mục tiêu. Chính vì vậy, các nước châu Âu cần phải đoàn kết với nhau để cũng ngăn chặn những thảm họa có thể xảy ra”, Bộ trưởng Nội vụ Luxembough tuyên bố trong một cuộc họp báo.
Còn theo Bộ trưởng Nội vụ Đức, những biện pháp mới được đưa ra là cần thiết để thể hiện sự đoàn kết giữa chính phủ các nước châu Âu. Châu Âu cũng sẽ đồng thời hợp tác với nhau nhiều hơn về chia sẻ thông tin liên quan đến các rủi ro khủng bố.
Mới đây, đại diện Pháp đã chỉ trích Chính phủ Bỉ về việc chính sách giám sát công dân quá lỏng lẻo dẫn đến việc các nghi phạm có thể vào được châu Âu qua Bỉ, nơi không bị kiểm soát chặt chẽ và sau đó từ đây có thể đi lại dễ dàng trong châu Âu.
Abdelhamid Abaaoud, kẻ chủ mưu của vụ khủng bố Paris mới đây, đã từng nhiều lần khoe khoang trên trang của tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) rằng anh ta có thể thoải mái ra vào châu Âu, dù thông báo truy nã được dán khắp nơi.
Giám đốc chi nhánh Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) tại EU Rob Wainwright cho biết, hiện mới chỉ có 5/28 nước châu Âu thực sự hợp tác trong việc cung cấp thông tin du khách ra vào đất nước, số còn lại chưa có dấu hiệu thay đổi chính sách.
Cơ quan này đang có kế hoạch thành lập một nhóm đặc trách chống khủng bố tại châu Âu, sẽ chính thức hoạt động từ tháng 1/2016.
Theo tin từ Huffington Post, quy định kiểm soát chặt chẽ trên sẽ được áp dụng với tất cả các đối tượng khách du lịch, kể cả công dân EU, khi họ ra vào khu vực các nước tham gia hiệp ước Schengen (cho phép quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên) bao gồm 26 nước châu Âu.
Hiện tại, phần lớn công dân châu Âu chỉ bị cảnh sát kiểm tra hộ chiếu trực tiếp tại các điểm biên giới. Dưới sức ép từ phía Chính phủ Pháp, các bộ trưởng châu Âu đã thống nhất sẽ xem xét lại quy định visa trong khu vực Schengen để kiểm soát hộ chiếu chặt chẽ hơn, đồng thời sẽ kiểm tra sinh trắc học với tất cả những người ra vào và đối chiếu với dữ liệu của cảnh sát.
Trong năm nay, việc hàng triệu người di cư, trong đó có nhiều người đến từ Syria, đã khiến hệ thống kiểm soát biên giới của khối Schengen gặp khó.
“Nước Pháp đã bị tấn công, nhưng ai cũng hiểu rằng bất kỳ nước châu Âu nào khác cũng có thể trở thành mục tiêu. Chính vì vậy, các nước châu Âu cần phải đoàn kết với nhau để cũng ngăn chặn những thảm họa có thể xảy ra”, Bộ trưởng Nội vụ Luxembough tuyên bố trong một cuộc họp báo.
Còn theo Bộ trưởng Nội vụ Đức, những biện pháp mới được đưa ra là cần thiết để thể hiện sự đoàn kết giữa chính phủ các nước châu Âu. Châu Âu cũng sẽ đồng thời hợp tác với nhau nhiều hơn về chia sẻ thông tin liên quan đến các rủi ro khủng bố.
Mới đây, đại diện Pháp đã chỉ trích Chính phủ Bỉ về việc chính sách giám sát công dân quá lỏng lẻo dẫn đến việc các nghi phạm có thể vào được châu Âu qua Bỉ, nơi không bị kiểm soát chặt chẽ và sau đó từ đây có thể đi lại dễ dàng trong châu Âu.
Abdelhamid Abaaoud, kẻ chủ mưu của vụ khủng bố Paris mới đây, đã từng nhiều lần khoe khoang trên trang của tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) rằng anh ta có thể thoải mái ra vào châu Âu, dù thông báo truy nã được dán khắp nơi.
Giám đốc chi nhánh Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) tại EU Rob Wainwright cho biết, hiện mới chỉ có 5/28 nước châu Âu thực sự hợp tác trong việc cung cấp thông tin du khách ra vào đất nước, số còn lại chưa có dấu hiệu thay đổi chính sách.
Cơ quan này đang có kế hoạch thành lập một nhóm đặc trách chống khủng bố tại châu Âu, sẽ chính thức hoạt động từ tháng 1/2016.