Hạ viện Mỹ thông qua dự luật “cấm cửa” người tị nạn Syria
Dự luật do các nghị sỹ Cộng hòa hậu thuẫn, được soạn thảo gấp rút sau vụ khủng bố Paris
Bất chấp lời đe dọa phủ quyết của Tổng thống Barack Obama, Hạ viện Mỹ ngày 19/11 đã bỏ phiếu thông qua một dự luật đình chỉ chương trình của ông Obama về tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria trong năm tới - theo tin từ Reuters.
Đây là dự luật do các nghị sỹ Cộng hòa hậu thuẫn, được soạn thảo gấp rút trong tuần này sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở thủ đô Paris của Pháp khiến 129 người thiệt mạng.
Dự luật đã được thông qua với số phiếu thuận áp đảo 289, so với số phiếu chống là 137. Có tới 47 trong tổng số 188 hạ nghị sỹ cùng đảng Dân chủ với ông Obama thể hiện lập trường trái ngược với Nhà Trắng khi bỏ phiếu ủng hộ dự luật.
Ngoài việc đình chỉ chương trình tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria trong năm 2016 mà ông Obama khởi xướng, dự luật còn trao quyền cho các quan chức an ninh cấp cao nhất của Mỹ - gồm người đứng đầu Cục Điều tra Liên bang (FBI), Giám đốc Cục Tình báo Trung ương (CIA), và Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa - kiểm tra từng người tị nạn Syria để xác định họ không gây ra một nguy cơ an ninh nào đối với Mỹ.
Phát biểu sau khi dự luật được thông qua, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, một người Cộng hòa, nói rằng điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng “khi an ninh quốc gia của chúng ta bị đe dọa”. Kế hoạch tiếp nhận 10.000 tị nạn Syria trong năm 2016 được ông Obama công bố hồi tháng 9.
Sau cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện, Tổng chưởng lý của ông Obama, bà Loretta Lynch, nói rằng việc sàng lọc người di cư như cách làm vạch ra trong dự luật là thiếu thực tế và không thể làm được. Theo bà Lynch, việc các quan chức an ninh cấp cao trực tiếp sàng lọc người di cư sẽ dẫn tới sự tắc nghẽn của quy trình này.
Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, những người ủng hộ kế hoạch của ông Obama như Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Jeh Johnson và chánh văn phòng Nhà Trắng Denis McDonough đã kêu gọi các nghị sỹ Dân chủ bỏ phiếu chống, nhưng không thành công.
Nhiều nghị sỹ Cộng hòa khẳng định một số người tị nạn có thể là chiến binh trà trộn để thực hiện âm mưu tấn công nước Mỹ. Các nghị sỹ nhấn mạnh việc ít nhất một trong những kẻ tấn công của vụ khủng bố Paris đã lẻn vào châu Âu theo dòng người di cư đi qua Hy Lạp.
Dự luật vừa được thông qua dẫn đến quy trì sàng lọc ngặt nghèo nhất từ trước đến nay của Mỹ đối với người tị nạn từ một quốc gia có chiến tranh. Được thông qua với đa số phiếu 2/3, dự luật cũng thoát được nguy cơ bị Tổng thống phủ quyết.
Dự luật hiện đã được đưa lên Thượng viện Mỹ, cũng nằm dưới sự kiểm soát của các nghị sỹ Cộng hòa, để chờ bỏ phiếu lần nữa. Nếu được thông qua tại thượng viện, dự luật cũng cần 2/3 số phiếu để tránh bị ông Obama phủ quyết.
Thủ lĩnh phe Dân chủ tại Thượng viện Harry Reid nói sẽ “không có chuyện” dự luật nói trên không được thông qua ở Thượng viện.
Nước Mỹ là một đất nước khá cởi mở với người tị nạn. Tuy nhiên, việc tiếp nhận người tị nạn từ Syria đã làm dấy lên quan ngại về việc những người mới đến có thể gây ra nguy cơ đối với an ninh quốc gia Mỹ, đặc biệt sau hai vụ tấn công của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) vào máy bay chở khách của Nga và vào Paris mới đây.
Phát biểu tại Manila ngày 19/11, ông Obama nói nước Mỹ luôn mở rộng cửa đối với người tị nạn từ các vùng chiến sự và những người tị nạn đã trở thành “một phần trong cuộc sống Mỹ”. Theo ông chủ Nhà Trắng, “ý tưởng cho rằng người tị nạn đặt ra nguy cơ lớn hơn những du khách đổ vào nước Mỹ mỗi ngày là không phù hợp thực tế”.
Đây là dự luật do các nghị sỹ Cộng hòa hậu thuẫn, được soạn thảo gấp rút trong tuần này sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở thủ đô Paris của Pháp khiến 129 người thiệt mạng.
Dự luật đã được thông qua với số phiếu thuận áp đảo 289, so với số phiếu chống là 137. Có tới 47 trong tổng số 188 hạ nghị sỹ cùng đảng Dân chủ với ông Obama thể hiện lập trường trái ngược với Nhà Trắng khi bỏ phiếu ủng hộ dự luật.
Ngoài việc đình chỉ chương trình tiếp nhận 10.000 người tị nạn Syria trong năm 2016 mà ông Obama khởi xướng, dự luật còn trao quyền cho các quan chức an ninh cấp cao nhất của Mỹ - gồm người đứng đầu Cục Điều tra Liên bang (FBI), Giám đốc Cục Tình báo Trung ương (CIA), và Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa - kiểm tra từng người tị nạn Syria để xác định họ không gây ra một nguy cơ an ninh nào đối với Mỹ.
Phát biểu sau khi dự luật được thông qua, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan, một người Cộng hòa, nói rằng điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng “khi an ninh quốc gia của chúng ta bị đe dọa”. Kế hoạch tiếp nhận 10.000 tị nạn Syria trong năm 2016 được ông Obama công bố hồi tháng 9.
Sau cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện, Tổng chưởng lý của ông Obama, bà Loretta Lynch, nói rằng việc sàng lọc người di cư như cách làm vạch ra trong dự luật là thiếu thực tế và không thể làm được. Theo bà Lynch, việc các quan chức an ninh cấp cao trực tiếp sàng lọc người di cư sẽ dẫn tới sự tắc nghẽn của quy trình này.
Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, những người ủng hộ kế hoạch của ông Obama như Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Jeh Johnson và chánh văn phòng Nhà Trắng Denis McDonough đã kêu gọi các nghị sỹ Dân chủ bỏ phiếu chống, nhưng không thành công.
Nhiều nghị sỹ Cộng hòa khẳng định một số người tị nạn có thể là chiến binh trà trộn để thực hiện âm mưu tấn công nước Mỹ. Các nghị sỹ nhấn mạnh việc ít nhất một trong những kẻ tấn công của vụ khủng bố Paris đã lẻn vào châu Âu theo dòng người di cư đi qua Hy Lạp.
Dự luật vừa được thông qua dẫn đến quy trì sàng lọc ngặt nghèo nhất từ trước đến nay của Mỹ đối với người tị nạn từ một quốc gia có chiến tranh. Được thông qua với đa số phiếu 2/3, dự luật cũng thoát được nguy cơ bị Tổng thống phủ quyết.
Dự luật hiện đã được đưa lên Thượng viện Mỹ, cũng nằm dưới sự kiểm soát của các nghị sỹ Cộng hòa, để chờ bỏ phiếu lần nữa. Nếu được thông qua tại thượng viện, dự luật cũng cần 2/3 số phiếu để tránh bị ông Obama phủ quyết.
Thủ lĩnh phe Dân chủ tại Thượng viện Harry Reid nói sẽ “không có chuyện” dự luật nói trên không được thông qua ở Thượng viện.
Nước Mỹ là một đất nước khá cởi mở với người tị nạn. Tuy nhiên, việc tiếp nhận người tị nạn từ Syria đã làm dấy lên quan ngại về việc những người mới đến có thể gây ra nguy cơ đối với an ninh quốc gia Mỹ, đặc biệt sau hai vụ tấn công của tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) vào máy bay chở khách của Nga và vào Paris mới đây.
Phát biểu tại Manila ngày 19/11, ông Obama nói nước Mỹ luôn mở rộng cửa đối với người tị nạn từ các vùng chiến sự và những người tị nạn đã trở thành “một phần trong cuộc sống Mỹ”. Theo ông chủ Nhà Trắng, “ý tưởng cho rằng người tị nạn đặt ra nguy cơ lớn hơn những du khách đổ vào nước Mỹ mỗi ngày là không phù hợp thực tế”.