Chạy tránh “cơn bão” vàng
Ở một số ngân hàng kinh doanh vàng, từ nhiều ngày nay đã xuất hiện khách đến giao dịch... cắt lỗ
Ngày 19/9, giá vàng SJC chạm mốc 1,4 triệu đồng/chỉ sau khi giá vàng thế giới giao ngay tăng vụt lên 724,8 USD/ounce, mức cao nhất kể từ tháng 5/2006.
Trong nước, giá vàng tăng khiến nhiều người trong giới đầu cơ luýnh quýnh. Ở một số ngân hàng kinh doanh vàng, từ nhiều ngày nay đã xuất hiện khách đến giao dịch... cắt lỗ.
Lỗ lớn
Giám đốc ngân quĩ của một ngân hàng cho biết từ tháng tám đến nay, kho vàng cho vay của ngân hàng luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Khách đến vay vàng chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, “đánh” theo xu hướng giá xuống. Giá vàng đi hàng ngang mấy ngày rồi lại tăng vọt, phần lớn trong số này đã bị “gục ngã”.
Anh Tân, chủ một doanh nghiệp kinh doanh vàng, cho biết đầu tháng này anh cầm cố sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỉ đồng để vay 100 lượng vàng (ngân hàng chỉ cho vay 85% giá vàng ở thời điểm vay). Giá vàng lúc này là 1,315 triệu đồng/chỉ, anh Tân hi vọng nếu giá giảm xuống chừng 1,28-1,29 triệu đồng/chỉ thì anh sẽ mua vàng trả nợ ngân hàng, kiếm phần chênh lệch.
Tuy nhiên, giá vàng lại tăng đều cho đến ngày 12/9 vọt lên hơn 1,39 triệu đồng/chỉ, ngân hàng buộc anh phải liên tục bổ sung tiền cầm cố. Đến nay thì anh không còn xoay xở được, đành phải đến ngân hàng mua vàng trả nợ để cắt lỗ.
Theo các ngân hàng, ở cùng một thời điểm luôn xuất hiện hai xu hướng đầu cơ “đánh lên, đánh xuống” trái ngược nhau. Vào lúc này, giới đầu cơ đánh theo xu hướng “giá lên” đang lãi to. Những người này thường cầm vàng để vay tiền đồng. Khi giá vàng tăng, họ lập tức bán vàng trả lại ngân hàng tiền đồng.
Mua nhà, nguy cơ đổ vỡ hợp đồng
Giá vàng tăng khiến một số người bán nhà cũng thay đổi phương thức thanh toán để bảo toàn vốn. Ông Võ Đình Quốc, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc ACB, cho biết bình thường số giao dịch chọn thanh toán bằng vàng chỉ chiếm 20% tổng số giao dịch qua công ty, nhưng trong vòng một tháng qua tỉ lệ này đã tăng lên 40%.
“Thanh toán bằng vàng gần đây chỉ còn được sử dụng đối với các giao dịch mua bán nhà riêng lẻ ở khu dân cư cũ. Nay giá vàng tăng, ngày càng có thêm nhiều người quay sang chọn cách thanh toán này, vì đa số bán nhà để mua nhà khác, mà đối tác bên kia lại muốn thanh toán bằng vàng nên ảnh hưởng dây chuyền”, ông Quốc nói.
Tuy nhiên, ông Quốc cũng nhấn mạnh những người muốn bán nhà bằng vàng thường kén người mua do người dân lo ngại rủi ro vàng tăng giá. “Sau khi giá vàng tăng, đã có một vài khách xin “khất” lại từ từ thanh toán số tiền còn lại sau khi hai bên thực hiện xong thủ tục công chứng sang tên. Nếu giá vàng tăng nữa, nguy cơ đổ vỡ hợp đồng là có thật”.
Giá lên hay xuống?
Các hãng tin quốc tế dự đoán khả năng lớn giá vàng sẽ vượt ngưỡng tâm lý 732 USD/ounce. Đây là ngưỡng đã đạt được vào tháng 5/2006, đẩy giá vàng trong nước tăng hơn 1,5 triệu đồng/chỉ.
Wisdom Financial còn cho rằng giá có tăng lên 750 USD/ounce trong ngắn hạn. Trong khi đó, Ned Schmidt nhận định rằng giá vàng sẽ đảo chiều, xuống 680-690 USD/ounce sau đợt giảm lãi suất của FED.
Trong nước, giá vàng tăng khiến nhiều người trong giới đầu cơ luýnh quýnh. Ở một số ngân hàng kinh doanh vàng, từ nhiều ngày nay đã xuất hiện khách đến giao dịch... cắt lỗ.
Lỗ lớn
Giám đốc ngân quĩ của một ngân hàng cho biết từ tháng tám đến nay, kho vàng cho vay của ngân hàng luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Khách đến vay vàng chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, “đánh” theo xu hướng giá xuống. Giá vàng đi hàng ngang mấy ngày rồi lại tăng vọt, phần lớn trong số này đã bị “gục ngã”.
Anh Tân, chủ một doanh nghiệp kinh doanh vàng, cho biết đầu tháng này anh cầm cố sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỉ đồng để vay 100 lượng vàng (ngân hàng chỉ cho vay 85% giá vàng ở thời điểm vay). Giá vàng lúc này là 1,315 triệu đồng/chỉ, anh Tân hi vọng nếu giá giảm xuống chừng 1,28-1,29 triệu đồng/chỉ thì anh sẽ mua vàng trả nợ ngân hàng, kiếm phần chênh lệch.
Tuy nhiên, giá vàng lại tăng đều cho đến ngày 12/9 vọt lên hơn 1,39 triệu đồng/chỉ, ngân hàng buộc anh phải liên tục bổ sung tiền cầm cố. Đến nay thì anh không còn xoay xở được, đành phải đến ngân hàng mua vàng trả nợ để cắt lỗ.
Theo các ngân hàng, ở cùng một thời điểm luôn xuất hiện hai xu hướng đầu cơ “đánh lên, đánh xuống” trái ngược nhau. Vào lúc này, giới đầu cơ đánh theo xu hướng “giá lên” đang lãi to. Những người này thường cầm vàng để vay tiền đồng. Khi giá vàng tăng, họ lập tức bán vàng trả lại ngân hàng tiền đồng.
Mua nhà, nguy cơ đổ vỡ hợp đồng
Giá vàng tăng khiến một số người bán nhà cũng thay đổi phương thức thanh toán để bảo toàn vốn. Ông Võ Đình Quốc, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Địa ốc ACB, cho biết bình thường số giao dịch chọn thanh toán bằng vàng chỉ chiếm 20% tổng số giao dịch qua công ty, nhưng trong vòng một tháng qua tỉ lệ này đã tăng lên 40%.
“Thanh toán bằng vàng gần đây chỉ còn được sử dụng đối với các giao dịch mua bán nhà riêng lẻ ở khu dân cư cũ. Nay giá vàng tăng, ngày càng có thêm nhiều người quay sang chọn cách thanh toán này, vì đa số bán nhà để mua nhà khác, mà đối tác bên kia lại muốn thanh toán bằng vàng nên ảnh hưởng dây chuyền”, ông Quốc nói.
Tuy nhiên, ông Quốc cũng nhấn mạnh những người muốn bán nhà bằng vàng thường kén người mua do người dân lo ngại rủi ro vàng tăng giá. “Sau khi giá vàng tăng, đã có một vài khách xin “khất” lại từ từ thanh toán số tiền còn lại sau khi hai bên thực hiện xong thủ tục công chứng sang tên. Nếu giá vàng tăng nữa, nguy cơ đổ vỡ hợp đồng là có thật”.
Giá lên hay xuống?
Các hãng tin quốc tế dự đoán khả năng lớn giá vàng sẽ vượt ngưỡng tâm lý 732 USD/ounce. Đây là ngưỡng đã đạt được vào tháng 5/2006, đẩy giá vàng trong nước tăng hơn 1,5 triệu đồng/chỉ.
Wisdom Financial còn cho rằng giá có tăng lên 750 USD/ounce trong ngắn hạn. Trong khi đó, Ned Schmidt nhận định rằng giá vàng sẽ đảo chiều, xuống 680-690 USD/ounce sau đợt giảm lãi suất của FED.