Chi nghìn tỷ thâu tóm, khách sạn Kim Liên của “bầu Thụy” vẫn lỗ
Thời hạn thuê đất của Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên còn tới năm 2043
Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên - đơn vị sở hữu và vận hành khách sạn Kim Liên (Hà Nội) - vừa công bố doanh thu năm 2016 đạt 128,3 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 124,6 tỷ của năm 2015.
Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 7,4 tỷ đồng, trong khi năm 2015 doanh nghiệp này lỗ 33,78 tỷ. Dù đã lãi trở lại song công ty vẫn chưa thể xoá được khoản lỗ luỹ kế.
Tính đến 31/12/2016, công ty vẫn còn lỗ luỹ kế 26,16 tỷ đồng. Tổng tài sản của công ty đạt 67,5 tỷ đồng, giảm 16,1% so với năm 2015.
Đặc biệt, theo thông báo của Chi cục Thuế quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 14/11/2016, Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên nợ ngân sách số tiền phạt chậm nộp tiền thuê đất là 8,99 tỷ đồng.
Trong đó, tiền nộp chậm năm 2016 là 817 triệu đồng và các năm trước là 8,177 tỷ đồng.
Theo công văn ngày 9/1/2017 của Bộ Tài chính, việc hạch toán bổ sung và tiền phạt chậm nộp tiền thuê đất nhưng công ty vẫn chưa ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh của từng kỳ thì phải thực hiện điều chỉnh hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán.
Đối với số tiền phạt nộp chậm trong năm 2016, công ty phải ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ phát sinh. Vì vậy công ty đã có một số điều chỉnh báo cáo tài chính để ghi nhận khoản chi phí phát sinh này.
Hiện Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên là ông Nguyễn Đức Thụy (trước đây hay được gọi là “bầu Thụy”). Ông Thụy được bầu làm Chủ tịch vào đầu năm 2016 sau một thương vụ bạo chi để thâu tóm khách sạn Kim Liên.
Cụ thể, tập đoàn Thaigroup do ông Thụy làm Chủ tịch đã vượt qua loạt “đại gia” xếp hàng mua khách sạn Kim Liên bằng việc chi tới 1.000 tỷ đồng để sở hữu hơn 50% cổ phần từ SCIC.
Khi mới nhậm chức, ông Thụy có chia sẻ sẽ biến khách sạn Kim Liên thành một điểm nhấn của Hà Nội, với tổ hợp khách sạn mang thương hiệu quốc tế.
Thaigroup tiền thân là Xuân Thành Group, được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng. Hiện công ty đang đầu tư dài hạn vào ngành sản xuất xi măng, phân bón, thủy điện. Ngoài ra, doanh nghiệp còn mở rộng đầu tư sang giáo dục, du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ ăn uống, lưu trú ngắn ngày. Khách sạn Kim Liên có lịch sử lâu đời ở Hà Nội, nằm trên khu đất 3,5 ha trên phố Đào Duy Anh. Tiền thân của khách sạn Kim Liên là khách sạn Bạch Mai được thành lập năm 1961. Khách sạn hiện có 9 toà nhà, 437 phòng và 5 nhà hàng.
Đây không phải là đất thuộc sở hữu của khách sạn Kim Liên mà là đất thuê dài hạn. Tháng 9/2014, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định cho Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên thuê 3,5 ha đất với hạn thuê đất 50 năm kể từ năm 1993. Như vậy, thời hạn thuê đất còn tới năm 2043.
Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 7,4 tỷ đồng, trong khi năm 2015 doanh nghiệp này lỗ 33,78 tỷ. Dù đã lãi trở lại song công ty vẫn chưa thể xoá được khoản lỗ luỹ kế.
Tính đến 31/12/2016, công ty vẫn còn lỗ luỹ kế 26,16 tỷ đồng. Tổng tài sản của công ty đạt 67,5 tỷ đồng, giảm 16,1% so với năm 2015.
Đặc biệt, theo thông báo của Chi cục Thuế quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 14/11/2016, Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên nợ ngân sách số tiền phạt chậm nộp tiền thuê đất là 8,99 tỷ đồng.
Trong đó, tiền nộp chậm năm 2016 là 817 triệu đồng và các năm trước là 8,177 tỷ đồng.
Theo công văn ngày 9/1/2017 của Bộ Tài chính, việc hạch toán bổ sung và tiền phạt chậm nộp tiền thuê đất nhưng công ty vẫn chưa ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh của từng kỳ thì phải thực hiện điều chỉnh hồi tố theo quy định của chuẩn mực kế toán.
Đối với số tiền phạt nộp chậm trong năm 2016, công ty phải ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ phát sinh. Vì vậy công ty đã có một số điều chỉnh báo cáo tài chính để ghi nhận khoản chi phí phát sinh này.
Hiện Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên là ông Nguyễn Đức Thụy (trước đây hay được gọi là “bầu Thụy”). Ông Thụy được bầu làm Chủ tịch vào đầu năm 2016 sau một thương vụ bạo chi để thâu tóm khách sạn Kim Liên.
Cụ thể, tập đoàn Thaigroup do ông Thụy làm Chủ tịch đã vượt qua loạt “đại gia” xếp hàng mua khách sạn Kim Liên bằng việc chi tới 1.000 tỷ đồng để sở hữu hơn 50% cổ phần từ SCIC.
Khi mới nhậm chức, ông Thụy có chia sẻ sẽ biến khách sạn Kim Liên thành một điểm nhấn của Hà Nội, với tổ hợp khách sạn mang thương hiệu quốc tế.
Thaigroup tiền thân là Xuân Thành Group, được thành lập năm 2007 với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng. Hiện công ty đang đầu tư dài hạn vào ngành sản xuất xi măng, phân bón, thủy điện. Ngoài ra, doanh nghiệp còn mở rộng đầu tư sang giáo dục, du lịch, khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ ăn uống, lưu trú ngắn ngày. Khách sạn Kim Liên có lịch sử lâu đời ở Hà Nội, nằm trên khu đất 3,5 ha trên phố Đào Duy Anh. Tiền thân của khách sạn Kim Liên là khách sạn Bạch Mai được thành lập năm 1961. Khách sạn hiện có 9 toà nhà, 437 phòng và 5 nhà hàng.
Đây không phải là đất thuộc sở hữu của khách sạn Kim Liên mà là đất thuê dài hạn. Tháng 9/2014, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định cho Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên thuê 3,5 ha đất với hạn thuê đất 50 năm kể từ năm 1993. Như vậy, thời hạn thuê đất còn tới năm 2043.