Chỉ số giảm, giao dịch tăng mạnh
Mặc dù chỉ số giá giảm nhưng giá của nhiều cổ phiếu vẫn tăng mạnh, thậm chí một số loại vẫn tiếp tục tăng kịch trần
Giao dịch cổ phiếu đã tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần này, ngày 5/2.
Tại thị trường niêm yết Tp.HCM, giá trị giao dịch đạt hơn 1.343 tỷ đồng, vượt kỷ lục 1.340 tỷ đồng của phiên giao dịch ngày 1/2/2007. Giao dịch thỏa thuận tại thị trường Tp.HCM đạt hơn 226 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào 9 mã cổ phiếu.
Chỉ số giá chứng khoán bình quân của hai thị trường Hà Nội và Tp.HCM đều giảm, trong đó VN-Index giảm 15,84 điểm còn 1.058,71, HASTC-Index giảm 2,44 điểm còn 344,32 điểm.
Mặc dù chỉ số giá giảm nhưng giá của nhiều cổ phiếu vẫn tăng mạnh, thậm chí một số loại vẫn tiếp tục tăng kịch trần. Mức giá hiện nay được giới chuyên môn nhận định là quá cao và đã thoát ly khỏi các yếu tố cơ bản thể hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh mà các công ty niêm yết thực hịên được.
Kết thúc phiên giao dịch này, tại thị trường niêm yết Tp.HCM, 5 loại cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là SJS, HRC, GMD, BMC và DRC. Trong đó, đáng chú ý nhất là cổ phiếu SJS.
Sau phiên điều chỉnh kỹ thuật (do công ty tăng vốn và trả cổ tức) diễn ra trong tháng 1 vừa qua, cổ phiếu này đã liên tục tăng giá trần. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, giá SJS đã tăng lên gần gấp đôi so với giá giao dịch tại thời điểm điều chỉnh (190.000 đồng/cổ phiếu).
Hiện giá giao dịch của SJS là 383.000 đồng/cổ phiếu, tăng 18.000 đồng/cổ phiếu so với phiên trước và khối lượng giao dịch đạt 22.990 cổ phiếu.
Cổ phiếu tăng giá và khối lượng giao dịch nhiều phải kể tới GMD. Tại giá khớp lệnh 208.000 đồng/cổ phiếu (tăng 9.000 đồng/cổ phiếu), có tới 581.740 cổ phiếu GMD được chuyển nhượng theo phương thức khớp lệnh và 99.200 cổ phiếu GMD theo phương thức thỏa thuận.
Cổ phiếu FPT đã giảm xuống mức sàn, từ 630.000 đồng giảm xuống còn 599.00 đồng/cổ phiếu, tức giảm 31.000 đồng/cổ phiếu với lượng chuyển nhượng 110.440 cổ phiếu. Cổ phiếu SAM cũng giảm mạnh không kém, với mức giảm 15.000 đồng/cổ phiếu. BMP và TDH giảm ít hơn, giảm 10.000 đồng/cổ phiếu.
Riêng hai cổ phiếu PPC và STB - hai mã được xem là có mức độ ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số VN-Index, đã tăng giá nhẹ khi kết thúc phiên giao dịch. Tại giá giao dịch của phiên này, PPC là 100.000 đồng/cổ phiếu - tăng 500 đồng và STB là 96.000 đồng/cổ phiếu - tăng 1.000 đồng, thì lượng giao dịch của hai loại cổ phiếu này đều đạt rất lớn.
Có 2.664.780 cổ phiếu PPC được chuyển nhượng thành công trong phiên này, trong đó 1 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận và 1.664.780 cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh. Lượng giao dịch của STB chủ yếu là theo phương thức khớp lệnh, đạt 667.550 cổ phiếu.
Giảm giá 9.000 đồng/cổ phiếu, lượng giao dịch của cổ phiếu VNM đạt tới hơn nửa triệu cổ phiếu. Giá đóng cửa của VNM chỉ còn 183.000 đồng/cổ phiếu.
Mặc dù giá trị cổ phiếu bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên gần 260 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn giá trị mà nhóm này mua vào. Tổng giá trị mua vào đạt gần 500 tỷ đồng, trong đó những mã chứng khoán lớn vẫn được nhóm này mua vào với khối lượng lớn như: PPC, GMD, SAM, VNM, TYA, REE...
Tại thị trường niêm yết Tp.HCM, giá trị giao dịch đạt hơn 1.343 tỷ đồng, vượt kỷ lục 1.340 tỷ đồng của phiên giao dịch ngày 1/2/2007. Giao dịch thỏa thuận tại thị trường Tp.HCM đạt hơn 226 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào 9 mã cổ phiếu.
Chỉ số giá chứng khoán bình quân của hai thị trường Hà Nội và Tp.HCM đều giảm, trong đó VN-Index giảm 15,84 điểm còn 1.058,71, HASTC-Index giảm 2,44 điểm còn 344,32 điểm.
Mặc dù chỉ số giá giảm nhưng giá của nhiều cổ phiếu vẫn tăng mạnh, thậm chí một số loại vẫn tiếp tục tăng kịch trần. Mức giá hiện nay được giới chuyên môn nhận định là quá cao và đã thoát ly khỏi các yếu tố cơ bản thể hiện qua kết quả sản xuất kinh doanh mà các công ty niêm yết thực hịên được.
Kết thúc phiên giao dịch này, tại thị trường niêm yết Tp.HCM, 5 loại cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là SJS, HRC, GMD, BMC và DRC. Trong đó, đáng chú ý nhất là cổ phiếu SJS.
Sau phiên điều chỉnh kỹ thuật (do công ty tăng vốn và trả cổ tức) diễn ra trong tháng 1 vừa qua, cổ phiếu này đã liên tục tăng giá trần. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, giá SJS đã tăng lên gần gấp đôi so với giá giao dịch tại thời điểm điều chỉnh (190.000 đồng/cổ phiếu).
Hiện giá giao dịch của SJS là 383.000 đồng/cổ phiếu, tăng 18.000 đồng/cổ phiếu so với phiên trước và khối lượng giao dịch đạt 22.990 cổ phiếu.
Cổ phiếu tăng giá và khối lượng giao dịch nhiều phải kể tới GMD. Tại giá khớp lệnh 208.000 đồng/cổ phiếu (tăng 9.000 đồng/cổ phiếu), có tới 581.740 cổ phiếu GMD được chuyển nhượng theo phương thức khớp lệnh và 99.200 cổ phiếu GMD theo phương thức thỏa thuận.
Cổ phiếu FPT đã giảm xuống mức sàn, từ 630.000 đồng giảm xuống còn 599.00 đồng/cổ phiếu, tức giảm 31.000 đồng/cổ phiếu với lượng chuyển nhượng 110.440 cổ phiếu. Cổ phiếu SAM cũng giảm mạnh không kém, với mức giảm 15.000 đồng/cổ phiếu. BMP và TDH giảm ít hơn, giảm 10.000 đồng/cổ phiếu.
Riêng hai cổ phiếu PPC và STB - hai mã được xem là có mức độ ảnh hưởng rất lớn tới chỉ số VN-Index, đã tăng giá nhẹ khi kết thúc phiên giao dịch. Tại giá giao dịch của phiên này, PPC là 100.000 đồng/cổ phiếu - tăng 500 đồng và STB là 96.000 đồng/cổ phiếu - tăng 1.000 đồng, thì lượng giao dịch của hai loại cổ phiếu này đều đạt rất lớn.
Có 2.664.780 cổ phiếu PPC được chuyển nhượng thành công trong phiên này, trong đó 1 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận và 1.664.780 cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh. Lượng giao dịch của STB chủ yếu là theo phương thức khớp lệnh, đạt 667.550 cổ phiếu.
Giảm giá 9.000 đồng/cổ phiếu, lượng giao dịch của cổ phiếu VNM đạt tới hơn nửa triệu cổ phiếu. Giá đóng cửa của VNM chỉ còn 183.000 đồng/cổ phiếu.
Mặc dù giá trị cổ phiếu bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên gần 260 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn giá trị mà nhóm này mua vào. Tổng giá trị mua vào đạt gần 500 tỷ đồng, trong đó những mã chứng khoán lớn vẫn được nhóm này mua vào với khối lượng lớn như: PPC, GMD, SAM, VNM, TYA, REE...