Chiếc ghế “nóng” của Chủ tịch FED
Liệu ông Bernanke có được tái bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hay không?
Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã và đang nắm giữ một vai trò trung tâm trong những nỗ lực chống lại cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này.
Cùng với Bộ Tài chính Mỹ, FED đã thúc đẩy và triển khai kế hoạch giải cứu tài chính trị giá 700 tỷ USD, đồn thời bơm thêm 3.000 tỷ USD để trợ lực cho thị trường tín dụng và nền kinh tế.
Tới tháng 1/2010, nhiệm kỳ Chủ tịch FED kéo dài 4 năm của ông Bernanke sẽ kết thúc. Câu hỏi liệu ông Bernanke có được tái bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch FED hay không đang là một chủ đề gây tranh cãi giữa những người ủng hộ và phản đối ông.
Chê và khen
Thời gian qua, vai trò của ông Bernanke trong hoạt động chống khủng hoảng ở Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ phía các thành viên bảo thủ của đảng Cộng hòa và các thành viên cánh tả trong đảng Dân chủ. Những người phản đối ông Bernanke cho rằng, ông đã “phản bội” gốc gác đảng Cộng hòa của mình khi dành quá nhiều sự hỗ trợ của nhà nước cho các nhà băng ngay giữa lúc những thường dân của nước Mỹ phải vật lộn với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Những người có quan điểm thận trọng khác trong các vấn đề kinh tế thì lo ngại rằng, hoạt động cho vay ồ ạt của FED, song song với khoản thâm hụt ngân sách có thể lên tới 1.700 tỷ USD của Chính phủ Mỹ trong năm nay, có thể sẽ dẫn tới tỷ lệ lạm phát cao chóng mặt. Đó là lý do tại sao FED đang bị thúc giục phải kết thúc chương trình cho vay khổng lồ của cơ quan này ở thời điểm sớm nhất có thể.
Nhiều nhân vật có ảnh hưởng còn lập luận rằng, chính vì FED đã yếu kém trong hoạt động giám sát các ngân hàng trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra, lẽ ra FED không nên được trao vai trò dẫn đầu cuộc chiến chống khủng hoảng hiện nay. “Độ tin cậy của FED đã sứt mẻ bởi chính sách tín dụng dễ dãi và sự giám sát lỏng lẻo bằng cách quy định luật pháp… cũng như ảnh hưởng lớn mà các ngân hàng có được đối với công tác quản lý của FED”, hai người từng đứng đầu Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ là William Donaldson và Arthur Levitt nhận xét.
Nhưng song song với những lời phê bình trên, ông Bernanke cũng thu hút được sự ủng hộ của nhiều nhà kinh tế học và giới đầu tư đối với cách thức chống khủng hoảng của ông.
Một tờ trình của hơn 250 nhà kinh tế học hàng đầu của Mỹ, bao gồm những tên tuổi như Giáo sư Robert Schiller thuộc Đại học Yale và ba nhà kinh tế đoạt giải Nobel (gồm Robert Merton, Eric Maskin, và Daniel McFadden) đã lập luận rằng, những lời chỉ trích dành cho FED và Chủ tịch Bernanke sẽ đặt sự độc lập của ngân hàng trung ương này vào thế rủi ro. “Khi FED cân nhắc đã đến lúc thắt chặt chính sách tiền tệ, họ phải được phép làm vậy mà không có bất kỳ sự can thiệp nào”, các nhà kinh tế học này nói.
Thêm vào đó, tới thời điểm này, ông Bernanke còn có được sự hậu thuẫn của một nhân vật rất quan trọng - Tổng thống Mỹ Barack Obama. Chính ông Obama sẽ là người ra quyết định có tái bổ nhiệm ông Bernanke vào nhiệm kỳ Chủ tịch FED tiếp theo hay không. “Ông ấy đã làm tốt trong những tình huống khó khăn”, ông Obama phát biểu trong một cuộc họp báo diễn ra vào tháng 6 vừa qua.
Trong nền chính trị Mỹ, rất hiếm khi ghế Chủ tịch FED lại bị chính trị hóa như ở nhiệm kỳ của ông Bernanke. Trên thực tế, người tiền nhiệm của ông, Chủ tịch Alan Greenspan luôn nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
“Đổi ngựa giữa dòng”
Tuy nhiên, cuộc tranh cãi về tương lai của ông Bernanke cũng là một cuộc tranh cãi về đường đi tương lai của chính sách kinh tế Mỹ sau một năm mà Chính phủ nước này có những biện pháp can thiệp chưa từng có tiền lệ.
Cùng với Bộ trưởng Bộ Tài chính Tim Geithner, ông Bernanke đã luôn nỗ lực thúc đẩy một hướng đi trung tính, bằng cách cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho ngành ngân hàng nhưng đồng thời khẳng định luôn rằng đây chỉ là những biện pháp tạm thời. Cùng lúc, họ còn lên kế hoạch cho việc thắt chặt các quy định giám sát để ngăn chặn sự trở lại của khủng hoảng trong tương lai, và phần nhiều quyền lực giám sát này sẽ nằm trong tay FED.
Những người có thái độ chỉ trích ông Bernanke lo ngại rằng vị Chủ tịch FED này sẽ trở nên quá quyền lực và khi đó, các ngân hàng sẽ xem nhẹ hoạt động giám sát chặt chẽ do Chính phủ đề xuất. Thêm vào đó, dân chúng Mỹ lại đang bất bình về quy mô của kế hoạch giải cứu ngân hàng, cộng với niềm tin cho rằng kế hoạch này là một biểu hiện của “chủ nghĩa xã hội cho nhà giàu” ngay giữa lúc người dân phải chịu những tác động kinh tế tiêu cực của sự chao đảo trong hệ thống tài chính.
Những cảm giác này càng trở nên mạnh mẽ khi có một sự thật rõ ràng là lần suy thoái này ở Mỹ là suy thoái sâu, có thể còn kéo dài, và tỷ lệ thất nghiệp đang tăng chóng mặt, dự báo vượt 10%.
Đánh giá của FED về kinh tế Mỹ hiện vẫn hết sức thận trọng. Trong báo cáo gần đây nhất, FED cho rằng “những rủi ro suy giảm tăng trưởng vẫn lấn át trong ngắn hạn”, mặc dù kỳ vọng ở sự phục hồi yếu vào cuối năm nay. Do đó, nhiều khả năng FED sẽ còn tiếp tục chính sách nới lỏng tín dụng.
Bất chấp những lo ngại của các nhà kinh tế học bảo thủ, FED lập luận rằng, ở thời điểm hiện nay, rủi ro lạm phát trước mắt là rất thấp. Ngoài ra, chính sách tiền tệ nới lỏng của FED cũng giúp giảm bớt áp lực đối với chính quyền Tổng thống Obama vốn đang đối mặt với những lời kêu gọi từ phía cánh tả về một gói kích thích kinh tế thứ hai. Một gói kích thích kinh tế nữa chắc chắn sẽ phải đối mặt với những khó khăn chính trị, đồng thời khiến ông Obama lâm vào thế khó được thông qua những sáng kiến tốn kém khác của ông, chẳng hạn kế hoạch cải cách dịch vụ y tế.
Tuy vậy, nếu tình hình kinh tế Mỹ còn xấu đi, vẫn có khả năng ông Obama sẽ thay thế ông Bernanke - người được dân chúng Mỹ xem là biểu tượng của hoạt động giải cứu ngân hàng - ở cương vị Chủ tịch FED.
Ứng cử viên sáng giá nhất cho sự thay thế này sẽ là ông Larry Summers, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ và hiện đang là cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống. Nguyên là Chủ tịch Đại học Harvard, ông Summers là một người ủng hộ mạnh mẽ việc Chính phủ can thiệp sâu hơn vào nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng chính vì tính nói thẳng, nói thật của mình mà nhân vật này đã gặp ít nhiều rắc rối.
Một lựa chọn nữa là bà Janet Yellin, một cựu Thống đốc của FED và từng cố vấn cho Tổng thống Clinton. Bà Yellin có quan điểm ôn hòa về vấn đề lạm phát.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng, sẽ là sai lầm nếu đưa người khác vào thay thế ông Bernake, và hy vọng rằng ông sẽ được tái bổ nhiệm nhằm đảm bảo sự ổn định chính sách. “Không nên đổi ngựa giữa dòng”, chuyên gia David Wyss của hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s nói.
(Theo BBC)
Cùng với Bộ Tài chính Mỹ, FED đã thúc đẩy và triển khai kế hoạch giải cứu tài chính trị giá 700 tỷ USD, đồn thời bơm thêm 3.000 tỷ USD để trợ lực cho thị trường tín dụng và nền kinh tế.
Tới tháng 1/2010, nhiệm kỳ Chủ tịch FED kéo dài 4 năm của ông Bernanke sẽ kết thúc. Câu hỏi liệu ông Bernanke có được tái bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch FED hay không đang là một chủ đề gây tranh cãi giữa những người ủng hộ và phản đối ông.
Chê và khen
Thời gian qua, vai trò của ông Bernanke trong hoạt động chống khủng hoảng ở Mỹ đã vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ phía các thành viên bảo thủ của đảng Cộng hòa và các thành viên cánh tả trong đảng Dân chủ. Những người phản đối ông Bernanke cho rằng, ông đã “phản bội” gốc gác đảng Cộng hòa của mình khi dành quá nhiều sự hỗ trợ của nhà nước cho các nhà băng ngay giữa lúc những thường dân của nước Mỹ phải vật lộn với sự suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Những người có quan điểm thận trọng khác trong các vấn đề kinh tế thì lo ngại rằng, hoạt động cho vay ồ ạt của FED, song song với khoản thâm hụt ngân sách có thể lên tới 1.700 tỷ USD của Chính phủ Mỹ trong năm nay, có thể sẽ dẫn tới tỷ lệ lạm phát cao chóng mặt. Đó là lý do tại sao FED đang bị thúc giục phải kết thúc chương trình cho vay khổng lồ của cơ quan này ở thời điểm sớm nhất có thể.
Nhiều nhân vật có ảnh hưởng còn lập luận rằng, chính vì FED đã yếu kém trong hoạt động giám sát các ngân hàng trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra, lẽ ra FED không nên được trao vai trò dẫn đầu cuộc chiến chống khủng hoảng hiện nay. “Độ tin cậy của FED đã sứt mẻ bởi chính sách tín dụng dễ dãi và sự giám sát lỏng lẻo bằng cách quy định luật pháp… cũng như ảnh hưởng lớn mà các ngân hàng có được đối với công tác quản lý của FED”, hai người từng đứng đầu Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ là William Donaldson và Arthur Levitt nhận xét.
Nhưng song song với những lời phê bình trên, ông Bernanke cũng thu hút được sự ủng hộ của nhiều nhà kinh tế học và giới đầu tư đối với cách thức chống khủng hoảng của ông.
Một tờ trình của hơn 250 nhà kinh tế học hàng đầu của Mỹ, bao gồm những tên tuổi như Giáo sư Robert Schiller thuộc Đại học Yale và ba nhà kinh tế đoạt giải Nobel (gồm Robert Merton, Eric Maskin, và Daniel McFadden) đã lập luận rằng, những lời chỉ trích dành cho FED và Chủ tịch Bernanke sẽ đặt sự độc lập của ngân hàng trung ương này vào thế rủi ro. “Khi FED cân nhắc đã đến lúc thắt chặt chính sách tiền tệ, họ phải được phép làm vậy mà không có bất kỳ sự can thiệp nào”, các nhà kinh tế học này nói.
Thêm vào đó, tới thời điểm này, ông Bernanke còn có được sự hậu thuẫn của một nhân vật rất quan trọng - Tổng thống Mỹ Barack Obama. Chính ông Obama sẽ là người ra quyết định có tái bổ nhiệm ông Bernanke vào nhiệm kỳ Chủ tịch FED tiếp theo hay không. “Ông ấy đã làm tốt trong những tình huống khó khăn”, ông Obama phát biểu trong một cuộc họp báo diễn ra vào tháng 6 vừa qua.
Trong nền chính trị Mỹ, rất hiếm khi ghế Chủ tịch FED lại bị chính trị hóa như ở nhiệm kỳ của ông Bernanke. Trên thực tế, người tiền nhiệm của ông, Chủ tịch Alan Greenspan luôn nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
“Đổi ngựa giữa dòng”
Tuy nhiên, cuộc tranh cãi về tương lai của ông Bernanke cũng là một cuộc tranh cãi về đường đi tương lai của chính sách kinh tế Mỹ sau một năm mà Chính phủ nước này có những biện pháp can thiệp chưa từng có tiền lệ.
Cùng với Bộ trưởng Bộ Tài chính Tim Geithner, ông Bernanke đã luôn nỗ lực thúc đẩy một hướng đi trung tính, bằng cách cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho ngành ngân hàng nhưng đồng thời khẳng định luôn rằng đây chỉ là những biện pháp tạm thời. Cùng lúc, họ còn lên kế hoạch cho việc thắt chặt các quy định giám sát để ngăn chặn sự trở lại của khủng hoảng trong tương lai, và phần nhiều quyền lực giám sát này sẽ nằm trong tay FED.
Những người có thái độ chỉ trích ông Bernanke lo ngại rằng vị Chủ tịch FED này sẽ trở nên quá quyền lực và khi đó, các ngân hàng sẽ xem nhẹ hoạt động giám sát chặt chẽ do Chính phủ đề xuất. Thêm vào đó, dân chúng Mỹ lại đang bất bình về quy mô của kế hoạch giải cứu ngân hàng, cộng với niềm tin cho rằng kế hoạch này là một biểu hiện của “chủ nghĩa xã hội cho nhà giàu” ngay giữa lúc người dân phải chịu những tác động kinh tế tiêu cực của sự chao đảo trong hệ thống tài chính.
Những cảm giác này càng trở nên mạnh mẽ khi có một sự thật rõ ràng là lần suy thoái này ở Mỹ là suy thoái sâu, có thể còn kéo dài, và tỷ lệ thất nghiệp đang tăng chóng mặt, dự báo vượt 10%.
Đánh giá của FED về kinh tế Mỹ hiện vẫn hết sức thận trọng. Trong báo cáo gần đây nhất, FED cho rằng “những rủi ro suy giảm tăng trưởng vẫn lấn át trong ngắn hạn”, mặc dù kỳ vọng ở sự phục hồi yếu vào cuối năm nay. Do đó, nhiều khả năng FED sẽ còn tiếp tục chính sách nới lỏng tín dụng.
Bất chấp những lo ngại của các nhà kinh tế học bảo thủ, FED lập luận rằng, ở thời điểm hiện nay, rủi ro lạm phát trước mắt là rất thấp. Ngoài ra, chính sách tiền tệ nới lỏng của FED cũng giúp giảm bớt áp lực đối với chính quyền Tổng thống Obama vốn đang đối mặt với những lời kêu gọi từ phía cánh tả về một gói kích thích kinh tế thứ hai. Một gói kích thích kinh tế nữa chắc chắn sẽ phải đối mặt với những khó khăn chính trị, đồng thời khiến ông Obama lâm vào thế khó được thông qua những sáng kiến tốn kém khác của ông, chẳng hạn kế hoạch cải cách dịch vụ y tế.
Tuy vậy, nếu tình hình kinh tế Mỹ còn xấu đi, vẫn có khả năng ông Obama sẽ thay thế ông Bernanke - người được dân chúng Mỹ xem là biểu tượng của hoạt động giải cứu ngân hàng - ở cương vị Chủ tịch FED.
Ứng cử viên sáng giá nhất cho sự thay thế này sẽ là ông Larry Summers, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ và hiện đang là cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống. Nguyên là Chủ tịch Đại học Harvard, ông Summers là một người ủng hộ mạnh mẽ việc Chính phủ can thiệp sâu hơn vào nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng chính vì tính nói thẳng, nói thật của mình mà nhân vật này đã gặp ít nhiều rắc rối.
Một lựa chọn nữa là bà Janet Yellin, một cựu Thống đốc của FED và từng cố vấn cho Tổng thống Clinton. Bà Yellin có quan điểm ôn hòa về vấn đề lạm phát.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho rằng, sẽ là sai lầm nếu đưa người khác vào thay thế ông Bernake, và hy vọng rằng ông sẽ được tái bổ nhiệm nhằm đảm bảo sự ổn định chính sách. “Không nên đổi ngựa giữa dòng”, chuyên gia David Wyss của hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s nói.
(Theo BBC)