Chiếc iPhone và nghịch lý thương mại Trung-Mỹ
Thống kê thương mại của cả Mỹ và Trung Quốc đều xem iPhone là hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ
Nhiều người vẫn tin rằng, một trong những giải pháp cho khó khăn kinh tế mà Mỹ hiện đang phải đối mặt là nước này cần xuất khẩu thêm những thiết bị công nghệ cao mà cả thế giới ngưỡng mộ, như chiếc điện thoại màn hình cảm ứng iPhone của Apple.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, theo những thống kê thương mại truyền thống, thì iPhone - một trong những sản phẩm công nghệ bán chạy nhất của Mỹ - đã làm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc... tăng thêm một khoản 1,9 tỷ USD trong năm 2009.
Hai học giả thực hiện nghiên cứu nói trên - các ông Yuqing Xing và Neal Detert thuộc Viện Ngân hàng Phát triển châu Á có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản - cho rằng, cách tính toán truyền thống để đưa ra các con số về cán cân thương mại không thể phản ánh được sự phức tạp trong thương mại toàn cầu, nơi các hoạt động thiết kế, chế tạo và lắp ráp sản phẩm thường có sự tham gia của nhiều quốc gia khác nhau.
Theo các học giả này, cách tính toán truyền thống chỉ đưa ra “một bức tranh bị bóp méo”, mang tính “nói quá” về mất cân đối thương mại giữa các quốc gia.
Thống kê thương mại của cả Mỹ và Trung Quốc đều xem iPhone là hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, mặc dù đây là sản phẩm hoàn toàn do một công ty Mỹ thiết kế và sở hữu, đồng thời được tạo thành chủ yếu bởi các linh kiện sản xuất tại nhiều nước châu Á và châu Âu. Trung Quốc chỉ đóng góp vào công đoạn cuối cùng là lắp ráp và xuất khẩu chiếc điện thoại này.
Nghiên cứu trên chỉ ra rằng, toàn bộ giá thành 178,96 USD của chiếc iPhone được cho là giá trị xuất khẩu của Trung Quốc, mặc dù giá trị mà các công nhân lắp ráp Trung Quốc làm việc tại công ty Hon Hai Precision Industry đóng góp vào chiếc điện thoại này chỉ chiếm 3,6% tổng giá thành, tương đương 6,5 USD.
Kết quả là, theo thống kê chính thức, “thậm chí cả những sản phẩm công nghệ cao do các công ty Mỹ phát minh cũng không làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ”, nghiên cứu viết.
Nghiên cứu trên càng làm “nóng” thêm cuộc tranh cãi về các thống kê thương mại được tính toán theo cách truyền thống - những con số có thể có ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia. Những số liệu thương mại vẫn là cơ sở cho Mỹ và châu Âu tìm cách đối phó với chính sách tiền tệ và hoạt động thương mại bị cho là bất bình đẳng của Trung Quốc.
“Thứ mà chúng ta gọi là "made in China" trên thực tế chỉ được lắp ráp tại Trung Quốc. Trong khi đó, những gì tạo thành giá trị thương mại của sản phẩm lại đến từ nhiều quốc gia. Khái niệm quốc gia xuất xứ đối với hàng chế tạo đang dần trở thành vô nghĩa”, ông Pascal Lamy, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phát biểu hồi tháng 10 vừa qua.
Theo ông Lamy, nếu các thống kê thương mại được điều chỉnh để phán ánh đúng giá trị thực tế mà các quốc gia khác nhau đóng góp vào sản phẩm, quy mô thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc - hiện ở mức 226,88 tỷ USD mỗi năm theo số liệu của phía Mỹ - sẽ được cắt giảm một nửa.
Tuy nhiên, đây là một việc không dễ thực hiện, vì đòi hỏi sự hiểu biết cặn kẽ về từng “chân tơ kẽ tóc” của sản phẩm.
Việc chia tách giá trị nhập khẩu và xuất khẩu trên cơ sở giá trị gia tăng từ các quốc gia khác nhau có thể dẫn tới một vài kết luận gây tranh cãi. Chẳng hạn, một số nhà làm luật của Mỹ cho rằng, Trung Quốc cần cho phép đồng Nhân dân tệ tăng giá mạnh hơn so với USD để giảm thâm hụt thương mại giữa hai bên.
Trên thực tế, cách tính giá trị thương mại theo phương thức giá trị gia tăng cho thấy, doanh số của chiếc iPhone bổ sung giá trị thay vì làm giảm giá trị nền kinh tế Mỹ. Với doanh số của iPhone vào năm 2009 và 11,3 triệu chiếc, các nhà nghiên cứu tính toán giá trị xuất khẩu iPhone của Trung Quốc ở mức 2,02 tỷ USD. Sau khi trừ đi khoản 121,5 triệu USD mà Trung Quốc nhập khẩu linh kiện từ các công ty Mỹ như hãng chip Broadcom, giá trị xuất khẩu iPhone tạo ra 1,9 tỷ USD trong thặng dư thương mại của Trung Quốc, đồng thời một giá trị tương tự trong thâm hụt thương mại Mỹ.
Song, nếu giá trị xuất khẩu iPhone của phía Trung Quốc chỉ được tính bằng phần giá trị mà nước này thực sự đóng góp vào chiếc điện thoại, thì doanh số nói trên của iPhone sẽ tạo ra cho phía Mỹ mức thặng dư 48,1 triệu USD sau khi đã tính đến phần đóng góp của các công ty Mỹ.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế khác cho rằng, một vài khía cạnh trong phương thức tính toán của hai học giả Xing và Detert có thể đã dẫn tới những kết luận thiếu chính xác. Chẳng hạn, nghiên cứu của hai ông lấy giả thiết là các công ty sản xuất linh kiện iPhone như Toshiba và Samsung Electronics thực hiện lắp ráp hoàn toàn những linh kiện này ở trong nước.
Trong khi đó, trên thực tế, nhiều nhà cung cấp của Apple có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, do vậy, có khả năng một phần linh kiện mà họ sản xuất cho iPhone cũng được tạo ra tại Trung Quốc.
Kết quả nghiên cứu của hai học giả trên nhìn chung tương đồng với những phân tích mà Trung tâm Công nghiệp điện toán cá nhân thuộc Đại học California (Mỹ) đã thực hiện về giá trị thương mại và quá trình sản xuất một sản phẩm đình đám khác của Apple là chiếc máy nghe nhạc iPod.
Nghiên cứu của trung tâm này cũng cho thấy, các công nhân Trung Quốc chỉ đóng góp vỏn vẹn vài USD vào giá trị của iPod, mặc dù thống kê thương mại xem toàn bộ giá trị của chiếc máy nghe nhạc này là giá trị xuất khẩu của Trung Quốc.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 9 ở New York, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã dẫn nghiên cứu trên để lập luận rằng, căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đã bị thổi phồng. Theo ông Ôn Gia Bảo, nhiều hàng xuất khẩu của Trung Quốc là hàng gia công theo đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài, do vậy nước Mỹ không nên chỉ trích Trung Quốc có mức thặng dư thương mại lớn.
“Chính các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các công ty Mỹ, mới là đối tượng hưởng lợi chính”, Thủ tướng Trung Quốc nói.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, theo những thống kê thương mại truyền thống, thì iPhone - một trong những sản phẩm công nghệ bán chạy nhất của Mỹ - đã làm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc... tăng thêm một khoản 1,9 tỷ USD trong năm 2009.
Hai học giả thực hiện nghiên cứu nói trên - các ông Yuqing Xing và Neal Detert thuộc Viện Ngân hàng Phát triển châu Á có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản - cho rằng, cách tính toán truyền thống để đưa ra các con số về cán cân thương mại không thể phản ánh được sự phức tạp trong thương mại toàn cầu, nơi các hoạt động thiết kế, chế tạo và lắp ráp sản phẩm thường có sự tham gia của nhiều quốc gia khác nhau.
Theo các học giả này, cách tính toán truyền thống chỉ đưa ra “một bức tranh bị bóp méo”, mang tính “nói quá” về mất cân đối thương mại giữa các quốc gia.
Thống kê thương mại của cả Mỹ và Trung Quốc đều xem iPhone là hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, mặc dù đây là sản phẩm hoàn toàn do một công ty Mỹ thiết kế và sở hữu, đồng thời được tạo thành chủ yếu bởi các linh kiện sản xuất tại nhiều nước châu Á và châu Âu. Trung Quốc chỉ đóng góp vào công đoạn cuối cùng là lắp ráp và xuất khẩu chiếc điện thoại này.
Nghiên cứu trên chỉ ra rằng, toàn bộ giá thành 178,96 USD của chiếc iPhone được cho là giá trị xuất khẩu của Trung Quốc, mặc dù giá trị mà các công nhân lắp ráp Trung Quốc làm việc tại công ty Hon Hai Precision Industry đóng góp vào chiếc điện thoại này chỉ chiếm 3,6% tổng giá thành, tương đương 6,5 USD.
Kết quả là, theo thống kê chính thức, “thậm chí cả những sản phẩm công nghệ cao do các công ty Mỹ phát minh cũng không làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ”, nghiên cứu viết.
Nghiên cứu trên càng làm “nóng” thêm cuộc tranh cãi về các thống kê thương mại được tính toán theo cách truyền thống - những con số có thể có ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế và thương mại giữa các quốc gia. Những số liệu thương mại vẫn là cơ sở cho Mỹ và châu Âu tìm cách đối phó với chính sách tiền tệ và hoạt động thương mại bị cho là bất bình đẳng của Trung Quốc.
“Thứ mà chúng ta gọi là "made in China" trên thực tế chỉ được lắp ráp tại Trung Quốc. Trong khi đó, những gì tạo thành giá trị thương mại của sản phẩm lại đến từ nhiều quốc gia. Khái niệm quốc gia xuất xứ đối với hàng chế tạo đang dần trở thành vô nghĩa”, ông Pascal Lamy, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phát biểu hồi tháng 10 vừa qua.
Theo ông Lamy, nếu các thống kê thương mại được điều chỉnh để phán ánh đúng giá trị thực tế mà các quốc gia khác nhau đóng góp vào sản phẩm, quy mô thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc - hiện ở mức 226,88 tỷ USD mỗi năm theo số liệu của phía Mỹ - sẽ được cắt giảm một nửa.
Tuy nhiên, đây là một việc không dễ thực hiện, vì đòi hỏi sự hiểu biết cặn kẽ về từng “chân tơ kẽ tóc” của sản phẩm.
Việc chia tách giá trị nhập khẩu và xuất khẩu trên cơ sở giá trị gia tăng từ các quốc gia khác nhau có thể dẫn tới một vài kết luận gây tranh cãi. Chẳng hạn, một số nhà làm luật của Mỹ cho rằng, Trung Quốc cần cho phép đồng Nhân dân tệ tăng giá mạnh hơn so với USD để giảm thâm hụt thương mại giữa hai bên.
Trên thực tế, cách tính giá trị thương mại theo phương thức giá trị gia tăng cho thấy, doanh số của chiếc iPhone bổ sung giá trị thay vì làm giảm giá trị nền kinh tế Mỹ. Với doanh số của iPhone vào năm 2009 và 11,3 triệu chiếc, các nhà nghiên cứu tính toán giá trị xuất khẩu iPhone của Trung Quốc ở mức 2,02 tỷ USD. Sau khi trừ đi khoản 121,5 triệu USD mà Trung Quốc nhập khẩu linh kiện từ các công ty Mỹ như hãng chip Broadcom, giá trị xuất khẩu iPhone tạo ra 1,9 tỷ USD trong thặng dư thương mại của Trung Quốc, đồng thời một giá trị tương tự trong thâm hụt thương mại Mỹ.
Song, nếu giá trị xuất khẩu iPhone của phía Trung Quốc chỉ được tính bằng phần giá trị mà nước này thực sự đóng góp vào chiếc điện thoại, thì doanh số nói trên của iPhone sẽ tạo ra cho phía Mỹ mức thặng dư 48,1 triệu USD sau khi đã tính đến phần đóng góp của các công ty Mỹ.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế khác cho rằng, một vài khía cạnh trong phương thức tính toán của hai học giả Xing và Detert có thể đã dẫn tới những kết luận thiếu chính xác. Chẳng hạn, nghiên cứu của hai ông lấy giả thiết là các công ty sản xuất linh kiện iPhone như Toshiba và Samsung Electronics thực hiện lắp ráp hoàn toàn những linh kiện này ở trong nước.
Trong khi đó, trên thực tế, nhiều nhà cung cấp của Apple có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc, do vậy, có khả năng một phần linh kiện mà họ sản xuất cho iPhone cũng được tạo ra tại Trung Quốc.
Kết quả nghiên cứu của hai học giả trên nhìn chung tương đồng với những phân tích mà Trung tâm Công nghiệp điện toán cá nhân thuộc Đại học California (Mỹ) đã thực hiện về giá trị thương mại và quá trình sản xuất một sản phẩm đình đám khác của Apple là chiếc máy nghe nhạc iPod.
Nghiên cứu của trung tâm này cũng cho thấy, các công nhân Trung Quốc chỉ đóng góp vỏn vẹn vài USD vào giá trị của iPod, mặc dù thống kê thương mại xem toàn bộ giá trị của chiếc máy nghe nhạc này là giá trị xuất khẩu của Trung Quốc.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 9 ở New York, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã dẫn nghiên cứu trên để lập luận rằng, căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đã bị thổi phồng. Theo ông Ôn Gia Bảo, nhiều hàng xuất khẩu của Trung Quốc là hàng gia công theo đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài, do vậy nước Mỹ không nên chỉ trích Trung Quốc có mức thặng dư thương mại lớn.
“Chính các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các công ty Mỹ, mới là đối tượng hưởng lợi chính”, Thủ tướng Trung Quốc nói.