Chiến lược cho thế hệ kế thừa - bắt đầu ngày hôm nay
Hệ thống Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) - một thành viên thuộc hệ thống giáo dục Tập đoàn Nguyễn Hoàng tổ chức sự kiện Leader Talk với chủ đề “Chiến lược cho thế hệ kế thừa”
Ngày 23/6/2017, Hệ thống Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA) - một thành viên thuộc hệ thống giáo dục Tập đoàn Nguyễn Hoàng tổ chức sự kiện Leader Talk với chủ đề “Chiến lược cho thế hệ kế thừa”. Chương trình thu hút hơn 700 khách mời gồm những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục và các doanh nhân, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Đào tạo thế hệ kế thừa và chuyển giao quyền lực luôn là vấn đề được các chủ doanh nghiệp quan tâm. Một doanh nghiệp không thể phát triển lâu dài nếu không có thế hệ kế thừa, chính vì vậy việc đầu tư cho thế hệ trẻ chính là đầu tư cho tương lai, đồng thời cũng là chiến lược quan trọng để phát triển doanh nghiệp bền vững, đưa đất nước ngày càng đi lên.
Theo bà Văn Thị Anh Thư - Phó tổng giám đốc cấp cao phụ trách nhân sự, Suntory PepsiCo Việt Nam, các tập đoàn lớn ít gặp các vấn đề về nhân sự vì họ luôn có chiến lược cho đội ngũ kế thừa từ sớm. Tùy theo loại hình kinh doanh của mỗi đơn vị mà đội ngũ lãnh đạo sẽ xác định ra những tố chất cần có của người lãnh đạo tương lai.
Khả năng thực thi công việc hiện tại và tiềm năng phát triển trong tương lai là hai tố chất thường được nêu lên. Trong đó, tiềm năng phát triển được đánh giá thông qua khả năng chủ động học hỏi giúp người lãnh đạo tương lai thích nghi được với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay.
Chia sẻ tại diễn đàn Leader talk, Tiến sĩ Đoàn Huệ Dung - Giám đốc điều hành Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA), cho biết: “Sự định hướng nghề nghiệp theo cách tự nhiên nhất bắt đầu từ rất sớm - khi những cha mẹ mua cho con món đồ chơi đầu tiên. Tại trường Quốc tế Bắc Mỹ, thời gian của trẻ được tôn trọng. SNA hiểu rằng các em lớn lên và trưởng thành trong từng giờ học, trong từng hoạt động tại trường. Vì thế SNA tạo ra môi trường để các em phát triển toàn diện. Các em tiếp cận được nghề nghiệp, định ra tương lai và giá trị sống ngay từ ghế nhà trường”.
Theo TS Huệ Dung, kỹ năng chủ động học hỏi chính là kỹ năng đầu tiên SNA đào tạo cho các học sinh. SNA muốn đào tạo ra một thế hệ sinh viên có khả năng và yêu thích việc hoc hỏi suốt đời.
Bên cạnh đó, thế hệ kế thừa này được chuẩn bị nhiều hơn thế, từ kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng nắm bắt và làm chủ công , các kỹ năng tư duy, phản biện, tư duy sáng tạo, làm chủ bản thân, kiểm soát cảm xúc; bên cạnh kỹ năng lãnh đạo, thế hệ kế thừa còn cần tầm nhìn của những công dân toàn cầu.
Chia sẻ về “Chiến lược học tập và Định hướng nghề nghiệp từ trên ghế nhà trường”, cô Tiffany Lynn Kennedy - chuyên gia tư vấn chiến lược học tập và định hướng sớm nghề nghiệp - Trưởng phòng tư vấn học thuật - nghề nghiệp của SNA nhấn mạnh: “Tất cả các bậc phụ huynh đều mong muốn con em mình học đúng cách, chọn đúng ngành để phát huy được tài năng của mình.
Vì vậy việc tư vấn cách học cũng như lựa chọn ngành nghề phù hợp chính là việc quyết định tương lai sau này của các em. Do đó, việc tư vấn hướng nghiệp và chọn trường được xem là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Cần có rất nhiều kế hoạch, chiến lược tư vấn hỗ trợ cho các em học sinh vì ở lứa tuổi nhỏ của mình, các em còn rất bỡ ngỡ trước sự lựa chọn những ngành nghề và môi trường làm việc thực tế”.
Đầu tư cho thế hệ người thầy là đề nghị của Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Dũng - Chuyên gia kinh tế, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Viện Kinh tế và Quản lý Tp.HCM. Theo Thạc sỹ Dũng, người thầy chính là tiền đề để đào tạo nên một thế hệ kế thừa giỏi, năng động, sáng tạo.
Chia sẻ với ý kiến này, Tiến sĩ Huệ Dung cam kết: “SNA vinh dự khi được góp phần tác động và thay đổi cách học, cách nhìn của một thế hệ. Yêu cầu đó đòi hỏi SNA phải có chiến lược lâu dài để phát triển lâu dài - phát triển trường Quốc tế hàng đầu với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng; được công nhận và kiểm định bởi đơn vị kiểm định quốc tế SNA đã và đang đào tạo thế hệ kế thừa đầy đủ năng lực phẩm chất đáp ứng nhu cầu mới của thị trường lao động quốc tế. Đồng thời, SNA trở thành môi trường thu hút các giáo viên giỏi và tâm huyết với triết lý giáo dục khai phóng, nhân bản. Mỗi giáo viên là một nghệ sĩ trong lớp học để có thể chạm vào trái tim và tâm hồn của các em học sinh”.
Đào tạo thế hệ kế thừa và chuyển giao quyền lực luôn là vấn đề được các chủ doanh nghiệp quan tâm. Một doanh nghiệp không thể phát triển lâu dài nếu không có thế hệ kế thừa, chính vì vậy việc đầu tư cho thế hệ trẻ chính là đầu tư cho tương lai, đồng thời cũng là chiến lược quan trọng để phát triển doanh nghiệp bền vững, đưa đất nước ngày càng đi lên.
Theo bà Văn Thị Anh Thư - Phó tổng giám đốc cấp cao phụ trách nhân sự, Suntory PepsiCo Việt Nam, các tập đoàn lớn ít gặp các vấn đề về nhân sự vì họ luôn có chiến lược cho đội ngũ kế thừa từ sớm. Tùy theo loại hình kinh doanh của mỗi đơn vị mà đội ngũ lãnh đạo sẽ xác định ra những tố chất cần có của người lãnh đạo tương lai.
Khả năng thực thi công việc hiện tại và tiềm năng phát triển trong tương lai là hai tố chất thường được nêu lên. Trong đó, tiềm năng phát triển được đánh giá thông qua khả năng chủ động học hỏi giúp người lãnh đạo tương lai thích nghi được với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay.
Chia sẻ tại diễn đàn Leader talk, Tiến sĩ Đoàn Huệ Dung - Giám đốc điều hành Trường Quốc tế Bắc Mỹ (SNA), cho biết: “Sự định hướng nghề nghiệp theo cách tự nhiên nhất bắt đầu từ rất sớm - khi những cha mẹ mua cho con món đồ chơi đầu tiên. Tại trường Quốc tế Bắc Mỹ, thời gian của trẻ được tôn trọng. SNA hiểu rằng các em lớn lên và trưởng thành trong từng giờ học, trong từng hoạt động tại trường. Vì thế SNA tạo ra môi trường để các em phát triển toàn diện. Các em tiếp cận được nghề nghiệp, định ra tương lai và giá trị sống ngay từ ghế nhà trường”.
Theo TS Huệ Dung, kỹ năng chủ động học hỏi chính là kỹ năng đầu tiên SNA đào tạo cho các học sinh. SNA muốn đào tạo ra một thế hệ sinh viên có khả năng và yêu thích việc hoc hỏi suốt đời.
Bên cạnh đó, thế hệ kế thừa này được chuẩn bị nhiều hơn thế, từ kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng nắm bắt và làm chủ công , các kỹ năng tư duy, phản biện, tư duy sáng tạo, làm chủ bản thân, kiểm soát cảm xúc; bên cạnh kỹ năng lãnh đạo, thế hệ kế thừa còn cần tầm nhìn của những công dân toàn cầu.
Chia sẻ về “Chiến lược học tập và Định hướng nghề nghiệp từ trên ghế nhà trường”, cô Tiffany Lynn Kennedy - chuyên gia tư vấn chiến lược học tập và định hướng sớm nghề nghiệp - Trưởng phòng tư vấn học thuật - nghề nghiệp của SNA nhấn mạnh: “Tất cả các bậc phụ huynh đều mong muốn con em mình học đúng cách, chọn đúng ngành để phát huy được tài năng của mình.
Vì vậy việc tư vấn cách học cũng như lựa chọn ngành nghề phù hợp chính là việc quyết định tương lai sau này của các em. Do đó, việc tư vấn hướng nghiệp và chọn trường được xem là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Cần có rất nhiều kế hoạch, chiến lược tư vấn hỗ trợ cho các em học sinh vì ở lứa tuổi nhỏ của mình, các em còn rất bỡ ngỡ trước sự lựa chọn những ngành nghề và môi trường làm việc thực tế”.
Đầu tư cho thế hệ người thầy là đề nghị của Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Dũng - Chuyên gia kinh tế, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển Viện Kinh tế và Quản lý Tp.HCM. Theo Thạc sỹ Dũng, người thầy chính là tiền đề để đào tạo nên một thế hệ kế thừa giỏi, năng động, sáng tạo.
Chia sẻ với ý kiến này, Tiến sĩ Huệ Dung cam kết: “SNA vinh dự khi được góp phần tác động và thay đổi cách học, cách nhìn của một thế hệ. Yêu cầu đó đòi hỏi SNA phải có chiến lược lâu dài để phát triển lâu dài - phát triển trường Quốc tế hàng đầu với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng; được công nhận và kiểm định bởi đơn vị kiểm định quốc tế SNA đã và đang đào tạo thế hệ kế thừa đầy đủ năng lực phẩm chất đáp ứng nhu cầu mới của thị trường lao động quốc tế. Đồng thời, SNA trở thành môi trường thu hút các giáo viên giỏi và tâm huyết với triết lý giáo dục khai phóng, nhân bản. Mỗi giáo viên là một nghệ sĩ trong lớp học để có thể chạm vào trái tim và tâm hồn của các em học sinh”.