Chile: Thị trường hấp dẫn cần khai thác
Việt Nam xuất khẩu sang Chile các sản phẩm có thế mạnh như giày da, giày thể thao, cà phê, hàng dệt may
Ngày 26/3 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Đại sứ quán Chile tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam và Chile.
Cũng tại diễn đàn này, một thỏa thuận hợp tác đã được ký giữa hai phòng thương mại nhằm tạo tiền đề để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư.
Theo TS. Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch VCCI thì trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với các nước nam Mỹ, đặc biệt là với Chile.
Trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển, tuy nhiên con số vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước.
Kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam và Chile năm 2006 đạt hơn 163 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Chile các sản phẩm có thế mạnh như giày da, giày thể thao, cà phê, hàng dệt may, đồ trang trí bằng gốm và nội thất... trị giá hơn 53 triệu USD.
Môi trường hấp dẫn cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Chile đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng nhiều sản phẩm, trong đó phải kể đến sản phẩm gỗ thông Radiata dùng để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu, cá hồi và hải sản đông lạnh để chế biến rồi xuất khẩu sang các nước thứ ba, đặc biệt là Nhật Bản.
Chính vì thế trong thời gian qua, đã có sự tăng trưởng nhanh chóng của hàng Chile xuất khẩu vào Việt Nam.
Nếu năm 2004, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm Chile vào Việt Nam đạt 70 triệu USD, thì năm 2006 con số này đã tăng lên 110 triệu USD, với các mặt hàng chủ yếu là bột cá, dầu cá, cá hồi, đồng, gỗ thông Radiata, trái cây tươi và khô.
Đặc biệt là rượu vang Chile đã chiếm được lòng tin và sự yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang có 25 thương hiệu rượu vang Chile, là một thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất rượu vang Chile.
Một sản phẩm nữa của Chile, chiếm tới 45% thị phần xuất khẩu tại Nam bán cầu, đó là trái cây tươi. Đặc biệt tại Việt Nam, trái nho Red Globe và trái táo Royal Gala cũng thành công không kém.
Ông Pedro Raus Munõz, Giám đốc Quan hệ quốc tế Liên đoàn Công nghiệp Chile, Trưởng đoàn doanh nghiệp Chile cho biết, hiện nay Chile đang mong chờ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, xuất khẩu sang thị trường này.
Ông khẳng định “Chile là một thị trường lý tưởng cho các doanh nhân Việt Nam và Chile thực hiện liên doanh để xuất khẩu sang thị trường các nước thứ 3 mà Chile đã ký kết hiệp định thương mại và tuân thủ theo các quy định về xuất xứ hàng hóa”.
Hơn nữa, Chile hiện là một quốc gia ổn định về mặt kinh tế lẫn chính trị, tốc độ tăng GDP bình quân 5,8% từ 1990 đến 2006, rủi ro thấp, giàu tài nguyên thiên nhiên mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đặt văn phòng đại diện ở đây cho cả châu Mỹ Latinh.
Chile hiện cũng tạo những cơ hội đầu tư lớn lĩnh vực tư nhân quốc tế, không có rào cản cho các lĩnh vực mà bao lâu nay là thế mạnh tự nhiên để cạnh tranh như: khai khoáng, giấy và bột giấy, trái cây, đặc biệt là cá hồi và rượu vang.
Hơn nữa, nhiều năm qua Chile đã nhận được nhiều khoản đầu tư trong các lĩnh vực không truyền thống như dịch vụ, cơ sở hạ tầng, viễn thông, công nghệ thông tin, năng lượng...
Số liệu thống kê của Phòng Thương mại Đại sứ quán Chile tại Việt Nam cho biết năm 2006 vừa qua tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Chile đạt 53,6 triệu USD, bao gồm các sản phẩm thế mạnh như giày da, giày thể thao và cà phê, tiếp đến là hàng dệt may, máy photocopy, các sản phẩm trang trí bằng gốm và nội thất với khoảng 1 triệu USD cho mỗi sản phẩm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đã đạt 163,6 triệu USD năm 2006 và dự tính đạt 300 triệu USD trong vòng 3 năm tới.
Cơ hội hợp tác đó sẽ càng được mở rộng hơn nữa khi Việt Nam và Chile bắt tay vào đàm phán hiệp định tự do thương mại.
Đại sứ Chile tại Việt Nam Jorge Canelas khẳng định khi hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Chile được thực hiện, chắc chắn kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước sẽ tăng mạnh.
Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại mà Chile đã ký kết với các nước và khu vực như: Châu Mỹ Latinh, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc... sẽ giúp cho hàng hóa của Việt Nam dễ dàng tiếp cận với khu vực này thông qua thị trường Chile.
Không chỉ rượu vang và cá hồi
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam và Chile được tổ chức nhân chuyến thăm Việt Nam của đoàn 18 doanh nghiệp nhỏ và vừa Chile do Liên đoàn Công nghiệp Chile tổ chức.
Đa số các doanh nhân trong đoàn đến Việt Nam lần đầu tiên này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, công nghệ thông tin, nông công nghiệp, trái cây, rượu vang, mỏ, dịch vụ...
Ông Jorge Gallardo - Tổng giám đốc Metalrack, công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về khung nhà, kho, kệ... phục vụ cho ngành công nghiệp cho biết trước khi sang Việt Nam, Metalrack đã có cuộc nghiên cứu tìm hiểu về thị trường Việt Nam, và khẳng định hiện nay sản phẩm này trên thị trường Việt Nam vẫn còn chưa thực sự phát triển, đây sẽ là cơ hội tốt để Metalrack thâm nhập thị trường Việt Nam, và tìm cơ hội kinh doanh tại thị trường này.
Tuy nhiên, ông còn trăn trở một điều là địa lý quá xa khiến rất nhiều doanh nghiệp Chile còn e ngại chưa đầu tư vào Việt Nam, ông tỏ ý hy vọng sau khi hiệp định hương mại tự do giữa Việt Nam và Chile được ký kết, chắc chắn doanh nghiệp hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác hơn.
Đồng tình với quan điểm của ông Jorge Gallardo, ông Hoàng Ngọc Cừ - Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ thương mại Thời Đại mới - cho rằng vị trí địa lý xa là một trở ngại lớn nhưng không phải là không khắc phục được.
Vấn đề là thông tin thị trường cũng rất ít, chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng còn ngại chưa muốn làm ăn với Chile. Ngoại trừ một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực rượu và thực phẩm, còn đa số các doanh nghiệp khác chưa quan tâm nhiều tới thị truờng này.
Ông Nguyễn Phương Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu châu Á-Thái Bình Dương cho biết công ty của ông đang có ý định làm việc với hai doanh nghiệp của Chile tham gia đoàn lần này để nhập khẩu bột cá cho sản xuất thức ăn gia súc.
Hiện nay Việt Nam sản xuất 6 triệu tấn thức ăn gia súc mỗi năm nên nhu cầu nhập bột cá rất cao. Tuy nhiên, do những khó khăn về mặt địa lý nên công ty đang tính toán để đàm phán với phía đối tác Chile để đảm bảo giá thành phù hợp khi nhập về Việt Nam.
Trên thực tế đã có những doanh nghiệp Chile đi tiên phong trong việc khai thác những cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Một trong số đó là Công ty Quinenco thuộc Tập đoàn Luksic mà trong tháng 11 vừa qua đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội với mục đích đánh giá các lĩnh vực triển vọng trong kinh doanh. Theo nhận định ban đầu, có những manh mối hấp dẫn trong ngành khai khoáng, du lịch và công nghiệp chế biến bia.
Sự năng động của các doanh nghiệp Chile này càng được củng cố hơn khi hai nước đã công bố thành lập Nhóm nghiên cứu chung để đánh giá tính khả thi cho Hiệp định tự do thương mại.
Đây là một dấu hiệu tốt cho cả doanh nghiệp hai nước. Việc Chính phủ bắt tay vào đàm phán để hỗ trợ cho việc mở rộng trao đổi thương mại song phương sẽ tạo nhiều cơ hội đầu tư trên nhiều lĩnh vực của hai nền kinh tế.
Cũng tại diễn đàn này, một thỏa thuận hợp tác đã được ký giữa hai phòng thương mại nhằm tạo tiền đề để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác đầu tư.
Theo TS. Đoàn Duy Khương, Phó chủ tịch VCCI thì trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với các nước nam Mỹ, đặc biệt là với Chile.
Trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển, tuy nhiên con số vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước.
Kim ngạch trao đổi giữa Việt Nam và Chile năm 2006 đạt hơn 163 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Chile các sản phẩm có thế mạnh như giày da, giày thể thao, cà phê, hàng dệt may, đồ trang trí bằng gốm và nội thất... trị giá hơn 53 triệu USD.
Môi trường hấp dẫn cho doanh nghiệp
Các doanh nghiệp Chile đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam bằng nhiều sản phẩm, trong đó phải kể đến sản phẩm gỗ thông Radiata dùng để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu, cá hồi và hải sản đông lạnh để chế biến rồi xuất khẩu sang các nước thứ ba, đặc biệt là Nhật Bản.
Chính vì thế trong thời gian qua, đã có sự tăng trưởng nhanh chóng của hàng Chile xuất khẩu vào Việt Nam.
Nếu năm 2004, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm Chile vào Việt Nam đạt 70 triệu USD, thì năm 2006 con số này đã tăng lên 110 triệu USD, với các mặt hàng chủ yếu là bột cá, dầu cá, cá hồi, đồng, gỗ thông Radiata, trái cây tươi và khô.
Đặc biệt là rượu vang Chile đã chiếm được lòng tin và sự yêu thích của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay trên thị trường Việt Nam đang có 25 thương hiệu rượu vang Chile, là một thị trường tiềm năng cho các nhà sản xuất rượu vang Chile.
Một sản phẩm nữa của Chile, chiếm tới 45% thị phần xuất khẩu tại Nam bán cầu, đó là trái cây tươi. Đặc biệt tại Việt Nam, trái nho Red Globe và trái táo Royal Gala cũng thành công không kém.
Ông Pedro Raus Munõz, Giám đốc Quan hệ quốc tế Liên đoàn Công nghiệp Chile, Trưởng đoàn doanh nghiệp Chile cho biết, hiện nay Chile đang mong chờ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, xuất khẩu sang thị trường này.
Ông khẳng định “Chile là một thị trường lý tưởng cho các doanh nhân Việt Nam và Chile thực hiện liên doanh để xuất khẩu sang thị trường các nước thứ 3 mà Chile đã ký kết hiệp định thương mại và tuân thủ theo các quy định về xuất xứ hàng hóa”.
Hơn nữa, Chile hiện là một quốc gia ổn định về mặt kinh tế lẫn chính trị, tốc độ tăng GDP bình quân 5,8% từ 1990 đến 2006, rủi ro thấp, giàu tài nguyên thiên nhiên mà nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đặt văn phòng đại diện ở đây cho cả châu Mỹ Latinh.
Chile hiện cũng tạo những cơ hội đầu tư lớn lĩnh vực tư nhân quốc tế, không có rào cản cho các lĩnh vực mà bao lâu nay là thế mạnh tự nhiên để cạnh tranh như: khai khoáng, giấy và bột giấy, trái cây, đặc biệt là cá hồi và rượu vang.
Hơn nữa, nhiều năm qua Chile đã nhận được nhiều khoản đầu tư trong các lĩnh vực không truyền thống như dịch vụ, cơ sở hạ tầng, viễn thông, công nghệ thông tin, năng lượng...
Số liệu thống kê của Phòng Thương mại Đại sứ quán Chile tại Việt Nam cho biết năm 2006 vừa qua tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Chile đạt 53,6 triệu USD, bao gồm các sản phẩm thế mạnh như giày da, giày thể thao và cà phê, tiếp đến là hàng dệt may, máy photocopy, các sản phẩm trang trí bằng gốm và nội thất với khoảng 1 triệu USD cho mỗi sản phẩm.
Tổng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đã đạt 163,6 triệu USD năm 2006 và dự tính đạt 300 triệu USD trong vòng 3 năm tới.
Cơ hội hợp tác đó sẽ càng được mở rộng hơn nữa khi Việt Nam và Chile bắt tay vào đàm phán hiệp định tự do thương mại.
Đại sứ Chile tại Việt Nam Jorge Canelas khẳng định khi hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và Chile được thực hiện, chắc chắn kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa hai nước sẽ tăng mạnh.
Bên cạnh đó, các hiệp định thương mại mà Chile đã ký kết với các nước và khu vực như: Châu Mỹ Latinh, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc... sẽ giúp cho hàng hóa của Việt Nam dễ dàng tiếp cận với khu vực này thông qua thị trường Chile.
Không chỉ rượu vang và cá hồi
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam và Chile được tổ chức nhân chuyến thăm Việt Nam của đoàn 18 doanh nghiệp nhỏ và vừa Chile do Liên đoàn Công nghiệp Chile tổ chức.
Đa số các doanh nhân trong đoàn đến Việt Nam lần đầu tiên này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, công nghệ thông tin, nông công nghiệp, trái cây, rượu vang, mỏ, dịch vụ...
Ông Jorge Gallardo - Tổng giám đốc Metalrack, công ty chuyên cung cấp các sản phẩm về khung nhà, kho, kệ... phục vụ cho ngành công nghiệp cho biết trước khi sang Việt Nam, Metalrack đã có cuộc nghiên cứu tìm hiểu về thị trường Việt Nam, và khẳng định hiện nay sản phẩm này trên thị trường Việt Nam vẫn còn chưa thực sự phát triển, đây sẽ là cơ hội tốt để Metalrack thâm nhập thị trường Việt Nam, và tìm cơ hội kinh doanh tại thị trường này.
Tuy nhiên, ông còn trăn trở một điều là địa lý quá xa khiến rất nhiều doanh nghiệp Chile còn e ngại chưa đầu tư vào Việt Nam, ông tỏ ý hy vọng sau khi hiệp định hương mại tự do giữa Việt Nam và Chile được ký kết, chắc chắn doanh nghiệp hai nước sẽ đẩy mạnh hợp tác hơn.
Đồng tình với quan điểm của ông Jorge Gallardo, ông Hoàng Ngọc Cừ - Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Dịch vụ thương mại Thời Đại mới - cho rằng vị trí địa lý xa là một trở ngại lớn nhưng không phải là không khắc phục được.
Vấn đề là thông tin thị trường cũng rất ít, chính vì vậy mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng còn ngại chưa muốn làm ăn với Chile. Ngoại trừ một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực rượu và thực phẩm, còn đa số các doanh nghiệp khác chưa quan tâm nhiều tới thị truờng này.
Ông Nguyễn Phương Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu châu Á-Thái Bình Dương cho biết công ty của ông đang có ý định làm việc với hai doanh nghiệp của Chile tham gia đoàn lần này để nhập khẩu bột cá cho sản xuất thức ăn gia súc.
Hiện nay Việt Nam sản xuất 6 triệu tấn thức ăn gia súc mỗi năm nên nhu cầu nhập bột cá rất cao. Tuy nhiên, do những khó khăn về mặt địa lý nên công ty đang tính toán để đàm phán với phía đối tác Chile để đảm bảo giá thành phù hợp khi nhập về Việt Nam.
Trên thực tế đã có những doanh nghiệp Chile đi tiên phong trong việc khai thác những cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Một trong số đó là Công ty Quinenco thuộc Tập đoàn Luksic mà trong tháng 11 vừa qua đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội với mục đích đánh giá các lĩnh vực triển vọng trong kinh doanh. Theo nhận định ban đầu, có những manh mối hấp dẫn trong ngành khai khoáng, du lịch và công nghiệp chế biến bia.
Sự năng động của các doanh nghiệp Chile này càng được củng cố hơn khi hai nước đã công bố thành lập Nhóm nghiên cứu chung để đánh giá tính khả thi cho Hiệp định tự do thương mại.
Đây là một dấu hiệu tốt cho cả doanh nghiệp hai nước. Việc Chính phủ bắt tay vào đàm phán để hỗ trợ cho việc mở rộng trao đổi thương mại song phương sẽ tạo nhiều cơ hội đầu tư trên nhiều lĩnh vực của hai nền kinh tế.