Chi tiêu ngân sách: Trên không nghiêm sao dưới nghiêm?
Ghi nhận tại phiên thảo luận về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2015, sáng 12/6 tại Quốc hội
“Trung ương không nghiêm thì sao yêu cầu chủ tịch tỉnh nghiêm, chủ tịch tỉnh không nghiêm thì sao yêu cầu chủ tịch huyện nghiêm, trên dưới không nghiêm thì liệu quốc gia có ổn định, xã tắc có bình yên?”.
Đây là câu hỏi được đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) đặt ra tại phiên thảo luận về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2015, sáng 12/6 tại Quốc hội.
Thống nhất con số quyết toán thu cân đối 1.291.342 tỷ đồng và chi cân đối 1.502.189 tỷ, bội chi bằng 6,28 GDP thực tế song đại biểu cho rằng với một số chỉ tiêu thì cơ quan chức năng đã cố gắng làm đẹp con số.
Chẳng hạn, khoản vay nước ngoài về cho vay lại của 5 dự án đường bộ, cao tốc với số tiền 18.000 tỷ đồng chưa bổ sung cả số thu và chi ngân sách Nhà nước. Hay, các khoản có quyết định hoàn thuế hơn 5.800 tỷ đồng của năm 2015 nhưng chưa chi hoàn thuế kịp thời cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được hoàn thuế phải chuyển sang năm 2016. Còn nếu chi kịp thời thì số này sẽ làm một số thu ngân sách Nhà nước năm 2015 không đạt như dự toán Quốc hội giao.
Cũng với số tiền thu, chi như vậy nhưng được xác định cho năm 2015 hay chuyển sang năm 2016 cũng làm kết quả thu, chi ngân sách Nhà nước trong năm 2015 và cả năm 2016 sẽ khác nhau, ông Diến nhấn mạnh.
Theo đại biểu thì việc chuyển nhiệm vụ chi như trên cũng cho thấy các cơ quan chức năng cũng cố gắng làm đẹp con số thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, chưa hoàn toàn phản ánh đúng thực chất việc thực hiện dự toán ngân sách như nghị quyết của Quốc hội giao.
Vị đại biểu Thanh Hoá còn phân tích, ngân sách Nhà nước năm 2015 tăng hơn 87 ngàn tỷ đồng so với dự toán thu nhưng lại tăng chủ yếu từ ngân sách địa phương là 83.700 tỷ đồng. Việc tăng thu chủ yếu từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất, một nguồn thu không ổn định.
Đáng chú ý là tình trạng này đã xảy ra suốt một giai đoạn dài từ năm 2011-2015. Nguyên nhân của vấn đề trên theo như báo cáo kiểm toán là do một số địa phương khi lập dự toán thu đã ước tính thực hiện năm 2014 thấp hơn khả năng thực hiện, dự toán chưa đầy đủ, chưa bao quát hết nguồn thu trên địa bàn.
Và một điều đặt ra là các địa phương tăng thu nhưng việc thu hồi vốn ứng trước dự toán năm 2015 hơn 79 nghìn tỷ đồng qua nhiều năm chưa được thu hồi. Trong khi nghị quyết của Quốc hội không cho phép ứng trước dự toán ngân sách năm sau.
“Khi lập dự toán thu ngân sách đã không phản ánh hết nguồn thu của một số địa phương nhưng quá trình thảo luận, thẩm định để tham mưu trình lập dự toán liệu cán bộ chuyên môn có biết không, có sự đồng tình với báo cáo không chính xác này?”, đại biểu Diến đặt câu hỏi và cho rằng cần làm rõ vấn đề này để ngăn chặn các tồn tại trên kéo dài ở các năm tiếp theo.
Ông cũng nhấn mạnh, Quốc hội đã giao Chính phủ kiểm điểm trách nhiệm xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý điều hành ngân sách và báo cáo với Quốc hội khi trình báo cáo quyết toán ngân sách năm 2015, tuy nhiên trong báo cáo của Chính phủ còn rất chung chung.
“Chính phủ phải có một báo cáo riêng nội dung kiểm điểm tổ chức, cá nhân vi phạm và có giải pháp khắc phục”, ông Diến đề nghị.
Cùng nhận xét, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) nói, nhiều năm quyết toán chưa phản ánh đúng số thu, làm sai lệch tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu và bội chi ngân sách.
Kết quả thanh tra, kiểm toán tại các đơn vị đều tăng thu ngân sách ở các mức độ khác nhau, vẫn còn các khoản chi sai chế độ, sai nguồn kinh phí, đặc biệt là lập phân bổ, giao dự toán và quyết toán vốn ODA bất cập, kéo dài, yếu kém, Quốc hội đã có ý kiến nhiều lần nhưng chưa được khắc phục.
Thực trạng trên, theo ông Hàm là do xử lý chưa nghiêm các vi phạm.
Bày tỏ đồng tình với đại biểu Mai Sỹ Diến, ông Hàm nhấn lại là Quốc hội đã đề nghị Chính phủ tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với những vi phạm. Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ còn sơ sài.
Đại biểu này đề nghị Chính phủ cần có một nghị quyết để triển khai nghị quyết của Quốc hội và giao cho một cơ quan làm đầu mối theo dõi, đôn đốc và có báo cáo cụ thể, chi tiết và rõ mức độ sai phạm và xử lý vi phạm trong chi tiêu ngân sách.
Đây là câu hỏi được đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) đặt ra tại phiên thảo luận về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2015, sáng 12/6 tại Quốc hội.
Thống nhất con số quyết toán thu cân đối 1.291.342 tỷ đồng và chi cân đối 1.502.189 tỷ, bội chi bằng 6,28 GDP thực tế song đại biểu cho rằng với một số chỉ tiêu thì cơ quan chức năng đã cố gắng làm đẹp con số.
Chẳng hạn, khoản vay nước ngoài về cho vay lại của 5 dự án đường bộ, cao tốc với số tiền 18.000 tỷ đồng chưa bổ sung cả số thu và chi ngân sách Nhà nước. Hay, các khoản có quyết định hoàn thuế hơn 5.800 tỷ đồng của năm 2015 nhưng chưa chi hoàn thuế kịp thời cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được hoàn thuế phải chuyển sang năm 2016. Còn nếu chi kịp thời thì số này sẽ làm một số thu ngân sách Nhà nước năm 2015 không đạt như dự toán Quốc hội giao.
Cũng với số tiền thu, chi như vậy nhưng được xác định cho năm 2015 hay chuyển sang năm 2016 cũng làm kết quả thu, chi ngân sách Nhà nước trong năm 2015 và cả năm 2016 sẽ khác nhau, ông Diến nhấn mạnh.
Theo đại biểu thì việc chuyển nhiệm vụ chi như trên cũng cho thấy các cơ quan chức năng cũng cố gắng làm đẹp con số thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, chưa hoàn toàn phản ánh đúng thực chất việc thực hiện dự toán ngân sách như nghị quyết của Quốc hội giao.
Vị đại biểu Thanh Hoá còn phân tích, ngân sách Nhà nước năm 2015 tăng hơn 87 ngàn tỷ đồng so với dự toán thu nhưng lại tăng chủ yếu từ ngân sách địa phương là 83.700 tỷ đồng. Việc tăng thu chủ yếu từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất, một nguồn thu không ổn định.
Đáng chú ý là tình trạng này đã xảy ra suốt một giai đoạn dài từ năm 2011-2015. Nguyên nhân của vấn đề trên theo như báo cáo kiểm toán là do một số địa phương khi lập dự toán thu đã ước tính thực hiện năm 2014 thấp hơn khả năng thực hiện, dự toán chưa đầy đủ, chưa bao quát hết nguồn thu trên địa bàn.
Và một điều đặt ra là các địa phương tăng thu nhưng việc thu hồi vốn ứng trước dự toán năm 2015 hơn 79 nghìn tỷ đồng qua nhiều năm chưa được thu hồi. Trong khi nghị quyết của Quốc hội không cho phép ứng trước dự toán ngân sách năm sau.
“Khi lập dự toán thu ngân sách đã không phản ánh hết nguồn thu của một số địa phương nhưng quá trình thảo luận, thẩm định để tham mưu trình lập dự toán liệu cán bộ chuyên môn có biết không, có sự đồng tình với báo cáo không chính xác này?”, đại biểu Diến đặt câu hỏi và cho rằng cần làm rõ vấn đề này để ngăn chặn các tồn tại trên kéo dài ở các năm tiếp theo.
Ông cũng nhấn mạnh, Quốc hội đã giao Chính phủ kiểm điểm trách nhiệm xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc quản lý điều hành ngân sách và báo cáo với Quốc hội khi trình báo cáo quyết toán ngân sách năm 2015, tuy nhiên trong báo cáo của Chính phủ còn rất chung chung.
“Chính phủ phải có một báo cáo riêng nội dung kiểm điểm tổ chức, cá nhân vi phạm và có giải pháp khắc phục”, ông Diến đề nghị.
Cùng nhận xét, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) nói, nhiều năm quyết toán chưa phản ánh đúng số thu, làm sai lệch tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thu và bội chi ngân sách.
Kết quả thanh tra, kiểm toán tại các đơn vị đều tăng thu ngân sách ở các mức độ khác nhau, vẫn còn các khoản chi sai chế độ, sai nguồn kinh phí, đặc biệt là lập phân bổ, giao dự toán và quyết toán vốn ODA bất cập, kéo dài, yếu kém, Quốc hội đã có ý kiến nhiều lần nhưng chưa được khắc phục.
Thực trạng trên, theo ông Hàm là do xử lý chưa nghiêm các vi phạm.
Bày tỏ đồng tình với đại biểu Mai Sỹ Diến, ông Hàm nhấn lại là Quốc hội đã đề nghị Chính phủ tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với những vi phạm. Tuy nhiên, báo cáo của Chính phủ còn sơ sài.
Đại biểu này đề nghị Chính phủ cần có một nghị quyết để triển khai nghị quyết của Quốc hội và giao cho một cơ quan làm đầu mối theo dõi, đôn đốc và có báo cáo cụ thể, chi tiết và rõ mức độ sai phạm và xử lý vi phạm trong chi tiêu ngân sách.