Ngân sách chủ yếu tăng thu từ đất
Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá: tăng thu ngân sách chưa thực sự xuất phát từ năng lực nội tại
Với số thu tiền sử dụng đất tăng đến 97,5% so với dự toán, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đánh giá: tăng thu ngân sách chưa thực sự xuất phát từ năng lực nội tại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Sáng 15/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2016 và tình hình triển khai thực hiện dự toán năm 2017.
Chính phủ cần rút kinh nghiệm
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước năm trước đạt 1.101,38 ngàn tỷ đồng, tăng 86,88 ngàn tỷ đồng so với dự toán và tăng 62,38 ngàn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội.
Thu nội địa đạt 879,36 ngàn tỷ đồng, tăng 12% so dự toán và tăng 50,36 ngàn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội. Trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 98,75 ngàn tỷ, tăng 97,5% so dự toán và tăng 34,75 ngàn tỷ so với báo cáo Quốc hội ở kỳ họp trước.
Mặc dù ngân sách tăng cao, nhưng Ủy ban Tài chính - Ngân sách phân tích, bên cạnh từ đất thì chủ yếu tăng thu do cơ chế, điều chỉnh chính sách như thu cổ tức, lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ tại doanh nghiệp.
Điều này cho thấy số tăng thu ngân sách chưa thực sự xuất phát từ năng lực nội tại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mặt khác, đây là năm thứ hai liên tiếp số liệu đánh giá bổ sung chênh lệch khá lớn so với số ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội - cơ quan thẩm tra phân tích.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, Chính phủ cần phân tích nguyên nhân, rút kinh nghiệm, tránh trường hợp ước thu thấp, không sát thực tế vào cuối năm vì sẽ ảnh hưởng đến công tác xây dựng dự toán năm sau.
Vẫn theo cơ quan thẩm tra, thu ngân sách địa phương vượt dự toán cao, nhưng nếu trừ thu tiền sử dụng đất thì có 12 địa phương hụt thu cân đối khoảng 5,3 nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo của Chính phủ, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của hạn hán tác động đến sản xuất nông nghiệp, giá dầu, khí giảm sâu; giảm thu từ hoạt động sản xuất thủy điện; ảnh hưởng của sự cố môi trường biển...
Lưu ý từ Ủy ban thẩm tra, đây chủ yếu là những nguyên nhân khách quan. Song cũng cần lưu ý trong công tác xây dựng dự toán, dự báo kinh tế - xã hội phải sát với thực tế hơn nữa, vì các yếu tố khách quan nói trên đã có thể tiên lượng được trước về mức độ ảnh hưởng khi Chính phủ trình Quốc hội dự toán ngân sách năm 2016.
Hồi âm ý kiến năm 2016 tăng trưởng không đạt mục tiêu mà ngân sách vẫn tăng cao, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói nếu trừ thu sử dựng đất và một số khoản như cổ tức, bán sở hữu Nhà nước... thì thu nội địa còn lại chỉ tăng 11,6% và như thế là hoàn toàn hợp lý với tốc độ tăng GDP và lạm phát của năm 2016.
Lo bội chi 2017
Theo báo cáo của Chính phủ, thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2017 ước đạt 32,7% dự toán, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó hầu hết các khoản thu đều tăng so với cùng kỳ.
Đánh giá cao các giải pháp thu tích cực song cơ quan thẩm tra còn nhiều lo lắng về chi ngân sách năm 2017.
Như, công tác phân bổ chi tiết vốn đầu tư công trung hạn còn rất chậm khi đến nay, vẫn chưa có phương án phân bổ hoàn chỉnh, một số khoản vốn vẫn chưa phân bổ chi tiết, nhiều dự án chưa đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục để phân bổ vốn, tiếp tục xin gia hạn thời gian hoàn thiện thủ tục.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm và đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để đẩy nhanh tiến độ tổng hợp, giao vốn, bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư - báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Lưu ý tiếp theo là một số khoản chi về an sinh xã hội đã có trong dự toán được Quốc hội quyết định, nhưng một số chính sách sửa đổi, ban hành chậm dẫn đến thực hiện chậm, như: chi cải cách tiền lương và tinh giản biên chế, thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp xã hội, hỗ trợ hộ nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế…
Về bội chi năm 2017, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cho biết đa số ý kiến lưu ý và cho rằng, bội chi năm 2017 có thể tăng thêm do chuyển nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (khoảng 33%) từ năm 2016 chuyển sang, giải ngân vốn ODA vượt dự toán, nguồn vay bù đắp bội chi của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay, bảo đảm giữ tổng mức vay của ngân sách trong phạm vi giới hạn cho phép (340.157 tỷ đồng) như nghị quyết của Quốc hội, đồng thời giảm mạnh số chuyển nguồn sang năm 2017, bảo đảm mức bội chi năm 2017 không vượt cao hơn nhiều mức bội chi 3,5%GDP đã được Quốc hội quyết định.
Sáng 15/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2016 và tình hình triển khai thực hiện dự toán năm 2017.
Chính phủ cần rút kinh nghiệm
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước năm trước đạt 1.101,38 ngàn tỷ đồng, tăng 86,88 ngàn tỷ đồng so với dự toán và tăng 62,38 ngàn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội.
Thu nội địa đạt 879,36 ngàn tỷ đồng, tăng 12% so dự toán và tăng 50,36 ngàn tỷ đồng so với số đã báo cáo Quốc hội. Trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 98,75 ngàn tỷ, tăng 97,5% so dự toán và tăng 34,75 ngàn tỷ so với báo cáo Quốc hội ở kỳ họp trước.
Mặc dù ngân sách tăng cao, nhưng Ủy ban Tài chính - Ngân sách phân tích, bên cạnh từ đất thì chủ yếu tăng thu do cơ chế, điều chỉnh chính sách như thu cổ tức, lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ tại doanh nghiệp.
Điều này cho thấy số tăng thu ngân sách chưa thực sự xuất phát từ năng lực nội tại trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mặt khác, đây là năm thứ hai liên tiếp số liệu đánh giá bổ sung chênh lệch khá lớn so với số ước thực hiện đã báo cáo Quốc hội - cơ quan thẩm tra phân tích.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, Chính phủ cần phân tích nguyên nhân, rút kinh nghiệm, tránh trường hợp ước thu thấp, không sát thực tế vào cuối năm vì sẽ ảnh hưởng đến công tác xây dựng dự toán năm sau.
Vẫn theo cơ quan thẩm tra, thu ngân sách địa phương vượt dự toán cao, nhưng nếu trừ thu tiền sử dụng đất thì có 12 địa phương hụt thu cân đối khoảng 5,3 nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo của Chính phủ, nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của hạn hán tác động đến sản xuất nông nghiệp, giá dầu, khí giảm sâu; giảm thu từ hoạt động sản xuất thủy điện; ảnh hưởng của sự cố môi trường biển...
Lưu ý từ Ủy ban thẩm tra, đây chủ yếu là những nguyên nhân khách quan. Song cũng cần lưu ý trong công tác xây dựng dự toán, dự báo kinh tế - xã hội phải sát với thực tế hơn nữa, vì các yếu tố khách quan nói trên đã có thể tiên lượng được trước về mức độ ảnh hưởng khi Chính phủ trình Quốc hội dự toán ngân sách năm 2016.
Hồi âm ý kiến năm 2016 tăng trưởng không đạt mục tiêu mà ngân sách vẫn tăng cao, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nói nếu trừ thu sử dựng đất và một số khoản như cổ tức, bán sở hữu Nhà nước... thì thu nội địa còn lại chỉ tăng 11,6% và như thế là hoàn toàn hợp lý với tốc độ tăng GDP và lạm phát của năm 2016.
Lo bội chi 2017
Theo báo cáo của Chính phủ, thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2017 ước đạt 32,7% dự toán, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó hầu hết các khoản thu đều tăng so với cùng kỳ.
Đánh giá cao các giải pháp thu tích cực song cơ quan thẩm tra còn nhiều lo lắng về chi ngân sách năm 2017.
Như, công tác phân bổ chi tiết vốn đầu tư công trung hạn còn rất chậm khi đến nay, vẫn chưa có phương án phân bổ hoàn chỉnh, một số khoản vốn vẫn chưa phân bổ chi tiết, nhiều dự án chưa đáp ứng đủ điều kiện, thủ tục để phân bổ vốn, tiếp tục xin gia hạn thời gian hoàn thiện thủ tục.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm và đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để đẩy nhanh tiến độ tổng hợp, giao vốn, bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư - báo cáo thẩm tra nêu rõ.
Lưu ý tiếp theo là một số khoản chi về an sinh xã hội đã có trong dự toán được Quốc hội quyết định, nhưng một số chính sách sửa đổi, ban hành chậm dẫn đến thực hiện chậm, như: chi cải cách tiền lương và tinh giản biên chế, thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp xã hội, hỗ trợ hộ nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế…
Về bội chi năm 2017, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải cho biết đa số ý kiến lưu ý và cho rằng, bội chi năm 2017 có thể tăng thêm do chuyển nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (khoảng 33%) từ năm 2016 chuyển sang, giải ngân vốn ODA vượt dự toán, nguồn vay bù đắp bội chi của ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015.
Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay, bảo đảm giữ tổng mức vay của ngân sách trong phạm vi giới hạn cho phép (340.157 tỷ đồng) như nghị quyết của Quốc hội, đồng thời giảm mạnh số chuyển nguồn sang năm 2017, bảo đảm mức bội chi năm 2017 không vượt cao hơn nhiều mức bội chi 3,5%GDP đã được Quốc hội quyết định.