Chính phủ yêu cầu đánh giá việc điều hành chính sách tiền tệ
Chính phủ yêu cầu đánh giá tác động của các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế thời gian qua
Tại nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2010 vừa được ký ngày 7/12, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì đánh giá tác động của các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế thời gian qua.
Nghị quyết nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 đã có những diễn biến phức tạp, làm nảy sinh một số nhân tố bất lợi: thiên tai, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung gây thiệt hại lớn và để lại hậu quả rất nặng nề; giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh và có xu hướng tiếp tục tăng vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống; tỷ giá, giá vàng tăng cao gây tâm lý lo lắng trong xã hội; lãi suất cho vay cao ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo điều hành, triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có các giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là quản lý và kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường, tỷ giá.
Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính, vốn... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa và ổn định giá cả, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra mất cân đối cung cầu giữa các vùng, miền, địa phương trong cả nước vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Mão.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được yêu cầu rà soát các công cụ của chính sách tiền tệ, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu ổn định vĩ mô và phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế; kịp thời áp dụng các giải pháp mạnh, hiệu quả để bảo đảm kiểm soát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và lãi suất; phối hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ làm rối loạn thị trường.
Cơ quan này cũng được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đánh giá tác động của các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế thời gian qua, đề xuất giải pháp căn bản trong điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với quy luật và thực tiễn nước ta, báo cáo Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ngay sau phiên họp tháng 11 của Chính phủ.
Tại nghị quyết, Chính phủ còn yêu cầu chủ động đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; phối hợp tổ chức thực hiện tốt hoạt động phát ngôn, định hướng thông tin và cung cấp thông tin chính thức một cách công khai, minh bạch, kịp thời về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, quản lý giá và bình ổn thị trường…
Với Bộ Thông tin và Truyền thông, nghị quyết nêu rõ yêu cầu tăng cường chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền đúng, đầy đủ, khách quan, khắc phục tình trạng thông tin phiến diện, sai lệch làm ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định vĩ mô nền kinh tế, gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
Cũng theo yêu cầu của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải chú trọng đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, giảm bớt hội họp, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, công tác phòng, chống tham nhũng và lãng phí...
Nghị quyết nêu rõ, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 đã có những diễn biến phức tạp, làm nảy sinh một số nhân tố bất lợi: thiên tai, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung gây thiệt hại lớn và để lại hậu quả rất nặng nề; giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng mạnh và có xu hướng tiếp tục tăng vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống; tỷ giá, giá vàng tăng cao gây tâm lý lo lắng trong xã hội; lãi suất cho vay cao ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo điều hành, triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có các giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là quản lý và kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường, tỷ giá.
Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh, thủ tục hành chính, vốn... tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm cung ứng đủ hàng hóa và ổn định giá cả, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra mất cân đối cung cầu giữa các vùng, miền, địa phương trong cả nước vào trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Mão.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được yêu cầu rà soát các công cụ của chính sách tiền tệ, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu ổn định vĩ mô và phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng thời bảo đảm khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế; kịp thời áp dụng các giải pháp mạnh, hiệu quả để bảo đảm kiểm soát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng và lãi suất; phối hợp với ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, xử lý các trường hợp đầu cơ, găm giữ, kinh doanh trái pháp luật vàng, ngoại tệ làm rối loạn thị trường.
Cơ quan này cũng được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đánh giá tác động của các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế thời gian qua, đề xuất giải pháp căn bản trong điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với quy luật và thực tiễn nước ta, báo cáo Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ngay sau phiên họp tháng 11 của Chính phủ.
Tại nghị quyết, Chính phủ còn yêu cầu chủ động đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; phối hợp tổ chức thực hiện tốt hoạt động phát ngôn, định hướng thông tin và cung cấp thông tin chính thức một cách công khai, minh bạch, kịp thời về hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất, quản lý giá và bình ổn thị trường…
Với Bộ Thông tin và Truyền thông, nghị quyết nêu rõ yêu cầu tăng cường chỉ đạo các cơ quan báo chí thông tin, tuyên truyền đúng, đầy đủ, khách quan, khắc phục tình trạng thông tin phiến diện, sai lệch làm ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định vĩ mô nền kinh tế, gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân.
Cũng theo yêu cầu của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải chú trọng đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, giảm bớt hội họp, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính, công tác phòng, chống tham nhũng và lãng phí...