“Chính quyền thế nào thì doanh nghiệp thế ấy”
Phần lớn các doanh nhân hiện nay khó có chiến lược dài hạn, mà thường phải đi tắt đón đầu và “cắt ngọn”
Những phát ngôn của ông trong thời gian qua không phải lúc nào cũng nhận được nhiều sự đồng thuận. Nhưng cũng có không ít người hiểu ông và cho rằng, đó là những lời “nghịch nhĩ chân thành”.
Với kiến thức, kinh nghiệm và cả những đóng góp cho ngành bất động sản, mới đây ông đã được bầu làm Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM. Ông là doanh nhân Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành.
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), ông Đực đã có cuộc trò chuyện với VnEconomy về những suy nghĩ và kỳ vọng của ông trong bối cảnh thị trường khốc liệt hiện nay.
Có người ví, thị trường bất động sản mấy năm qua giống như là “cuộc chiến”. Đã có thời khắc nào mà ông và các cộng sự phải “đấu súng” để giành lấy sự tồn tại?
Nói chiến trường là có kẻ thắng người thua. Bây giờ chúng ta làm sao cùng thắng, thị trường bất động sản vượt thác để tồn tại và phát triển, người dân có nơi an cư. Đó là điều ao ước của tôi sau “cuộc chiến” này.
Trong ngành xây dựng và bất động sản tôi thường xuyên “đấu súng”, những thắng thua trong quan điểm - công việc - doanh thu là bình thường, miễn làm sao “chiến lợi phẩm” cao nhất là có được sản phẩm “tiện - bền - rẻ - đẹp”.
Trong con mắt của ông, các đồng nghiệp, các doanh nhân Việt đã và đang “chiến đấu” như thế nào?
Tôi cho rằng, chính quyền thế nào thì doanh nghiệp thế ấy. Trong suốt thời gian qua, doanh nghiệp phải vật lộn rất nhiều với các chính sách của cơ quan quản lý, mà chính sách hiện nay thì giật cục - giật lùi làm doanh nghiệp rất dễ giật mình.
Từ đó doanh nhân khó có chiến lược dài hạn, mà thường phải đi tắt đón đầu và “cắt ngọn”. Do vậy chúng ta thiếu doanh nghiệp sống chết với nghề, thiếu những thương hiệu tầm cỡ quốc gia và khu vực là thế.
Có người từng nói rằng "trong đám mây đen luôn có ánh bạc"? Liệu đây có phải là cơ hội để cho một số doanh nghiệp có thực lực vượt lên?
Tôi không thích khẩu hiệu vỗ về an thần kiều như “sau cơn mưa trời lại sáng”, “trời sinh voi sinh cỏ” và đặc biệt là trong “nguy có cơ”.
Tình hình kinh tế, xã hội đang xuống dốc chưa chịu dừng. Trong cơn “động đất - sóng thần” này ai cũng thiệt hại nặng - nhẹ, và không doanh nghiệp nào đủ sức vượt lên, chỉ mong tồn tại, kể cả phải thu nhỏ.
Nhưng sự tự thích ứng, linh hoạt với hoàn cảnh để vượt qua khó khăn chính là một đặc tính lớn của doanh nhân Việt?
Đúng là doanh nghiệp Việt rất giỏi thích ứng “chòi đạp” để tồn tại, kiên trì chịu đựng. Nhưng “sức người thì luôn có hạn”, sóng to gió lớn quá thì còn mấy người thích nghi và tồn tại được nữa.
Tất nhiên, cũng có người nói bất động sản sẽ “chết” hết để tái lập lại, tôi cho rằng điều này không xảy ra. Một số khoảng 30% sẽ tồn tại và tái sinh.
Trong thời điểm “sống mái” hiện nay, doanh nghiệp phải có tri thức và bản lĩnh. Thông minh và tri thức trong kinh doanh sản xuất. Bản lĩnh để chịu đựng, kể cả “xé ruột, cắt tay chân”.
Với kiến thức, kinh nghiệm và cả những đóng góp cho ngành bất động sản, mới đây ông đã được bầu làm Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM. Ông là doanh nhân Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành.
Nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), ông Đực đã có cuộc trò chuyện với VnEconomy về những suy nghĩ và kỳ vọng của ông trong bối cảnh thị trường khốc liệt hiện nay.
Có người ví, thị trường bất động sản mấy năm qua giống như là “cuộc chiến”. Đã có thời khắc nào mà ông và các cộng sự phải “đấu súng” để giành lấy sự tồn tại?
Nói chiến trường là có kẻ thắng người thua. Bây giờ chúng ta làm sao cùng thắng, thị trường bất động sản vượt thác để tồn tại và phát triển, người dân có nơi an cư. Đó là điều ao ước của tôi sau “cuộc chiến” này.
Trong ngành xây dựng và bất động sản tôi thường xuyên “đấu súng”, những thắng thua trong quan điểm - công việc - doanh thu là bình thường, miễn làm sao “chiến lợi phẩm” cao nhất là có được sản phẩm “tiện - bền - rẻ - đẹp”.
Trong con mắt của ông, các đồng nghiệp, các doanh nhân Việt đã và đang “chiến đấu” như thế nào?
Tôi cho rằng, chính quyền thế nào thì doanh nghiệp thế ấy. Trong suốt thời gian qua, doanh nghiệp phải vật lộn rất nhiều với các chính sách của cơ quan quản lý, mà chính sách hiện nay thì giật cục - giật lùi làm doanh nghiệp rất dễ giật mình.
Từ đó doanh nhân khó có chiến lược dài hạn, mà thường phải đi tắt đón đầu và “cắt ngọn”. Do vậy chúng ta thiếu doanh nghiệp sống chết với nghề, thiếu những thương hiệu tầm cỡ quốc gia và khu vực là thế.
Có người từng nói rằng "trong đám mây đen luôn có ánh bạc"? Liệu đây có phải là cơ hội để cho một số doanh nghiệp có thực lực vượt lên?
Tôi không thích khẩu hiệu vỗ về an thần kiều như “sau cơn mưa trời lại sáng”, “trời sinh voi sinh cỏ” và đặc biệt là trong “nguy có cơ”.
Tình hình kinh tế, xã hội đang xuống dốc chưa chịu dừng. Trong cơn “động đất - sóng thần” này ai cũng thiệt hại nặng - nhẹ, và không doanh nghiệp nào đủ sức vượt lên, chỉ mong tồn tại, kể cả phải thu nhỏ.
Nhưng sự tự thích ứng, linh hoạt với hoàn cảnh để vượt qua khó khăn chính là một đặc tính lớn của doanh nhân Việt?
Đúng là doanh nghiệp Việt rất giỏi thích ứng “chòi đạp” để tồn tại, kiên trì chịu đựng. Nhưng “sức người thì luôn có hạn”, sóng to gió lớn quá thì còn mấy người thích nghi và tồn tại được nữa.
Tất nhiên, cũng có người nói bất động sản sẽ “chết” hết để tái lập lại, tôi cho rằng điều này không xảy ra. Một số khoảng 30% sẽ tồn tại và tái sinh.
Trong thời điểm “sống mái” hiện nay, doanh nghiệp phải có tri thức và bản lĩnh. Thông minh và tri thức trong kinh doanh sản xuất. Bản lĩnh để chịu đựng, kể cả “xé ruột, cắt tay chân”.
Chuyên đề Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) của VnEconomy |