Chính quyền Trump công bố kế hoạch đàm phán lại NAFTA
NAFTA đã đưa kim ngạch thương mại giữa Mỹ, Canada và Mexico tăng gấp 4 lần, vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD vào năm 2015
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/7 đã công bố kế hoạch đầu tiên cho việc đàm phán lại Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã tồn tại 23 năm, nói rằng ưu tính chính của Washington là thu hẹp thâm hụt thương mại giữa Mỹ với Canada và Mexico.
Trong một tài liệu được chờ đợi từ lâu trình lên Quốc hội Mỹ, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói sẽ giảm tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại giữa nước này với hai quốc gia láng giềng. Để đạt mục tiêu như vậy, ông Lighthizer tuyên bố sẽ tìm cách mở rộng hơn cánh cửa cho hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Canada và Mexico trong khuôn khổ NAFTA - thỏa thuận gồm 3 quốc gia thành viên.
Lần đầu tiên trong một thỏa thuận thương mại của Mỹ, Chính phủ nước này tuyên bố muốn có một điều khoản “phù hợp” để ngăn chặn tình trạng thao túng tỷ giá đồng tiền bên phía các đối tác thương mại. Động thái này có vẻ như nhằm vào các thỏa thuận thương mại trong tương lai, thay vì nhằm vào Canada và Mexico - hai quốc gia hiện không bị Mỹ xem là thao túng tỷ giá.
Tài liệu dài 17 trang khẳng định không một quốc gia nào nên thao túng tỷ giá đồng tiền để giành lợi thế cạnh tranh bất bình đẳng. Trong suốt nhiều năm qua, Mỹ thường xuyên tố Trung Quốc cố tình định giá thấp đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu.
Trước khi kế hoạch trên được công bố, Tổng thống Trump đã chỉ trích mạnh các thỏa thuận thương mại hiện nay của Mỹ và các hoạt động thương mại mà ông cho là bất bình đẳng. Ông Trump tuyên bố sẽ có thêm các bước đi pháp lý trong vòng 6 tháng tới nhằm bảo vệ các nhà sản xuất của Mỹ.
Ông Lighthizer nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tìm cách phá bỏ một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong NAFTA mà trong đó Mỹ gần như không thể kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các công ty Canada và Mỹ.
Ngoài ra, đại diện thương mại Mỹ cũng nói sẽ đàm phán để tăng cường các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong NAFTA để những lợi ích của thỏa thuận này không rơi vào tay các quốc gia ngoài khối và nhằm khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ.
Bản kế hoạch không đề ra ngày cụ thể cho cuộc đàm phán lại về NAFTA, nhưng theo dự kiến, cuộc đàm phán sẽ bắt đầu vào giữa tháng 8.
Kể từ khi được thực thi, NAFTA đã đưa kim ngạch thương mại giữa Mỹ, Canada và Mexico tăng gấp 4 lần, vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD vào năm 2015. Nhưng cùng với đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với hai nước láng giềng này cũng tăng mạnh. Năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Mexico vượt 63 tỷ USD.
Từ khi ra tranh cử Tổng thống, ông Trump đã luôn cho rằng Mỹ là “nạn nhân” của các thỏa thuận thương mại, và thề sẽ đàm phán lại các thỏa thuận này. Ngay sau khi lên cầm quyền, ông Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trong một tài liệu được chờ đợi từ lâu trình lên Quốc hội Mỹ, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói sẽ giảm tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại giữa nước này với hai quốc gia láng giềng. Để đạt mục tiêu như vậy, ông Lighthizer tuyên bố sẽ tìm cách mở rộng hơn cánh cửa cho hàng hóa Mỹ xuất khẩu sang Canada và Mexico trong khuôn khổ NAFTA - thỏa thuận gồm 3 quốc gia thành viên.
Lần đầu tiên trong một thỏa thuận thương mại của Mỹ, Chính phủ nước này tuyên bố muốn có một điều khoản “phù hợp” để ngăn chặn tình trạng thao túng tỷ giá đồng tiền bên phía các đối tác thương mại. Động thái này có vẻ như nhằm vào các thỏa thuận thương mại trong tương lai, thay vì nhằm vào Canada và Mexico - hai quốc gia hiện không bị Mỹ xem là thao túng tỷ giá.
Tài liệu dài 17 trang khẳng định không một quốc gia nào nên thao túng tỷ giá đồng tiền để giành lợi thế cạnh tranh bất bình đẳng. Trong suốt nhiều năm qua, Mỹ thường xuyên tố Trung Quốc cố tình định giá thấp đồng Nhân dân tệ để hỗ trợ xuất khẩu.
Trước khi kế hoạch trên được công bố, Tổng thống Trump đã chỉ trích mạnh các thỏa thuận thương mại hiện nay của Mỹ và các hoạt động thương mại mà ông cho là bất bình đẳng. Ông Trump tuyên bố sẽ có thêm các bước đi pháp lý trong vòng 6 tháng tới nhằm bảo vệ các nhà sản xuất của Mỹ.
Ông Lighthizer nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tìm cách phá bỏ một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong NAFTA mà trong đó Mỹ gần như không thể kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các công ty Canada và Mỹ.
Ngoài ra, đại diện thương mại Mỹ cũng nói sẽ đàm phán để tăng cường các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ trong NAFTA để những lợi ích của thỏa thuận này không rơi vào tay các quốc gia ngoài khối và nhằm khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ.
Bản kế hoạch không đề ra ngày cụ thể cho cuộc đàm phán lại về NAFTA, nhưng theo dự kiến, cuộc đàm phán sẽ bắt đầu vào giữa tháng 8.
Kể từ khi được thực thi, NAFTA đã đưa kim ngạch thương mại giữa Mỹ, Canada và Mexico tăng gấp 4 lần, vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD vào năm 2015. Nhưng cùng với đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với hai nước láng giềng này cũng tăng mạnh. Năm 2016, thâm hụt thương mại của Mỹ với Mexico vượt 63 tỷ USD.
Từ khi ra tranh cử Tổng thống, ông Trump đã luôn cho rằng Mỹ là “nạn nhân” của các thỏa thuận thương mại, và thề sẽ đàm phán lại các thỏa thuận này. Ngay sau khi lên cầm quyền, ông Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).