Chính sách hối đoái và sức mua của VND
“Chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ là một “tấm đệm êm” cho nền kinh tế trước những “cú sốc” đối ngoại”
Hỏi chuyện ông Hisatsugu Furukawa, Chuyên gia Chính sách tài chính của Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
Ông có nhận xét gì về công cụ chính sách hối đoái của Việt Nam đối với sức mua của VND hiện nay?
Chính sách hối đoái có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức mua của đồng tiền một quốc gia. Chính phủ Việt Nam rất chú trọng đến việc duy trì sức mua của VND và kiềm chế lạm phát.
Để làm được điều này, Việt Nam đã ổn định được VND so với đồng USD bằng cách áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái giới hạn biên độ giao dịch, theo đó, VND được phép dao động trong một biên độ hẹp. Việt Nam cũng duy trì kiểm soát giá cả đối với các mặt hàng chủ chốt và thuế quan. Nhờ vào chính sách như vậy mà nền kinh tế Việt Nam đã có được sự ổn định về mặt giá cả trong thời gian qua.
Sức ép lạm phát mà nền kinh tế Việt Nam đang trải qua xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu là: sự xem xét lại các mức giá trong thời gian gần đây, giá dầu thế giới tăng, và nhu cầu lớn trong nước về nhà ở và xây dựng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính Việt Nam đã đạt được những thành quả khả quan trên thị trường tiền tệ nhờ vào những giao dịch hối đoái chủ yếu thông qua việc phát hành tín phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc yêu cầu. Từ trước đến nay, những hoạt động này đã phát huy hiệu quả khá tốt nhưng cũng có một hạn chế là làm gia tăng chi phí quản lý.
Ngoài ra, cách làm này có thể làm tăng rủi ro về kỳ hạn thanh toán và rủi ro tiền tệ nếu các bạn dùng những khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài để đầu tư dài hạn và vì vậy có thể làm lỏng các nguyên tắc tài chính của Chính phủ khi phải gia tăng chi phí tài chính.
Theo ông, Việt Nam nên áp dụng một chính sách hối đoái như thế nào để tạo sức mua đối ngoại hợp lý cho VND?
Trong tình hình hiện nay, các cơ quan chức năng Việt Nam nên điều chỉnh chính sách hối đoái linh hoạt hơn cùng với những biện pháp điều chỉnh về số lượng. Sự điều chỉnh tính thanh khoản bằng công cụ kiểm soát lãi suất sẽ tạo tính linh hoạt cao hơn trong quản lý với chi phí thấp hơn.
Nếu lãi suất linh hoạt hơn, những “người chơi” trên thị trường sẽ quan tâm đến giá cả nhiều hơn và sẽ tiến hành các giao dịch lợi thế ngoại hối giữa thị trường nước ngoài và thị trường trong nước, thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Nếu các bạn có thể duy trì VND ở mức mạnh hơn tương đối so với các đối tác nhập khẩu và yếu hơn tương đối so với các đối tác xuất khẩu thì các bạn có thể đạt được lợi ích lớn nhất xét về doanh thu ngoại tệ.
Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đang mở cửa ra nền kinh tế thế giới và số lượng đối tác thương mại đang tăng lên. Sự độc lập lẫn nhau với các đối tác thương mại cũng đang được tăng cường. Chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ là một “tấm đệm êm” cho nền kinh tế trước những “cú sốc” đối ngoại.
Về mặt phát triển thương mại quốc tế, Việt Nam nên xem xét việc sử dụng hệ thống rổ tiền tệ để xác định tỷ giá ngoại hối hợp lý nhằm góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ổn định và cho phép đồng tiền dao động linh hoạt theo cùng với xu thế kinh tế thế giới.
Theo ông, sức mua đối nội của VND được thể hiện thế nào qua chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) của Việt Nam?
Ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) xem ra chưa thể hiện đầy đủ sức mua đối nội hiện tại của VND, vì diện bao phủ và thành phần trong rổ hàng hoá tính CPI chưa phản ảnh kịp thời sự thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Bên cạnh những giới hạn nhất định trong cách tính CPI của Việt Nam, sự điều chỉnh giá cả có thể làm méo mó cách tính toán sức mua thực.
Theo tôi tìm hiểu, Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) đã rất nỗ lực trong việc tăng cường tính chân thực của chỉ số CPI để phản ánh tốt sức mua đối nội của VND. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần thường xuyên xem lại việc chọn lựa các loại hàng hoá trong “rổ” tính CPI, nên sử dụng các dữ liệu về tình hình tiêu dùng hiện tại theo Bảng điều tra về mức sống hộ gia đình.
Hơn nữa, tài sản cố định cũng có tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, nên xem xét cho mức thuê nhà vào công thức tính CPI. Ít nhất trong vòng 5 năm phải xem lại thành phần hàng hoá trong danh mục tính CPI một lần và hàng năm nên có sự đánh giá xem chỉ số CPI đã phản ánh đúng đời sống hàng ngày của người dân hay chưa.
Thêm vào đó, giá một số loại lương thực, thực phẩm dao động theo mùa, vì vậy nên công bố chỉ số CPI theo năm để bù đắp sự dao động theo mùa của giá cả hàng hoá.
Ông có nhận xét gì về công cụ chính sách hối đoái của Việt Nam đối với sức mua của VND hiện nay?
Chính sách hối đoái có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức mua của đồng tiền một quốc gia. Chính phủ Việt Nam rất chú trọng đến việc duy trì sức mua của VND và kiềm chế lạm phát.
Để làm được điều này, Việt Nam đã ổn định được VND so với đồng USD bằng cách áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái giới hạn biên độ giao dịch, theo đó, VND được phép dao động trong một biên độ hẹp. Việt Nam cũng duy trì kiểm soát giá cả đối với các mặt hàng chủ chốt và thuế quan. Nhờ vào chính sách như vậy mà nền kinh tế Việt Nam đã có được sự ổn định về mặt giá cả trong thời gian qua.
Sức ép lạm phát mà nền kinh tế Việt Nam đang trải qua xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu là: sự xem xét lại các mức giá trong thời gian gần đây, giá dầu thế giới tăng, và nhu cầu lớn trong nước về nhà ở và xây dựng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính Việt Nam đã đạt được những thành quả khả quan trên thị trường tiền tệ nhờ vào những giao dịch hối đoái chủ yếu thông qua việc phát hành tín phiếu kho bạc Nhà nước, trái phiếu Chính phủ và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc yêu cầu. Từ trước đến nay, những hoạt động này đã phát huy hiệu quả khá tốt nhưng cũng có một hạn chế là làm gia tăng chi phí quản lý.
Ngoài ra, cách làm này có thể làm tăng rủi ro về kỳ hạn thanh toán và rủi ro tiền tệ nếu các bạn dùng những khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài để đầu tư dài hạn và vì vậy có thể làm lỏng các nguyên tắc tài chính của Chính phủ khi phải gia tăng chi phí tài chính.
Theo ông, Việt Nam nên áp dụng một chính sách hối đoái như thế nào để tạo sức mua đối ngoại hợp lý cho VND?
Trong tình hình hiện nay, các cơ quan chức năng Việt Nam nên điều chỉnh chính sách hối đoái linh hoạt hơn cùng với những biện pháp điều chỉnh về số lượng. Sự điều chỉnh tính thanh khoản bằng công cụ kiểm soát lãi suất sẽ tạo tính linh hoạt cao hơn trong quản lý với chi phí thấp hơn.
Nếu lãi suất linh hoạt hơn, những “người chơi” trên thị trường sẽ quan tâm đến giá cả nhiều hơn và sẽ tiến hành các giao dịch lợi thế ngoại hối giữa thị trường nước ngoài và thị trường trong nước, thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Nếu các bạn có thể duy trì VND ở mức mạnh hơn tương đối so với các đối tác nhập khẩu và yếu hơn tương đối so với các đối tác xuất khẩu thì các bạn có thể đạt được lợi ích lớn nhất xét về doanh thu ngoại tệ.
Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đang mở cửa ra nền kinh tế thế giới và số lượng đối tác thương mại đang tăng lên. Sự độc lập lẫn nhau với các đối tác thương mại cũng đang được tăng cường. Chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn sẽ là một “tấm đệm êm” cho nền kinh tế trước những “cú sốc” đối ngoại.
Về mặt phát triển thương mại quốc tế, Việt Nam nên xem xét việc sử dụng hệ thống rổ tiền tệ để xác định tỷ giá ngoại hối hợp lý nhằm góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ổn định và cho phép đồng tiền dao động linh hoạt theo cùng với xu thế kinh tế thế giới.
Theo ông, sức mua đối nội của VND được thể hiện thế nào qua chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI) của Việt Nam?
Ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) xem ra chưa thể hiện đầy đủ sức mua đối nội hiện tại của VND, vì diện bao phủ và thành phần trong rổ hàng hoá tính CPI chưa phản ảnh kịp thời sự thay đổi trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Bên cạnh những giới hạn nhất định trong cách tính CPI của Việt Nam, sự điều chỉnh giá cả có thể làm méo mó cách tính toán sức mua thực.
Theo tôi tìm hiểu, Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) đã rất nỗ lực trong việc tăng cường tính chân thực của chỉ số CPI để phản ánh tốt sức mua đối nội của VND. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần thường xuyên xem lại việc chọn lựa các loại hàng hoá trong “rổ” tính CPI, nên sử dụng các dữ liệu về tình hình tiêu dùng hiện tại theo Bảng điều tra về mức sống hộ gia đình.
Hơn nữa, tài sản cố định cũng có tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, nên xem xét cho mức thuê nhà vào công thức tính CPI. Ít nhất trong vòng 5 năm phải xem lại thành phần hàng hoá trong danh mục tính CPI một lần và hàng năm nên có sự đánh giá xem chỉ số CPI đã phản ánh đúng đời sống hàng ngày của người dân hay chưa.
Thêm vào đó, giá một số loại lương thực, thực phẩm dao động theo mùa, vì vậy nên công bố chỉ số CPI theo năm để bù đắp sự dao động theo mùa của giá cả hàng hoá.