Chính sách “một con” đe dọa kinh tế Trung Quốc
Chính sách dân số ở Trung Quốc có khả năng đẩy nước này vào tình trạng dân số già hóa, kéo theo các hệ lụy về kinh tế
Cuối tuần trước, Trung Quốc đã công bố kết quả điều tra dân số, theo đó nước này có xấp xỉ 1,34 tỷ người. Tuy nhiên, giới phân tích quốc tế cho rằng, chính sách "một con" đang đẩy quốc gia này tới tình trạng dân số già hóa.
Dẫn bài viết với tựa đề "Trung Quốc đối mặt với hiện tượng dân số già hóa và đô thị hóa" trên tờ Le Figaro, RFI cho biết, mức tăng dân số ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong suốt thập niên từ năm 2000 đến nay chỉ có 0,57%/năm, giảm một nửa so với những năm 1990.
Theo dự báo, Trung Quốc sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển trung hạn. Trong khi đó, quá trình công nghiệp hóa ào ạt của Trung Quốc, đã kéo theo sự gia tăng nhanh chóng số người di cư về các vùng đô thị để sinh sống.
Năm 2000, dân số thành thị ở Trung Quốc chỉ chiếm 36,1%, nhưng năm 2010, con số này lên đến 49,7%. Người dân rời bỏ đồng quê lên thành thị sinh sống thường có cuộc sống tốt hơn, vì thế tuổi thọ cũng tăng theo.
Theo thống kê, số người trong độ tuổi từ 60 trở lên chiếm 13,26% dân số. Do đó, Chính phủ Trung Quốc sẽ phải cố gắng hơn nữa trong công tác an sinh xã hội và bảo hiểm y tế.
Một chuyên gia kinh tế phương Tây nhận định, con số 88 triệu người trong độ tuổi từ 65 trở lên theo thống kê năm 2000, sẽ tăng lên thành 199 triệu vào năm 2025, và 349 triệu vào năm 2050.
Tờ Le Figaro cho rằng, có vẻ như Bắc Kinh chưa có một chiến lược thật sự để đối phó với tình trạng dân số già hóa. Hiện thời, Chính phủ Trung Quốc chỉ tập trung vào việc giáo dục thanh niên. Số người trong độ tuổi dưới 14 hiện chiếm 16,6% dân số, tức giảm đi đến 6,29% so với năm 2000.
Thêm vào đó, tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ ngày càng giãn cách, hiện là 118 nam/100 nữ. Cứ đà này, đến năm 2020, sẽ có 24 triệu thanh niên không có cơ may lấy vợ sinh con.
Chia sẻ quan điểm trên, tờ Le Monde có bài nhận định "Hiện tượng dân số tăng chậm làm lung lay sự tăng trưởng kinh tế huyền thoại của Trung Quốc", trong đó cho biết, thoạt nhìn qua số liệu vừa được công bố, thấy rằng chính sách gia đình một con của Chính phủ Trung Quốc đã thành công.
Thế nhưng xét kỹ, chính sách này rõ ràng là lợi bất cập hại, bởi dân số nước này đang bị già hóa, mất cân đối và bị đô thị hóa quá nhanh.
Theo báo này, ngoài sức ép từ chính sách gia đình một con, hiện tượng dân số Trung Quốc mất cân đối còn bởi các nguyên nhân kinh tế xã hội. Người Trung Quốc ngày càng ngại sinh con, do cuộc sống ngày càng đắt đỏ, chi phí học hành, y tế cho trẻ nhỏ cao...
Tờ New York Times nhận định, dân số càng tăng chậm thì khủng hoảng càng đến gần. Thống kê dân số của Trung Quốc cho thấy nước này sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn. Số người tuổi trên 60 ngày càng nhiều, trong khi số dưới 14 tuổi giảm.
Nền kinh tế đang lên của Trung Quốc đang rất cần đội ngũ nhân lực trẻ (từ 16 đến 19 tuổi ). Thế nhưng, tình hình cho thấy, nguồn nhân lực này sẽ bị thiếu hụt. Nước này có thể "trở thành một quốc gia già nua trước khi trở nên giàu có".
Dẫn bài viết với tựa đề "Trung Quốc đối mặt với hiện tượng dân số già hóa và đô thị hóa" trên tờ Le Figaro, RFI cho biết, mức tăng dân số ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong suốt thập niên từ năm 2000 đến nay chỉ có 0,57%/năm, giảm một nửa so với những năm 1990.
Theo dự báo, Trung Quốc sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển trung hạn. Trong khi đó, quá trình công nghiệp hóa ào ạt của Trung Quốc, đã kéo theo sự gia tăng nhanh chóng số người di cư về các vùng đô thị để sinh sống.
Năm 2000, dân số thành thị ở Trung Quốc chỉ chiếm 36,1%, nhưng năm 2010, con số này lên đến 49,7%. Người dân rời bỏ đồng quê lên thành thị sinh sống thường có cuộc sống tốt hơn, vì thế tuổi thọ cũng tăng theo.
Theo thống kê, số người trong độ tuổi từ 60 trở lên chiếm 13,26% dân số. Do đó, Chính phủ Trung Quốc sẽ phải cố gắng hơn nữa trong công tác an sinh xã hội và bảo hiểm y tế.
Một chuyên gia kinh tế phương Tây nhận định, con số 88 triệu người trong độ tuổi từ 65 trở lên theo thống kê năm 2000, sẽ tăng lên thành 199 triệu vào năm 2025, và 349 triệu vào năm 2050.
Tờ Le Figaro cho rằng, có vẻ như Bắc Kinh chưa có một chiến lược thật sự để đối phó với tình trạng dân số già hóa. Hiện thời, Chính phủ Trung Quốc chỉ tập trung vào việc giáo dục thanh niên. Số người trong độ tuổi dưới 14 hiện chiếm 16,6% dân số, tức giảm đi đến 6,29% so với năm 2000.
Thêm vào đó, tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ ngày càng giãn cách, hiện là 118 nam/100 nữ. Cứ đà này, đến năm 2020, sẽ có 24 triệu thanh niên không có cơ may lấy vợ sinh con.
Chia sẻ quan điểm trên, tờ Le Monde có bài nhận định "Hiện tượng dân số tăng chậm làm lung lay sự tăng trưởng kinh tế huyền thoại của Trung Quốc", trong đó cho biết, thoạt nhìn qua số liệu vừa được công bố, thấy rằng chính sách gia đình một con của Chính phủ Trung Quốc đã thành công.
Thế nhưng xét kỹ, chính sách này rõ ràng là lợi bất cập hại, bởi dân số nước này đang bị già hóa, mất cân đối và bị đô thị hóa quá nhanh.
Theo báo này, ngoài sức ép từ chính sách gia đình một con, hiện tượng dân số Trung Quốc mất cân đối còn bởi các nguyên nhân kinh tế xã hội. Người Trung Quốc ngày càng ngại sinh con, do cuộc sống ngày càng đắt đỏ, chi phí học hành, y tế cho trẻ nhỏ cao...
Tờ New York Times nhận định, dân số càng tăng chậm thì khủng hoảng càng đến gần. Thống kê dân số của Trung Quốc cho thấy nước này sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn. Số người tuổi trên 60 ngày càng nhiều, trong khi số dưới 14 tuổi giảm.
Nền kinh tế đang lên của Trung Quốc đang rất cần đội ngũ nhân lực trẻ (từ 16 đến 19 tuổi ). Thế nhưng, tình hình cho thấy, nguồn nhân lực này sẽ bị thiếu hụt. Nước này có thể "trở thành một quốc gia già nua trước khi trở nên giàu có".