Chính sách tiền tệ, nhìn từ những sự kiện trôi qua lặng lẽ
Những sự kiện này có điểm chung, là không lấp lánh và ồn ào về thông tin
Ngày 19/6 vừa qua, trong e-mail trao đổi với phóng viên VnEconomy, giám đốc khối nghiên cứu một ngân hàng thương mại cho biết, ông đã bị “trệch” nhịp về tỷ giá.
“Tôi đã cá cược vui với một số người rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ nâng giá mua vào USD thêm 50 VND vào cuối tuần đầu tháng 6, trước sự kiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, nhưng đã bị trệch”, ông cho biết.
Tình huống chính sách đã có người trù tính, còn lại là thời điểm. Ngân hàng Nhà nước cuối cùng đã nâng giá mua vào USD, sau khi FED tăng lãi suất vài ngày. Lựa chọn này được bạn đọc trên cho là sự thận trọng của chính sách, lựa theo phản ứng của thị trường - sự ổn định.
Trước đó, tại tháng 4/2017, Ngân hàng Nhà nước cũng đã “lặng lẽ” nâng giá mua vào USD, mà phải đến ngày hôm sau giới truyền thông mới nắm được để thông tin rộng rãi.
Chính sách tỷ giá một năm trở lại đây chủ động đi trong lặng lẽ như vậy. Kết quả đạt được cũng không lấp lánh, ồn ào. Mục tiêu là, nhà điều hành chủ động kiểm soát và lai dắt được thị trường, tỷ giá đến đích đến mong muốn.
Và thêm nữa, sự kiện kết nối sự kiện, tuần qua Ngân hàng Nhà nước đã trở lại mua vào ngoại tệ. Cũng không lấp lánh và ồn ào về thông tin, còn nguồn lực dự trữ ngoại hối quốc gia tiếp tục tăng lên.
Ngoài các thành viên trực tiếp tham gia thị trường, tuyệt nhiên hoạt động mua vào đó không thấy đề cập ở các kênh truyền thông đại chúng.
Từ đầu năm đến nay, nhập siêu trở lại khá cao. Thế nhưng, tỷ giá USD/VND vẫn ổn định, thậm chí quá ổn định nếu xét đến khía cạnh cần động lực hỗ trợ cho xuất khẩu. Nhập siêu cao, hay một cán cân bị lệch, nhưng hoạt động mua vào ngoại tệ gia tăng dự trữ ngoại hối lại thể hiện.
Có một tính toán dẫn đến: hoạt động găm giữ ngoại tệ đã giảm bớt, dịch chuyển vốn từ USD sang VND trong dân cư đã thể hiện (?). Ở đây có cấu phần quan trọng là trần lãi suất huy động USD vẫn áp 0%/năm.
Và cho đến nay, cơ chế trần lãi suất 0% đó, đặt trong diễn biến FED liên tục tăng lãi suất, vẫn chưa cho thấy điều quan ngại đặt ra thời gian qua là vốn ngoại có thể đảo chiều.
Thực tế, VnEconomy tìm hiểu ở kênh giám sát tổng thể của Ngân hàng Nhà nước, vốn ngoại có độ linh hoạt cao như đầu tư trên thị trường chứng khoán thậm chí còn mua ròng, ước tính nửa đầu năm nay cao hơn đáng kể so với cùng kỳ 2016.
Mua vào ngoại tệ, đối ứng là nguồn vốn VND đưa ra. Đã khoảng bốn tháng qua, Ngân hàng Nhà nước không dùng đến công cụ phát hành tín phiếu để hút bớt VND về, thậm chí cho đến nay vẫn mở kênh hỗ trợ vốn cầm cố, dù hệ thống các tổ chức tín dụng đã tự cân đối nguồn với thanh khoản dồi dào, số dư cho vay hỗ trợ gần đây chỉ vỏn vẹn 50 tỷ đồng, nhiều phiên nhà điều hành chào vốn nhưng “ế”.
Khớp với diễn biến thanh khoản và trạng thái vốn trên, lãi suất liên ngân hàng liên tiếp giảm mạnh từ hai tháng trước rồi ổn định ở mức thấp, như lãi suất VND qua đêm chỉ còn 2-2,4%/năm…
Những hoạt động, nghiệp vụ và diễn biến trên đan xen, cùng kết nối với điểm ngắm khác nữa của Ngân hàng Nhà nước: phối hợp và hỗ trợ một cấu phần nhiệm vụ của chính sách tài khóa.
Trong nửa đầu 2017, hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ diễn ra thuận lợi, thể hiện ở kết quả huy động và lãi suất phải trả. Không ồn ào và lấp lánh, kết quả ở kênh này có sự hợp tác và điều tiết nói trên của chính sách tiền tệ.
Một trong những giá trị đã thể hiện rõ. Nhìn đến tuần qua, điển hình như phiên đấu thầu ngày 21/6, Kho bạc Nhà nước gần như đã huy động được 100% khối lượng trái phiếu Chính phủ gọi thầu (6.500 tỷ đồng); trong đó, lãi suất tiếp tục giảm, như ở kỳ hạn 5 năm chỉ còn 4,9%/năm.
Nhìn lại hơn một năm về trước, ngân sách Nhà nước đã từng phải trả chi phí huy động lên tới khoảng 6,4%/năm ở kỳ hạn trên, nay đã giảm được rất sâu xuống chỉ còn 4,9%. Và đây cũng là triển vọng lãi suất vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp nói chung trong thời gian tới.
Thời gian tới, cùng với hoạt động điều tiết vốn và thanh khoản tốt và ổn định cho đến nay đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã đặt ra triển vọng tại diễn đàn Quốc hội vừa qua: với nghị quyết xử lý nợ xấu đi vào thực tiễn, lãi suất cho vay có thêm cơ sở để kỳ vọng giảm thêm.
“Tôi đã cá cược vui với một số người rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ nâng giá mua vào USD thêm 50 VND vào cuối tuần đầu tháng 6, trước sự kiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, nhưng đã bị trệch”, ông cho biết.
Tình huống chính sách đã có người trù tính, còn lại là thời điểm. Ngân hàng Nhà nước cuối cùng đã nâng giá mua vào USD, sau khi FED tăng lãi suất vài ngày. Lựa chọn này được bạn đọc trên cho là sự thận trọng của chính sách, lựa theo phản ứng của thị trường - sự ổn định.
Trước đó, tại tháng 4/2017, Ngân hàng Nhà nước cũng đã “lặng lẽ” nâng giá mua vào USD, mà phải đến ngày hôm sau giới truyền thông mới nắm được để thông tin rộng rãi.
Chính sách tỷ giá một năm trở lại đây chủ động đi trong lặng lẽ như vậy. Kết quả đạt được cũng không lấp lánh, ồn ào. Mục tiêu là, nhà điều hành chủ động kiểm soát và lai dắt được thị trường, tỷ giá đến đích đến mong muốn.
Và thêm nữa, sự kiện kết nối sự kiện, tuần qua Ngân hàng Nhà nước đã trở lại mua vào ngoại tệ. Cũng không lấp lánh và ồn ào về thông tin, còn nguồn lực dự trữ ngoại hối quốc gia tiếp tục tăng lên.
Ngoài các thành viên trực tiếp tham gia thị trường, tuyệt nhiên hoạt động mua vào đó không thấy đề cập ở các kênh truyền thông đại chúng.
Từ đầu năm đến nay, nhập siêu trở lại khá cao. Thế nhưng, tỷ giá USD/VND vẫn ổn định, thậm chí quá ổn định nếu xét đến khía cạnh cần động lực hỗ trợ cho xuất khẩu. Nhập siêu cao, hay một cán cân bị lệch, nhưng hoạt động mua vào ngoại tệ gia tăng dự trữ ngoại hối lại thể hiện.
Có một tính toán dẫn đến: hoạt động găm giữ ngoại tệ đã giảm bớt, dịch chuyển vốn từ USD sang VND trong dân cư đã thể hiện (?). Ở đây có cấu phần quan trọng là trần lãi suất huy động USD vẫn áp 0%/năm.
Và cho đến nay, cơ chế trần lãi suất 0% đó, đặt trong diễn biến FED liên tục tăng lãi suất, vẫn chưa cho thấy điều quan ngại đặt ra thời gian qua là vốn ngoại có thể đảo chiều.
Thực tế, VnEconomy tìm hiểu ở kênh giám sát tổng thể của Ngân hàng Nhà nước, vốn ngoại có độ linh hoạt cao như đầu tư trên thị trường chứng khoán thậm chí còn mua ròng, ước tính nửa đầu năm nay cao hơn đáng kể so với cùng kỳ 2016.
Mua vào ngoại tệ, đối ứng là nguồn vốn VND đưa ra. Đã khoảng bốn tháng qua, Ngân hàng Nhà nước không dùng đến công cụ phát hành tín phiếu để hút bớt VND về, thậm chí cho đến nay vẫn mở kênh hỗ trợ vốn cầm cố, dù hệ thống các tổ chức tín dụng đã tự cân đối nguồn với thanh khoản dồi dào, số dư cho vay hỗ trợ gần đây chỉ vỏn vẹn 50 tỷ đồng, nhiều phiên nhà điều hành chào vốn nhưng “ế”.
Khớp với diễn biến thanh khoản và trạng thái vốn trên, lãi suất liên ngân hàng liên tiếp giảm mạnh từ hai tháng trước rồi ổn định ở mức thấp, như lãi suất VND qua đêm chỉ còn 2-2,4%/năm…
Những hoạt động, nghiệp vụ và diễn biến trên đan xen, cùng kết nối với điểm ngắm khác nữa của Ngân hàng Nhà nước: phối hợp và hỗ trợ một cấu phần nhiệm vụ của chính sách tài khóa.
Trong nửa đầu 2017, hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ diễn ra thuận lợi, thể hiện ở kết quả huy động và lãi suất phải trả. Không ồn ào và lấp lánh, kết quả ở kênh này có sự hợp tác và điều tiết nói trên của chính sách tiền tệ.
Một trong những giá trị đã thể hiện rõ. Nhìn đến tuần qua, điển hình như phiên đấu thầu ngày 21/6, Kho bạc Nhà nước gần như đã huy động được 100% khối lượng trái phiếu Chính phủ gọi thầu (6.500 tỷ đồng); trong đó, lãi suất tiếp tục giảm, như ở kỳ hạn 5 năm chỉ còn 4,9%/năm.
Nhìn lại hơn một năm về trước, ngân sách Nhà nước đã từng phải trả chi phí huy động lên tới khoảng 6,4%/năm ở kỳ hạn trên, nay đã giảm được rất sâu xuống chỉ còn 4,9%. Và đây cũng là triển vọng lãi suất vay vốn trung và dài hạn của doanh nghiệp nói chung trong thời gian tới.
Thời gian tới, cùng với hoạt động điều tiết vốn và thanh khoản tốt và ổn định cho đến nay đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng đã đặt ra triển vọng tại diễn đàn Quốc hội vừa qua: với nghị quyết xử lý nợ xấu đi vào thực tiễn, lãi suất cho vay có thêm cơ sở để kỳ vọng giảm thêm.