Chính thức có giải pháp “cứu” bất động sản
Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương rà soát tất cả các dự án phát triển nhà ở
Hàng loạt các giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương rà soát tất cả các dự án phát triển nhà ở để phân loại các dự án được tiếp tục thực hiện, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở, chuyển đổi sang phát triển nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội.
Các bộ, ngành cần hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp, như: giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường; áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua; chuyển sang nhà ở xã hội.
Cùng với đó, các cơ quan chức năng phải rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Đặc biệt, Chính phủ cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, sinh viên và làm các công trình dịch vụ như: Bệnh viện, trường học, khách sạn, dịch vụ thương mại đang có nhu cầu nhưng phải phù hợp quy hoạch và điều kiện cơ sở hạ tầng.
Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.
Ngoài ra, trong các giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội quyết định: giảm 50% thuế VAT từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội; giảm 30% thuế VAT đầu ra đối với hoạt động kinh doanh, đầu tư nhà ở là căn hộ có diện tích dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; áp dụng thuế suất 10% đối với thuế thu nhập doanh nghiệp sớm hơn 6 tháng so với lộ trình cho các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội.
Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu để sớm hình thành các định chế tài chính mới như: quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản, cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở…nhằm tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương rà soát tất cả các dự án phát triển nhà ở để phân loại các dự án được tiếp tục thực hiện, các dự án cần tạm dừng, các dự án cần điều chỉnh cơ cấu, loại hình nhà ở, chuyển đổi sang phát triển nhà ở xã hội cho phù hợp với nhu cầu của thị trường và nguồn lực xã hội.
Các bộ, ngành cần hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp cho phù hợp, như: giảm giá bán, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường; áp dụng các phương thức bán hàng linh hoạt, khuyến khích chuyển sang hình thức cho thuê, thuê mua; chuyển sang nhà ở xã hội.
Cùng với đó, các cơ quan chức năng phải rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Đặc biệt, Chính phủ cho phép chuyển các dự án nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội để cho thuê hoặc cho thuê mua cho các đối tượng chính sách, người thu nhập thấp, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, sinh viên và làm các công trình dịch vụ như: Bệnh viện, trường học, khách sạn, dịch vụ thương mại đang có nhu cầu nhưng phải phù hợp quy hoạch và điều kiện cơ sở hạ tầng.
Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước dành một lượng vốn hợp lý (tối thiểu khoảng 3% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước) để cho các đối tượng thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 với lãi suất thấp, kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và cho vay đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp chuyển đổi công năng của dự án đầu tư sang dự án nhà ở xã hội với lãi suất hợp lý và kỳ hạn trả nợ phù hợp với kỳ hạn của nguồn vốn và khả năng trả nợ của khách hàng.
Ngoài ra, trong các giải pháp về thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội quyết định: giảm 50% thuế VAT từ ngày 1/7/2013 đến hết ngày 30/6/2014 đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh nhà ở xã hội; giảm 30% thuế VAT đầu ra đối với hoạt động kinh doanh, đầu tư nhà ở là căn hộ có diện tích dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; áp dụng thuế suất 10% đối với thuế thu nhập doanh nghiệp sớm hơn 6 tháng so với lộ trình cho các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội.
Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu để sớm hình thành các định chế tài chính mới như: quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư bất động sản, cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở…nhằm tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường bất động sản.