13:49 21/03/2018

Chớ coi thường bệnh vặt

PV

3.Đau răng

Cúm, viêm họng, sâu răng… vốn là những "bệnh vặt", vẫn được nhiều người điều trị tại nhà. Nhưng 5% trong số đó phải chịu những biến chứng nặng nề của bệnh do họ không chịu nghỉ ngơi đến nơi đến chốn.
Chớ coi thường bệnh vặt - Ảnh 1.
Thực tế là, cảm cúm, viêm họng, sâu răng… lâu nay không được nhiều người coi là bệnh. Nếu gặp phải, dù yêu cầu là phải nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cho bệnh mau khỏi thì nhiều người vẫn cố gắng để làm việc trong khi vẫn hắt hơi, chảy nước mũi và họng rát đỏ. Và đó được coi là một nguyên nhân khiến căn bệnh mau chóng trở nên nặng hơn, sức đề kháng của cơ thể yếu đi và vi khuẩn, virus – nguyên nhân gây bệnh mau chóng xâm nhập được vào các bộ phận khác, từng bước làm suy yếu cơ thể con người. Chúng có thể đánh lừa hệ đề kháng của chúng ta hiệu quả đến mức thay vì nỗ lực loại bỏ kẻ xâm lược, hệ đề kháng tiêu diệt tế bào của cơ thể. Một số chủng loại liên cầu khuẩn thậm chí có khẳng tạo ra chất độc hủy hoại mô của nhều cơ quan, trong đó có tim.
    1. Cúm
Đa số chúng ta vẫn coi thường bệnh cúm. Các bác sĩ xác nhận phần nhiều bệnh nhân tự xoay xở chữa bệnh theo cách cổ truyền, không đến phòng khám, cũng không nghỉ ngơi trong thời gian bệnh. Cho nên, có 5% trong số nạn nhân các bệnh do vius ( cúm chiếm đa số) bị biến chứng viêm cơ tim – có thể dẫn đến tổn thương tim vĩnh viễn. đặc biệt những người đã bị bệnh tim, thí dụ sau nhồi máu cơ tim là đối tượng bị nguy cơ cao nhất biến chứng cúm nghiêm trọng thậm chí đe dọa đến thính mạng. Giới chuyên môn cũng đã chứng minh, trong giai đoạn virus cúm chi phối cơ thể, con số các cơn đau tim nguy hiểm đe dọa tính mạng tăng gấp 3 lần bình thường.Theo các chuyên gia, hàng năm bạn cần tiêm phòng cúm, tốt nhất là vào mùa thu, song có thể chậm hơn vào tháng 12 hoặc tháng 1.
    2. Viêm họng
Cách thức ngăn ngừa biến chúng duy nhất hiệu quả là nhanh chóng gõ cửa phòng khám, - trường hợp nghi ngờ viêm họng và sử dụng kịp thời thuốc kháng sinh. Sốt thấp khớp có thể xuất hiện thậm chí vài tháng, hoặc vài năm sau ngày bị viêm họng vì thế, cần nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ, nếu quá khứ từng bị viêm họng giờ đây tình trạng hâm hấp sốt kéo dài, toàn thân cảm thấy suy nhược, tim hoạt động bất thường, chắc chăn sẽ phải thực hiện không ít xét nghiệm.
Chớ coi thường bệnh vặt - Ảnh 2.
Giới chuyên gia đã chứng mình chắc chắn, tình trạng viêm nướu lợi và sâu răng có mối quan hệ mật thiết với các bệnh tim và toàn bộ hệ tuần hoàn máu. Thứ nhất, vi trùng hiện diện theo vòm miệng có thể tỏa ra tranh thủ những thao tác thường nhật như ăn uống và vệ sinh răng miệng và thâm nhập đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể thông qua đường máu. Định cư trong trái tim, vi khuẩn thường là sự khởi đầu của bệnh viêm gan tim, hết sức nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra với mọi người, song đặc biệt nguy hiểm với đối tượng mắc bệnh tim. Thứ hai, thực tế cho thấy, vi khuẩn từ vòm miệng có thể tấn công tế bào màng giữa mao mạch gây ra hoặc đẩy nhanh quá trình hình thành các cục máu đông – dẫn đến nhồi máu cơ tim.Thường xuyên ghé qua phòng khám răng ( 6 tháng một lần) là cơ may duy nhất loại bỏ vi trùng tấn công trái tim. Cần chữa trị không chỉ sâu răng mà cả tình trạng viêm nướu- lợi. Điều này hết sức quan trọng một khi phát hiện ra dấu hiệu đáng lo ngại như chảy máu chân răng hoặc hở chân răng.4.Mất ngủ thường xuyênNghiên cứu của một nhóm bác sĩ tại Pháp cho thấy: mất ngủ do áp lực căng thẳng, stress từ công việc, khủng hoảng tài chính chiếm tỷ lệ cao nhất với 70%. Tiếp đến là sóng gió gia đình, những lý do bất lợi khác… gây ức chế, nóng giận, hoảng hốt hoặc tất cả nguyên nhân kết hợp lại tạo thành căng thẳng thường xuyên gây ra chúng mất ngủ đáng sợ.
Mất ngủ kéo dài gây hoảng loạn, nhiều nguy cơ biến chúng thành các bệnh thực thể như thoái hóa xương, đau nhức dây thần kinh, tổn thương chức năng điều tiết não bộ, gây viêm loét dạ dày, rối loạn thần kinh thực vật, hội chứng đại tràng kích thích, chán ăn, gầy rộc đi, hạ huyết áp… Ở một số trường hợp, tình trạng này còn dẫn đến rối loạn tim mạch, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hồi hộp, lo sợ, béo phì thậm chí mắc đái tháo đường…
Chớ coi thường bệnh vặt - Ảnh 3.
5. Đau thắt ngựcDấu hiệu nhận biết các cơn đau thắt ngực thường xảy ra ở vùng ngực trái, phía sau xương ức. Người bệnh có cảm giác nặng ngực hoặc như bị bóp chặt lồng ngực. Cơn đau có thể lan lên vai trái, lên cằm hoặc chuyển xuống mặt trong cánh tay trái. Đôi khi người bệnh có cảm giác như bị ngộp thở, mặt tím tái, người vã mồ hôi. Cơn đau thường kéo dài từ vài phút đến 10- 15 phút.Người bệnh sẽ trở lại bình thường sau khi nghỉ ngơi, khi điều hòa được cảm xúc sau khi đã dùng thuốc. Ngược lại, nếu tần suất cơn đau thường xảy ra khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc cơn đau không thuyên giảm khi đã dùng thuốc, những trường hợp này cần phải nghĩ đến nguy cơ có thể dẫn đến các bệnh về tim. Đối với bệnh nhân tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ bị bệnh động mạch vành.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch vành như gia đình có tiền sử mắc bệnh. Ngoài ra, hút thuốc là làm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng lên gấp 2 lần mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid, viêm phổi… Uống quá nhiều rượu, bia cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra thiếu mạn tính cục bộ ở cơ tim, làm xuất hiện những cơn đau ngực.Tuy nhiên để phòng tránh các bệnh liên quan đến đau ngực chúng ta cần thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc là yêu cầu quan trọng, xây dựng một lối sống thanh thản, vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức, nhất là tình trạng stress. Cần phải tập thể dục thể thao điều độ và thường xuyên. Trong ăn uống người bệnh cần hạn chế tối đa ăn mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít đường, bơ, phomát, không nên ăn mặn, những món dưa cà…càng hạn chế. Đặc biệt, không nên ăn với các món phủ tạng động vật.6. Viêm da dị ứngĐây cũng được biết như bệnh chàm,- là căn bệnh da mãn tính ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn- ở các vùng da trên cơ thể đặc biệt là da mặt. Triệu chứng của bệnh thường là da khô, châm chích và ngứa, ngoài ra, da cũng dày lên, có thể nứt nẻ và thỉnh thoảng bị chảy máu. Nguyên nhân có thể là do độ ẩm trong cơ thể bị tụt giảm dẫn đến sự trao đổi chất axit béo bị vỡ do đó hàng rào chức năng da sụp đổ. Đây là một bệnh mạn tính, tình trạng kéo dài có thể sẽ được đi kèm với bệnh hen suyễn hay sốt.Để giúp giảm ngứa và làm dịu da vị viêm, hãy thử các biện pháp tự chăm sóc dưới đây: xác định vùng da bị viêm trêm mặt  để tránh gây tổn thương cho vùng da đó. Nhanh chóng thay đổi nhiệt độ. Ra mồ hôi nhiều và căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng vậy nên luôn luôn tiết chế cảm xúc. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm len, chẳng hạn như thảm, giường và quần áo, cũng như xà phòng và chất tẩy rửa.Bạn có thẻ dùng thuốc chống ngứa hoặc calamine lotion ( thuốc trị dị ứng, rôm sẩy) điều trị các triệu chứng di ứng, ngứa, làm dịu mát da, chống mẩn đỏ và các triệu chứng nổi rôm sảy. Kem hydrocortisone nonprescription, có ít nhất 1% hydrocortisone có thể tạm thời làm giảm ngứa. Thuốc kháng histamine đường uống không càn toa, chẳng hạn như diphenhydramine, có thể hữu ích nếu ngứa là nghiêm trọng. Tuy nhiên lưu ý rằng, tốt nhất mọi loại thuốc đều cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.