Cho thuê lao động vẫn “ngoài vòng pháp luật”?
Mặc dù hoạt động khá sôi động gần chục năm nay nhưng dịch vụ cho thuê lao động vẫn đang nằm ngoài vòng kiểm soát
Từ ngày 30/8, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ kiểm tra hoạt động cho thuê lao động tại 5 tỉnh, thành phố trọng điểm và yêu cầu 20 địa phương khác báo cáo về tình trạng này.
Thực tế cho thấy dịch vụ cho thuê lao động hiện đang khá sôi động nhưng vẫn nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.
Cung cầu là có thật
Chuẩn bị cho mùa trung thu, một doanh nghiệp sản xuất bánh mứt kẹo thay vì đăng thông báo tuyển nhân viên bán hàng thời vụ đã ký hợp đồng với một doanh nghiệp dịch vụ việc làm để có được 50 nhân viên bán hàng tại các cửa hàng, điểm bán bánh trung thu trên địa bàn Hà Nội. Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) cũng có rất nhiều doanh nghiệp phải tìm tới dịch vụ này để thuê nhân lực.
Dù chưa có một điều tra hay khảo sát chính thức nào song có thể thấy hiện có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lao động.
Một giám đốc doanh nghiệp đã từng có nhu cầu về dịch vụ này cho biết, hiện hầu hết các công ty dịch vụ việc làm được thành lập với hoạt động chính là cho thuê nhân lực. Vị này cho rằng, hoạt động giới thiệu việc làm cho các cá nhân chỉ là việc phụ và thực tế không mang lại nhiều lợi nhuận.
Tại nhiều khu công nghiệp của Hà Nội, các quảng cáo về những công ty cho thuê lao động cũng được dán khắp nơi. Trong đó, khá quen thuộc là Công ty DAHASHI có dịch vụ cung cấp, quản lý và cho thuê lao động phổ thông, lao động kỹ thuật các ngành nghề theo hợp đồng đồng ngắn hạn và dài hạn.
Ông Trịnh Đình Long, Tổng giám đốc Công ty giải pháp phát triển doanh nghiệp AMICA, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chiến lược nhân sự, cho biết, loại hình dịch vụ cho thuê lao động xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2001. Công ty dịch vụ thực hiện trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo lao động, ký kết hợp đồng và thực hiện các trách nhiệm như chủ sử dụng lao động và cho các chủ sử dụng thuê lại.
Theo ông Long, với sự phát triển của thị trường lao động thì loại hình dịch vụ này rất tiện ích, nó giúp doanh nghiệp sử dụng lao động giảm nhẹ được phần cơ cấu lao động không thuộc cơ hữu, chủ đạo của doanh nghiệp.
Ngoài ra, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn lao động trong thời gian ngắn. Ở những tỉnh, thành phố có thị trường lao động phát triển như Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai…hình thức dịch vụ này đang rất phát triển.
Vẫn ngoài vòng pháp luật
Nhìn từ góc cơ quan quản lý, ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thừa nhận, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có các quy định của pháp luật lao động về loại hình dịch vụ cho thuê lao động. Vì thế, với tốc độ phát triển nhanh, hoạt động nảy đang góp phần làm méo mó thị trường lao động và gây thiệt hại về quyền lợi cho người lao động.
"Người lao động không cần biết tới thỏa thuận giữa công ty dịch vụ và chủ sử dụng về mức lương, điều kiện làm việc của mình mà chỉ cần biết tới các thỏa thuận với công ty làm dịch vụ. Đây là kẽ hở khiến người lao động bị ép do chưa đủ năng lực đàm phán, thỏa thuận với các bên", ông San đưa ra quan điểm.
Có một thực tế đang diễn ra tại không ít các doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng với đội ngũ lao động nòng cốt, còn lại là đi thuê từ các công ty dịch vụ cung ứng nhân lực.
Làm như vậy, công ty tránh được các trách nhiệm phải thực hiện với người lao động được quy định tại Luật Lao động như tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các nghĩa vụ khác. Phần trách nhiệm đó đã được đẩy cho phía công ty dịch vụ nhưng thông thường các công ty dịch vụ lại chỉ trả lương theo kiểu khoán cho người lao động mà không có bất cứ một ràng buộc về quyền lợi nào đối với người lao động.
Thậm chí có những doanh nghiệp dịch vụ đứng giữa ký với chủ sử dụng một mức lương nhưng lại trả cho người lao động một mức lương khác và đứng giữa “ăn” khoản chênh lệch.
Một chuyên gia trong lĩnh vực lao động khi bàn về vấn đề này đã cho rằng, việc cho thuê lao động nếu thiếu kiểm soát cũng khiến tình trạng khan hiếm lao động “ảo” xảy ra . Nhiều công ty cho thuê lao động đã đang tham gia kích thích lao động nhảy việc nhiều để làm mất đi sự ổn định nhân sự của các doanh nghiệp. Thực tế, lao động trên thị trường không thiếu, lao động thất nghiệp vẫn nhiều nhưng các doanh nghiệp sản xuất vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt lao động.
Vì thế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ rà soát hoạt động cho thuê lao động tại 5 địa phương có thị trường lao động sôi động nhất cả nước là Hà Nội, Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Cần Thơ từ ngày 30/8 tới.
Người đứng đầu Vụ Pháp chế thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trên cơ sở đó cơ quan quản lý sẽ đưa ra các quy định nhằm kiểm soát loại hình dịch vụ cho thuê lao động.
Hướng quản lý có thể là đưa ra các quy định chỉ cho phép một số ngành, lĩnh vực được áp dụng loại hình dịch vụ cho thuê lao động dưới dạng hợp đồng thời vụ, ngắn hạn. Các doanh nghiệp dịch vụ cũng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể nếu muốn đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này, ông San nói.
Thực tế cho thấy dịch vụ cho thuê lao động hiện đang khá sôi động nhưng vẫn nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật.
Cung cầu là có thật
Chuẩn bị cho mùa trung thu, một doanh nghiệp sản xuất bánh mứt kẹo thay vì đăng thông báo tuyển nhân viên bán hàng thời vụ đã ký hợp đồng với một doanh nghiệp dịch vụ việc làm để có được 50 nhân viên bán hàng tại các cửa hàng, điểm bán bánh trung thu trên địa bàn Hà Nội. Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) cũng có rất nhiều doanh nghiệp phải tìm tới dịch vụ này để thuê nhân lực.
Dù chưa có một điều tra hay khảo sát chính thức nào song có thể thấy hiện có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lao động.
Một giám đốc doanh nghiệp đã từng có nhu cầu về dịch vụ này cho biết, hiện hầu hết các công ty dịch vụ việc làm được thành lập với hoạt động chính là cho thuê nhân lực. Vị này cho rằng, hoạt động giới thiệu việc làm cho các cá nhân chỉ là việc phụ và thực tế không mang lại nhiều lợi nhuận.
Tại nhiều khu công nghiệp của Hà Nội, các quảng cáo về những công ty cho thuê lao động cũng được dán khắp nơi. Trong đó, khá quen thuộc là Công ty DAHASHI có dịch vụ cung cấp, quản lý và cho thuê lao động phổ thông, lao động kỹ thuật các ngành nghề theo hợp đồng đồng ngắn hạn và dài hạn.
Ông Trịnh Đình Long, Tổng giám đốc Công ty giải pháp phát triển doanh nghiệp AMICA, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn chiến lược nhân sự, cho biết, loại hình dịch vụ cho thuê lao động xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2001. Công ty dịch vụ thực hiện trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo lao động, ký kết hợp đồng và thực hiện các trách nhiệm như chủ sử dụng lao động và cho các chủ sử dụng thuê lại.
Theo ông Long, với sự phát triển của thị trường lao động thì loại hình dịch vụ này rất tiện ích, nó giúp doanh nghiệp sử dụng lao động giảm nhẹ được phần cơ cấu lao động không thuộc cơ hữu, chủ đạo của doanh nghiệp.
Ngoài ra, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng chủ động được nguồn lao động trong thời gian ngắn. Ở những tỉnh, thành phố có thị trường lao động phát triển như Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai…hình thức dịch vụ này đang rất phát triển.
Vẫn ngoài vòng pháp luật
Nhìn từ góc cơ quan quản lý, ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thừa nhận, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có các quy định của pháp luật lao động về loại hình dịch vụ cho thuê lao động. Vì thế, với tốc độ phát triển nhanh, hoạt động nảy đang góp phần làm méo mó thị trường lao động và gây thiệt hại về quyền lợi cho người lao động.
"Người lao động không cần biết tới thỏa thuận giữa công ty dịch vụ và chủ sử dụng về mức lương, điều kiện làm việc của mình mà chỉ cần biết tới các thỏa thuận với công ty làm dịch vụ. Đây là kẽ hở khiến người lao động bị ép do chưa đủ năng lực đàm phán, thỏa thuận với các bên", ông San đưa ra quan điểm.
Có một thực tế đang diễn ra tại không ít các doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng với đội ngũ lao động nòng cốt, còn lại là đi thuê từ các công ty dịch vụ cung ứng nhân lực.
Làm như vậy, công ty tránh được các trách nhiệm phải thực hiện với người lao động được quy định tại Luật Lao động như tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và các nghĩa vụ khác. Phần trách nhiệm đó đã được đẩy cho phía công ty dịch vụ nhưng thông thường các công ty dịch vụ lại chỉ trả lương theo kiểu khoán cho người lao động mà không có bất cứ một ràng buộc về quyền lợi nào đối với người lao động.
Thậm chí có những doanh nghiệp dịch vụ đứng giữa ký với chủ sử dụng một mức lương nhưng lại trả cho người lao động một mức lương khác và đứng giữa “ăn” khoản chênh lệch.
Một chuyên gia trong lĩnh vực lao động khi bàn về vấn đề này đã cho rằng, việc cho thuê lao động nếu thiếu kiểm soát cũng khiến tình trạng khan hiếm lao động “ảo” xảy ra . Nhiều công ty cho thuê lao động đã đang tham gia kích thích lao động nhảy việc nhiều để làm mất đi sự ổn định nhân sự của các doanh nghiệp. Thực tế, lao động trên thị trường không thiếu, lao động thất nghiệp vẫn nhiều nhưng các doanh nghiệp sản xuất vẫn luôn trong tình trạng thiếu hụt lao động.
Vì thế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ rà soát hoạt động cho thuê lao động tại 5 địa phương có thị trường lao động sôi động nhất cả nước là Hà Nội, Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Cần Thơ từ ngày 30/8 tới.
Người đứng đầu Vụ Pháp chế thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trên cơ sở đó cơ quan quản lý sẽ đưa ra các quy định nhằm kiểm soát loại hình dịch vụ cho thuê lao động.
Hướng quản lý có thể là đưa ra các quy định chỉ cho phép một số ngành, lĩnh vực được áp dụng loại hình dịch vụ cho thuê lao động dưới dạng hợp đồng thời vụ, ngắn hạn. Các doanh nghiệp dịch vụ cũng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể nếu muốn đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này, ông San nói.