Sắp kiểm tra hoạt động các doanh nghiệp cho thuê lao động
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lao động đang phát triển mạnh
Ngày 24/8, ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát toàn diện các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cho thuê lao động.
Theo ông San, loại hình dịch vụ này đã phát triển ở nhiều nước tiên tiến và đang có xu hướng phát triển ở Việt Nam những năm gần đây. Việc các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua dịch vụ này để nhanh chóng có đủ nguồn lao động khi cần là tình trạng khá phổ biến.
Tuy nhiên, đây là loại hình kinh doanh có điều kiện, chỉ có thể thực hiện ở một số ngành nghề, không phải ngành nghề nào cũng được phép làm. Trong khi đó, hiện nay Bộ luật Lao động Việt Nam vẫn chưa có qui định nào cụ thể cho loại hình dịch vụ này. Vì thế, theo ông, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của chính người lao động.
Ở nước ngoài, lao động thời vụ thường được trả lương cao hơn nhóm lao động ổn định vì họ không được hưởng các quyền lợi của một lao động lâu năm và luôn bị nguy cơ thất nghiệp đe dọa.
Ở Việt Nam thì ngược lại, nhóm lao động này thường bị trả lương thấp hơn và còn bị trích phí quản lý cho chính doanh nghiệp cho thuê.
“Ngoài ra, khi lao động qua tay các công ty dịch vụ cho thuê lao động, thường không được ký kết hợp đồng dài hạn trực tiếp với doanh nghiệp họ làm mà trở thành những người lao động thời vụ, tính chất công việc không ổn định. Điều này sẽ hạn chế đến việc thực hiện các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cho họ”, ông San nói.
Ông San cũng cho biết, trước mắt, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ chọn các tỉnh công nghiệp trọng điểm như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Cần Thơ để kiểm tra. Đồng thời, cũng yêu cầu 20 tỉnh có nhiều khu công nghiệp khác báo cáo về thực trạng tình hình của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cho thuê lao động.
Được biết, kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp cho thuê lao động sẽ được tiến hành từ cuối tháng 8 đến 15/9. Sau khi tiến hành kiểm tra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đưa ra các biện pháp quản lý và trình Quốc hội để sửa đổi Bộ luật Lao động.
Theo ông San, loại hình dịch vụ này đã phát triển ở nhiều nước tiên tiến và đang có xu hướng phát triển ở Việt Nam những năm gần đây. Việc các doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua dịch vụ này để nhanh chóng có đủ nguồn lao động khi cần là tình trạng khá phổ biến.
Tuy nhiên, đây là loại hình kinh doanh có điều kiện, chỉ có thể thực hiện ở một số ngành nghề, không phải ngành nghề nào cũng được phép làm. Trong khi đó, hiện nay Bộ luật Lao động Việt Nam vẫn chưa có qui định nào cụ thể cho loại hình dịch vụ này. Vì thế, theo ông, chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của chính người lao động.
Ở nước ngoài, lao động thời vụ thường được trả lương cao hơn nhóm lao động ổn định vì họ không được hưởng các quyền lợi của một lao động lâu năm và luôn bị nguy cơ thất nghiệp đe dọa.
Ở Việt Nam thì ngược lại, nhóm lao động này thường bị trả lương thấp hơn và còn bị trích phí quản lý cho chính doanh nghiệp cho thuê.
“Ngoài ra, khi lao động qua tay các công ty dịch vụ cho thuê lao động, thường không được ký kết hợp đồng dài hạn trực tiếp với doanh nghiệp họ làm mà trở thành những người lao động thời vụ, tính chất công việc không ổn định. Điều này sẽ hạn chế đến việc thực hiện các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cho họ”, ông San nói.
Ông San cũng cho biết, trước mắt, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ chọn các tỉnh công nghiệp trọng điểm như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Cần Thơ để kiểm tra. Đồng thời, cũng yêu cầu 20 tỉnh có nhiều khu công nghiệp khác báo cáo về thực trạng tình hình của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cho thuê lao động.
Được biết, kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp cho thuê lao động sẽ được tiến hành từ cuối tháng 8 đến 15/9. Sau khi tiến hành kiểm tra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đưa ra các biện pháp quản lý và trình Quốc hội để sửa đổi Bộ luật Lao động.