Chống buôn lậu, từ góc nhìn của lực lượng công an
Đại biểu Quốc hội nhận xét: Lực lượng phòng chống buôn lậu thì rất hoành tráng nhưng cả chất lượng và số lượng đều "có vấn đề"
Mấy chục nghìn điện thoại Iphone 5, hàng trăm tấn dầu và nhiều tấn yến sào hay ngà voi…cũng chỉ là kết quả của số ít các vụ buôn lậu và gian lận thương mại bị phát hiện.
Phiên giải trình về thực trạng, giải pháp phòng chống buôn lậu qua biên giới do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 7/1 chỉ duy nhất có Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng là thành viên Chính phủ. Mà, chức năng quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại liên quan đến nhiều lực lượng. Điều đó khiến cho Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc “than phiền” là nhiều cơ quan không cử đại diện đủ thẩm quyền để trả lời đại biểu.
Các câu hỏi của đại biểu đúng là rất “nóng”. Bởi theo nhận xét của chính các vị đại diện cho dân thì buôn lậu, hàng giả đang phá hoại nền kinh tế. Lực lượng phòng chống thì rất hoành tráng nhưng cả chất lượng và số lượng đều "có vấn đề".
Cần trả lời cho nhân dân cho công luận biết kết quả của công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua biên giới tác động đến sản xuất trong nước, đến sức khỏe của nhân dân và thu ngân sách nhà nước thế nào? xu hướng có tiếp tục phức tạp không? phải định lượng được, vì không nhận thức đầy đủ, không thống nhất được về tình hình và xu hướng thì làm sao đấu tranh có hiệu quả được, Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Phúc sốt ruột.
Trước đó thì nhiều câu trả lời của Bộ trưởng Hoàng đã khiến cho các vị đặt câu hỏi đã băn khoăn lại càng băn khoăn thêm. Gần hết thời gian đối thoại, Trung tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) được mời đăng đàn.
Không phải nhân vật chính, song thông tin từ ít phút phát biểu của vị Trung tướng này có lẽ đã trả lời cho khá nhiều câu hỏi được các vị đại biểu đặt ra.
Ông Lực cho biết, lực lượng công an rất quyết liệt phòng chống buôn lậu, Bộ trưởng và các thứ trưởng gọi điện liên tục, chỉ đạo toàn lực lượng công an, coi chống tội phạm kinh tế, chống buôn lậu là công việc trọng tâm của mình.
Kết quả, từ 2010 đến 2012 mỗi năm khởi tố trung bình trên 700 vụ gần 1.000 bị can liên quan đến buôn lậu và gian lận thương mại. Riêng 2013 khởi tố 997 vụ và 1281 bị can, nhiều hơn 2012.
Sau đó, Trung tướng Lực báo cáo thêm về một số vụ có nhiều bị can bị khởi tố. Như, vụ bắt quả tang một chủ khách sạn ở Hạ long đang chở tàu dầu lậu trị giá 80 tỷ, bắt 15 bị can, trong đó có 4 người Trung Quốc. “Chúng nó khai rằng đây là lần bắt quả tang thôi chứ đã thực hiện 21 lần với trị giá dầu lậu khoảng 100 tỷ”, ông Lực cho hay.
Dẫn thêm vụ công ty xăng dầu hàng không đã khởi tố 4 bị can và kết luận lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất xuất lậu 296 tấn dầu, Tướng Lực nhấn mạnh rằng đó chỉ là một số vụ bắt được thôi, còn buôn lậu mặt hàng dầu là nghiêm trọng nhưng đấu tranh rất khó khăn. Vì hành vi tội phạm thực hiện ngoài biển, mà “tàu hải quan cũng không vươn tới được, biển thì mênh mông như thế”.
Bên cạnh dầu, một số vụ liên quan đến các mặt hàng như vàng, ngà voi, yến sào, thuốc lá, quặng cũng đều khởi tố các vụ án liên quan, ông Lực cho biết.
Và ví dụ được ông đưa ra sau đó càng khiến người nghe lo lắng hơn. Đó là tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất lực lượng chức năng đã bắt quả tang một đối tượng mang 100 kg yến sào nhập lậu về Việt Nam. Sau đó, đối tượng này khai đã 30 lần mang 4 tấn yến sào nhập lậu về Việt Nam trị giá 55 tỷ đồng.
Thông tin tiếp theo khi Tướng Lực đề cập đã làm một số phóng viên trẻ theo dõi phiên giải trình xôn xao đó là vụ bắt một người Trung Quốc vào Việt Nam lập doanh nghiệp thuê người Việt Nam đứng tên kinh doanh điện thoại, đã kinh doanh 30 ngàn chiếc Iphone 5 trị giá hơn chục tỷ đồng. Mở rộng điều tra phát hiện 4 doanh nghiệp kinh doanh điện thoại di động Iphone 5 sản xuất tại Trung quốc trị giá 500 tỷ.
Các vụ buôn lậu có liên quan đến người nước ngoài là rất lớn, đều đặc biệt nghiêm trọng, tướng Lực khái quát.
Lực lượng Công an rất quyết liệt, đó là điều được ông Lực nhắc đi nhắc lại. Nhưng cái khó, theo vị tướng này nằm ở chỗ pháp luật chưa đủ sức răn đe. Bởi nghị định của Chính phủ quy định mức phạt hàng nhập lậu chỉ từ 300 nghìn đồng đến 10 triệu đồng. “Nó buôn lậu hàng chục tỷ như thế, phạt tối đa 10 triệu chưa đủ sức răn đe”, ông Lực nhấn mạnh.
Trong khi đó, Tướng Lực cũng chỉ ra xử lý hình sự thì rất nhiều điều khó. Bởi luật quy định xử tội phạm buôn lậu phải chứng minh được hàng hóa đó có qua biên giới, nhưng khi hàng vào đất liền bắt được thì “nó” đều khai là thu gom ở chợ biên giới chở về, trong khi văn bản Chính phủ cho phép cư dân biên giới được mỗi ngày qua biên giới mua hai triệu hàng hóa mang về. Vì vậy, Luật chéo nhau và bắt rồi không xử được.
Thêm một dẫn chứng được ông Lực nêu là tháng vừa rồi riêng Cục Cảnh sát kinh tế bắt 13 vụ xe ô tô đang chở hàng trên đường, toàn trị giá hàng dăm bảy trăm triệu đến một tỷ mà không xử lý hình sự được vì bọn tội phạm cứ khai rằng lên biên giới thu gom mang về.
Trước sự sốt ruột của một số vị đại biểu rằng sao những vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm sao xử lý hình sự ít thế, Tướng Lực phân trần: luật quy định phải gây hậu quả vật chất phải nghiêm trọng, nhưng thế nào là nghiêm trọng?.
Ông kể “cách đây dăm bảy năm hồi tôi còn làm cục trưởng có bắt quả tang tiệm phở trộn hàn the vào bánh phở quá tỷ lệ cho phép, chúng tôi kiên quyết đề nghị khởi tố nhưng bàn đi bàn lại với cả viện kiểm sát và tòa án, cứ bảo ông chứng minh họ đã gây hậu quả nghiêm trọng chưa, chết ai chưa, bao nhiêu người chết. Thế thì khó quá. Trong khi đó tôi đi nước ngoài thấy tiệm phở có một con ruồi coi chừng là sập tiệm".
Phiên giải trình về thực trạng, giải pháp phòng chống buôn lậu qua biên giới do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức sáng 7/1 chỉ duy nhất có Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng là thành viên Chính phủ. Mà, chức năng quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại liên quan đến nhiều lực lượng. Điều đó khiến cho Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc “than phiền” là nhiều cơ quan không cử đại diện đủ thẩm quyền để trả lời đại biểu.
Các câu hỏi của đại biểu đúng là rất “nóng”. Bởi theo nhận xét của chính các vị đại diện cho dân thì buôn lậu, hàng giả đang phá hoại nền kinh tế. Lực lượng phòng chống thì rất hoành tráng nhưng cả chất lượng và số lượng đều "có vấn đề".
Cần trả lời cho nhân dân cho công luận biết kết quả của công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua biên giới tác động đến sản xuất trong nước, đến sức khỏe của nhân dân và thu ngân sách nhà nước thế nào? xu hướng có tiếp tục phức tạp không? phải định lượng được, vì không nhận thức đầy đủ, không thống nhất được về tình hình và xu hướng thì làm sao đấu tranh có hiệu quả được, Phó chủ nhiệm Nguyễn Văn Phúc sốt ruột.
Trước đó thì nhiều câu trả lời của Bộ trưởng Hoàng đã khiến cho các vị đặt câu hỏi đã băn khoăn lại càng băn khoăn thêm. Gần hết thời gian đối thoại, Trung tướng Nguyễn Tiến Lực, Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) được mời đăng đàn.
Không phải nhân vật chính, song thông tin từ ít phút phát biểu của vị Trung tướng này có lẽ đã trả lời cho khá nhiều câu hỏi được các vị đại biểu đặt ra.
Ông Lực cho biết, lực lượng công an rất quyết liệt phòng chống buôn lậu, Bộ trưởng và các thứ trưởng gọi điện liên tục, chỉ đạo toàn lực lượng công an, coi chống tội phạm kinh tế, chống buôn lậu là công việc trọng tâm của mình.
Kết quả, từ 2010 đến 2012 mỗi năm khởi tố trung bình trên 700 vụ gần 1.000 bị can liên quan đến buôn lậu và gian lận thương mại. Riêng 2013 khởi tố 997 vụ và 1281 bị can, nhiều hơn 2012.
Sau đó, Trung tướng Lực báo cáo thêm về một số vụ có nhiều bị can bị khởi tố. Như, vụ bắt quả tang một chủ khách sạn ở Hạ long đang chở tàu dầu lậu trị giá 80 tỷ, bắt 15 bị can, trong đó có 4 người Trung Quốc. “Chúng nó khai rằng đây là lần bắt quả tang thôi chứ đã thực hiện 21 lần với trị giá dầu lậu khoảng 100 tỷ”, ông Lực cho hay.
Dẫn thêm vụ công ty xăng dầu hàng không đã khởi tố 4 bị can và kết luận lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất xuất lậu 296 tấn dầu, Tướng Lực nhấn mạnh rằng đó chỉ là một số vụ bắt được thôi, còn buôn lậu mặt hàng dầu là nghiêm trọng nhưng đấu tranh rất khó khăn. Vì hành vi tội phạm thực hiện ngoài biển, mà “tàu hải quan cũng không vươn tới được, biển thì mênh mông như thế”.
Bên cạnh dầu, một số vụ liên quan đến các mặt hàng như vàng, ngà voi, yến sào, thuốc lá, quặng cũng đều khởi tố các vụ án liên quan, ông Lực cho biết.
Và ví dụ được ông đưa ra sau đó càng khiến người nghe lo lắng hơn. Đó là tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất lực lượng chức năng đã bắt quả tang một đối tượng mang 100 kg yến sào nhập lậu về Việt Nam. Sau đó, đối tượng này khai đã 30 lần mang 4 tấn yến sào nhập lậu về Việt Nam trị giá 55 tỷ đồng.
Thông tin tiếp theo khi Tướng Lực đề cập đã làm một số phóng viên trẻ theo dõi phiên giải trình xôn xao đó là vụ bắt một người Trung Quốc vào Việt Nam lập doanh nghiệp thuê người Việt Nam đứng tên kinh doanh điện thoại, đã kinh doanh 30 ngàn chiếc Iphone 5 trị giá hơn chục tỷ đồng. Mở rộng điều tra phát hiện 4 doanh nghiệp kinh doanh điện thoại di động Iphone 5 sản xuất tại Trung quốc trị giá 500 tỷ.
Các vụ buôn lậu có liên quan đến người nước ngoài là rất lớn, đều đặc biệt nghiêm trọng, tướng Lực khái quát.
Lực lượng Công an rất quyết liệt, đó là điều được ông Lực nhắc đi nhắc lại. Nhưng cái khó, theo vị tướng này nằm ở chỗ pháp luật chưa đủ sức răn đe. Bởi nghị định của Chính phủ quy định mức phạt hàng nhập lậu chỉ từ 300 nghìn đồng đến 10 triệu đồng. “Nó buôn lậu hàng chục tỷ như thế, phạt tối đa 10 triệu chưa đủ sức răn đe”, ông Lực nhấn mạnh.
Trong khi đó, Tướng Lực cũng chỉ ra xử lý hình sự thì rất nhiều điều khó. Bởi luật quy định xử tội phạm buôn lậu phải chứng minh được hàng hóa đó có qua biên giới, nhưng khi hàng vào đất liền bắt được thì “nó” đều khai là thu gom ở chợ biên giới chở về, trong khi văn bản Chính phủ cho phép cư dân biên giới được mỗi ngày qua biên giới mua hai triệu hàng hóa mang về. Vì vậy, Luật chéo nhau và bắt rồi không xử được.
Thêm một dẫn chứng được ông Lực nêu là tháng vừa rồi riêng Cục Cảnh sát kinh tế bắt 13 vụ xe ô tô đang chở hàng trên đường, toàn trị giá hàng dăm bảy trăm triệu đến một tỷ mà không xử lý hình sự được vì bọn tội phạm cứ khai rằng lên biên giới thu gom mang về.
Trước sự sốt ruột của một số vị đại biểu rằng sao những vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm sao xử lý hình sự ít thế, Tướng Lực phân trần: luật quy định phải gây hậu quả vật chất phải nghiêm trọng, nhưng thế nào là nghiêm trọng?.
Ông kể “cách đây dăm bảy năm hồi tôi còn làm cục trưởng có bắt quả tang tiệm phở trộn hàn the vào bánh phở quá tỷ lệ cho phép, chúng tôi kiên quyết đề nghị khởi tố nhưng bàn đi bàn lại với cả viện kiểm sát và tòa án, cứ bảo ông chứng minh họ đã gây hậu quả nghiêm trọng chưa, chết ai chưa, bao nhiêu người chết. Thế thì khó quá. Trong khi đó tôi đi nước ngoài thấy tiệm phở có một con ruồi coi chừng là sập tiệm".