Chống tham nhũng: Nhất thiết phải kiểm soát được quyền lực
Phó thủ tướng chỉ đạo phải tạo điều kiện cho nhân dân, báo chí giám sát công tác phòng chống tham nhũng
“Tham nhũng, lãng phí hiện vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Đó là phát biểu của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tại hội nghị lấy ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 10) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tổ chức ngày 7/11.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng nhấn mạnh, bản chất của tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực để vụ lợi, tham nhũng có thể xảy ra ở mọi quốc gia, không phân biệt thể chế chính trị, không phân biệt quốc gia giàu hay nghèo mà chỉ khác nhau ở tính chất, mức độ. Do đó, kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí thì nhất thiết phải giám sát, kiểm soát được quyền lực.
Đặc biệt, để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tính tiền phong gương mẫu của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu đóng vai trò hàng đầu. “Cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu có thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; có thực sự gương mẫu không, hay nói không đi đôi với làm, chống tham nhũng một cách hình thức”,
Phó thủ tướng cũng cho rằng cần phải hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tạo điều kiện cho nhân dân, báo chí giám sát công tác phòng chống tham nhũng.
Tăng cường cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý nhằm giảm thiểu việc lợi dụng các thủ tục hành chính để sách nhiễu, vòi vĩnh. Hoàn thiện các quy định nhằm kiểm soát tốt tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhằm hạn chế tính hình thức của giải pháp này hiện nay.
Đồng thời, cần phải có quy định cụ thể để giám sát việc thực thi quyền lực trong Đảng và trong các cơ quan Nhà nước. Giám sát, kiểm soát quyền lực trong quản lý kinh tế xã hội, không để bị lợi dụng, không để hình thành “lợi ích nhóm” và nhất là đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan tố tụng.
Ngoài ra, phải tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà trước hết là giám sát ngay hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, lãng phí; trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng.
Đẩy mạnh công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Quan điểm là không có vùng cấm, không loại trừ bất cứ ai, nếu có hành vi tham nhũng là phải bị xử lý; không để dư luận xã hội đặt vấn đề làm chưa nghiêm, chưa quyết liệt và chưa làm đến nơi đến chốn, còn có những nơi chưa đụng tới.
Đó là phát biểu của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình tại hội nghị lấy ý kiến góp ý hoàn thiện dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 10) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tổ chức ngày 7/11.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng nhấn mạnh, bản chất của tham nhũng là sự lạm dụng quyền lực để vụ lợi, tham nhũng có thể xảy ra ở mọi quốc gia, không phân biệt thể chế chính trị, không phân biệt quốc gia giàu hay nghèo mà chỉ khác nhau ở tính chất, mức độ. Do đó, kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí thì nhất thiết phải giám sát, kiểm soát được quyền lực.
Đặc biệt, để phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tính tiền phong gương mẫu của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu đóng vai trò hàng đầu. “Cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu có thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; có thực sự gương mẫu không, hay nói không đi đôi với làm, chống tham nhũng một cách hình thức”,
Phó thủ tướng cũng cho rằng cần phải hoàn thiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, tạo điều kiện cho nhân dân, báo chí giám sát công tác phòng chống tham nhũng.
Tăng cường cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý nhằm giảm thiểu việc lợi dụng các thủ tục hành chính để sách nhiễu, vòi vĩnh. Hoàn thiện các quy định nhằm kiểm soát tốt tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, nhằm hạn chế tính hình thức của giải pháp này hiện nay.
Đồng thời, cần phải có quy định cụ thể để giám sát việc thực thi quyền lực trong Đảng và trong các cơ quan Nhà nước. Giám sát, kiểm soát quyền lực trong quản lý kinh tế xã hội, không để bị lợi dụng, không để hình thành “lợi ích nhóm” và nhất là đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan tố tụng.
Ngoài ra, phải tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà trước hết là giám sát ngay hoạt động của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, lãng phí; trong công tác phát hiện, xử lý tham nhũng.
Đẩy mạnh công tác phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Quan điểm là không có vùng cấm, không loại trừ bất cứ ai, nếu có hành vi tham nhũng là phải bị xử lý; không để dư luận xã hội đặt vấn đề làm chưa nghiêm, chưa quyết liệt và chưa làm đến nơi đến chốn, còn có những nơi chưa đụng tới.