Đại biểu Quốc hội muốn biết tiền tham nhũng đã đi đâu
Nhiều ý kiến mạnh mẽ được các đại biểu Quốc hội nêu ra trong phiên thảo luận chiều 28/10
Như mọi kỳ họp trước, hàng núi vấn đề mà hầu hết đều đã cũ xung quanh công tác phòng chống tham nhũng lại tiếp tục được đặt ra trong phiên thảo luận chiều 28/10.
Là bởi như Chính phủ đánh giá, tham nhũng đang diễn biến phức tạp, tính chất nghiêm trọng.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nhấn mạnh, ông rất băn khoăn về đánh giá tình hình tham nhũng như đã nói trên.
“Chúng ta có đầy đủ thể chế, công tác cán bộ, tổ chức bộ máy rất mạnh mẽ, chặt chẽ, có điều kiện cơ sở vật chất, Đảng và Nhà nước rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Thế nhưng, dường như tham nhũng vẫn tiếp tục hồn nhiên nhảy múa trên lưỡi gươm pháp luật”, đại biểu Nhưỡng nói.
Ông cũng phản ánh rằng cử tri bức xúc vì chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã bị “lợi dụng”, khi có những “lỗ hổng rất lớn”, khiến cho “tài sản hàng ngàn tỷ đồng đã bị hạ thấp để chuyển sang túi tư nhân”.
“Trong khi Đảng và Nhà nước đang phải chắt chiu từng đồng để thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới, để thực hiện chính sách với người có công, người dân đang chắt chiu từng đồng để lo từng bữa cơm, mà bây giờ chúng ta có thể mất hàng nghìn tỷ đồng. Tôi cho rằng đây là vấn đề hết sức nhức nhối”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu.
Cùng lo lắng, băn khoăn về hiệu qủa chống tham nhũng đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) nói, Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ rằng tham nhũng liên quan đến sự tồn vong của chế độ, làm suy giảm niềm tin của nhân dân.
“Quyết tâm chính trị có, nhân dân đồng tình ủng hộ, bộ máy hoạt động có đầy đủ, nhưng trong phòng chống tham nhũng lại có cái gì đó chưa ổn. Phải chăng, đó là khâu tổ chức thực hiện?”, ông Diến đặt câu hỏi.
Một trong những nguyên nhân “chưa ổn” được đại biểu này đề cập, là việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức và không hiệu quả.
Theo ông, tự phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu, số vụ tham nhũng bị phát hiện và xử lý do thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử chưa tương xứng với tình hình tham nhũng hiện nay như báo cáo của Chính phủ là nghiêm trọng.
Thu hồi tài sản tham nhũng đạt được thấp, bình quân trong 10 năm qua, số tiền thu hồi cho Nhà nước chỉ đạt được khoảng 8% so với tiền thiệt hại do tham nhũng gây ra được phát hiện.
Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp, kể cả cán bộ, công chức, trong quá trình giao dịch công việc với chính quyền, với các ngành cũng phải chịu tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, dẫn tới chấp nhận phải bôi trơn, lót tay trong giao dịch, giải quyết công việc có liên quan đến một số cơ quan, công việc.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) cũng nêu những ý kiến mạnh mẽ về tham nhũng.
“Tham nhũng làm kiệt quệ ngân khố, kìm hãm sự phát triển của đất nước, xâm phạm quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt đã làm tha hóa nhiều cán bộ, mà Trịnh Xuân Thanh chỉ là một mắt xích”, ông nói.
Vị đại biểu tỉnh Hoà Bình cho rằng, cần phải trả lời câu hỏi hàng ngàn tỷ tham nhũng đã “đi đâu, được dùng vào việc gì, ai đã nhận”. Bởi theo ông, nếu không biết tiền đã đi đâu thì làm sao mà thu hồi được, làm sao diệt tham nhũng được tận gốc.
Là bởi như Chính phủ đánh giá, tham nhũng đang diễn biến phức tạp, tính chất nghiêm trọng.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) nhấn mạnh, ông rất băn khoăn về đánh giá tình hình tham nhũng như đã nói trên.
“Chúng ta có đầy đủ thể chế, công tác cán bộ, tổ chức bộ máy rất mạnh mẽ, chặt chẽ, có điều kiện cơ sở vật chất, Đảng và Nhà nước rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Thế nhưng, dường như tham nhũng vẫn tiếp tục hồn nhiên nhảy múa trên lưỡi gươm pháp luật”, đại biểu Nhưỡng nói.
Ông cũng phản ánh rằng cử tri bức xúc vì chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã bị “lợi dụng”, khi có những “lỗ hổng rất lớn”, khiến cho “tài sản hàng ngàn tỷ đồng đã bị hạ thấp để chuyển sang túi tư nhân”.
“Trong khi Đảng và Nhà nước đang phải chắt chiu từng đồng để thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, chương trình xây dựng nông thôn mới, để thực hiện chính sách với người có công, người dân đang chắt chiu từng đồng để lo từng bữa cơm, mà bây giờ chúng ta có thể mất hàng nghìn tỷ đồng. Tôi cho rằng đây là vấn đề hết sức nhức nhối”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng phát biểu.
Cùng lo lắng, băn khoăn về hiệu qủa chống tham nhũng đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) nói, Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ rằng tham nhũng liên quan đến sự tồn vong của chế độ, làm suy giảm niềm tin của nhân dân.
“Quyết tâm chính trị có, nhân dân đồng tình ủng hộ, bộ máy hoạt động có đầy đủ, nhưng trong phòng chống tham nhũng lại có cái gì đó chưa ổn. Phải chăng, đó là khâu tổ chức thực hiện?”, ông Diến đặt câu hỏi.
Một trong những nguyên nhân “chưa ổn” được đại biểu này đề cập, là việc thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức và không hiệu quả.
Theo ông, tự phát hiện tham nhũng vẫn là khâu yếu, số vụ tham nhũng bị phát hiện và xử lý do thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử chưa tương xứng với tình hình tham nhũng hiện nay như báo cáo của Chính phủ là nghiêm trọng.
Thu hồi tài sản tham nhũng đạt được thấp, bình quân trong 10 năm qua, số tiền thu hồi cho Nhà nước chỉ đạt được khoảng 8% so với tiền thiệt hại do tham nhũng gây ra được phát hiện.
Bên cạnh đó, người dân, doanh nghiệp, kể cả cán bộ, công chức, trong quá trình giao dịch công việc với chính quyền, với các ngành cũng phải chịu tình trạng nhũng nhiễu, vòi vĩnh, dẫn tới chấp nhận phải bôi trơn, lót tay trong giao dịch, giải quyết công việc có liên quan đến một số cơ quan, công việc.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) cũng nêu những ý kiến mạnh mẽ về tham nhũng.
“Tham nhũng làm kiệt quệ ngân khố, kìm hãm sự phát triển của đất nước, xâm phạm quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt đã làm tha hóa nhiều cán bộ, mà Trịnh Xuân Thanh chỉ là một mắt xích”, ông nói.
Vị đại biểu tỉnh Hoà Bình cho rằng, cần phải trả lời câu hỏi hàng ngàn tỷ tham nhũng đã “đi đâu, được dùng vào việc gì, ai đã nhận”. Bởi theo ông, nếu không biết tiền đã đi đâu thì làm sao mà thu hồi được, làm sao diệt tham nhũng được tận gốc.