Chrome OS và dấu hỏi tương lai cho Windows
Nếu thành công, hệ điều hành Chrome OS sẽ làm sụp đổ sự thống trị của hệ điều hành Windows do Microsoft sản xuất
Bằng việc ra mắt hệ điều hành phát triển từ trình duyệt web, Chrome OS vào cuối tuần qua, Google đã chính thức tuyên chiến với một trong những lĩnh vực vốn được coi là địa hạt thống trị của người khổng lồ Microsoft: Windows.
Chrome OS là cố gắng mới nhất của Google trong việc thay đổi cách con người sử dụng máy tính. Nếu thành công, Chrome OS sẽ làm sụp đổ sự thống trị của hệ điều hành Windows do Microsoft sản xuất.
Trả lời phỏng vấn trang All Things Digital, đồng sáng lập Google, ông Sergey Brin, ước tính hiện có đến 80% nhân viên của gã khổng lồ tìm kiếm không còn sử dụng máy tính Windows. Phần lớn những người làm việc tại đây hiện đã chọn Chrome OS như một sự thay thế thích hợp.
"Tôi không nghĩ có bất kỳ điều gì sai trái với hệ điều hành Windows", ông Brin nói. "Nó có rất nhiều tính năng bảo mật tuyệt vời. Nhưng tôi nghĩ sự phức tạp của việc quản lý máy tính đã thực sự tra tấn người sử dụng".
Theo ông, Microsoft hiện đang theo đuổi một "mô hình không hoàn thiện" trong khi Chrome OS lại không đặt gánh nặng quản lý các máy tính lên người dùng. "Tôi hy vọng năm tới sẽ có báo cáo rằng chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các nhân viên của chúng tôi sử dụng một hệ điều hành khác ngoài Chromebook".
Theo CNNMoney, trên thực tế, Google đã giằng co với Microsoft trên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, nhưng đây là lần đầu tiên, hãng tìm kiếm trực tuyến này đụng độ trực tiếp với tập đoàn phần mềm trên lĩnh vực chủ chốt nhất.
Windows, Mac và các hệ điều hành máy tính khác là hình mẫu quyết định của máy tính thế kỷ 20. Dữ liệu lưu trữ trên ổ cứng của máy tính và sẽ tiêu tan nếu máy tính bị hỏng hoặc bị ăn cắp. Và khi máy tính bị hỏng, chi phí sửa chữa cứu vãn sẽ vô cùng tốn kém cả thời gian lẫn tiền bạc.
Đó là một sự thực trong quản lý doanh nghiệp. Hãng nghiên cứu thị trường Gartner tính toán rằng, chi phí quản lý cho mỗi chiếc máy tính để bàn trong doanh nghiệp tốn khoảng 3.000 - 5.000 USD/năm. Chi phí cho máy tính xách tay thậm chí còn lớn hơn.
Và khi các doanh nghiệp tìm cách nâng cấp phần cứng và phần mềm trong hệ thống máy tính già nua cũ kỹ đang dùng, họ sẽ phải gánh thêm một khoản chi phí hỗ trợ kỹ thuật không nhỏ. Chính bởi vậy, theo hãng phân tích NetApplications, hiện vẫn có hơn 50% máy tính toàn cầu dùng Windows XP, hệ điều hành đã 10 tuổi.
Từ phân tích đó, để thấy rằng, giải pháp hệ điều hành Chrome của Google sẽ có chỗ đứng ra sao. Với những máy tính chạy Chrome OS, toàn bộ dữ liệu của người dùng được trữ trên đám mây. Khi người dùng chuyển sang một máy tính Chrome hoàn toàn mới, tất cả dữ liệu của họ như ảnh, nhạc, phim... vẫn luôn sẵn sàng.
Chrome OS về bản chất là trình duyệt Chrome chạy trên một phiên bản Linux đơn giản hoá. Linux này không đòi hỏi cài đặt các công cụ chống virus nhờ công nghệ cách ly được tích hợp bên trong và hệ thống sao lưu dự phòng đám mây có khả năng phục hồi toàn bộ hệ thống nếu máy tính bị "chiếm quyền điều khiển".
Chrome hoạt động như một trình duyệt web trong đó mọi người dùng các ứng dụng như e-mail, soạn văn bản, bảng tính... trực tiếp trên web thông qua Google Docs và bộ ứng dụng văn phòng 365 chỉ hỗ trợ trực tuyến, thay vì cài phần mềm trực tiếp lên máy tính như Outlook, Word, Excel trên PC.
Và tất nhiên, bộ phận quản lý công nghệ thông tin sẽ không còn tồn tại. Phần mềm quản lý rắc rối sẽ được đặt trên một trang web, giúp các kỹ thuật viên quản lý tất cả những máy tính dùng hệ điều hành Chrome. Và hệ điều hành này tự động cập nhật bản mới nhất, giúp doanh nghiệp đỡ tốn chi phí mua phiên bản mới.
"Thế giới máy tính ngày nay, theo nhiều cách, đang suy yếu. Người sử dụng phải quản lý hệ thống của họ, phải lo lắng về virus và bảo mật. Chúng tôi cảm thấy có thể làm tốt hơn thế", Caesar Sengupta, Giám đốc sản xuất Chrome, phát biểu với Fairfax Media.
Các lãnh đạo Google cho biết đã tiến hành thăm dò ở 400 công ty và nhận thấy, một khi có những ứng dụng web nhất định, cùng khả năng truy cập ngoại tuyến vào Google Docs và các ứng dụng, dịch vụ khác do các phương tiện ảo hoá cung cấp, các công ty có thể chuyển 75% ngưới dùng sang các thiết bị Chrome.
Có thể thấy, đây là một bước tiến dài trong lĩnh vực máy tính. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích, con đường của Google không hẳn lẽ dễ đi. Mà điều thấy rõ nhất là sự lệ thuộc của thiết bị vào Internet, trong bối cảnh băng thông rộng và các nền tảng công nghệ 3G, 4G vẫn chưa phải phủ khắp toàn cầu.
Chrome OS là cố gắng mới nhất của Google trong việc thay đổi cách con người sử dụng máy tính. Nếu thành công, Chrome OS sẽ làm sụp đổ sự thống trị của hệ điều hành Windows do Microsoft sản xuất.
Trả lời phỏng vấn trang All Things Digital, đồng sáng lập Google, ông Sergey Brin, ước tính hiện có đến 80% nhân viên của gã khổng lồ tìm kiếm không còn sử dụng máy tính Windows. Phần lớn những người làm việc tại đây hiện đã chọn Chrome OS như một sự thay thế thích hợp.
"Tôi không nghĩ có bất kỳ điều gì sai trái với hệ điều hành Windows", ông Brin nói. "Nó có rất nhiều tính năng bảo mật tuyệt vời. Nhưng tôi nghĩ sự phức tạp của việc quản lý máy tính đã thực sự tra tấn người sử dụng".
Theo ông, Microsoft hiện đang theo đuổi một "mô hình không hoàn thiện" trong khi Chrome OS lại không đặt gánh nặng quản lý các máy tính lên người dùng. "Tôi hy vọng năm tới sẽ có báo cáo rằng chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các nhân viên của chúng tôi sử dụng một hệ điều hành khác ngoài Chromebook".
Theo CNNMoney, trên thực tế, Google đã giằng co với Microsoft trên hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, nhưng đây là lần đầu tiên, hãng tìm kiếm trực tuyến này đụng độ trực tiếp với tập đoàn phần mềm trên lĩnh vực chủ chốt nhất.
Windows, Mac và các hệ điều hành máy tính khác là hình mẫu quyết định của máy tính thế kỷ 20. Dữ liệu lưu trữ trên ổ cứng của máy tính và sẽ tiêu tan nếu máy tính bị hỏng hoặc bị ăn cắp. Và khi máy tính bị hỏng, chi phí sửa chữa cứu vãn sẽ vô cùng tốn kém cả thời gian lẫn tiền bạc.
Đó là một sự thực trong quản lý doanh nghiệp. Hãng nghiên cứu thị trường Gartner tính toán rằng, chi phí quản lý cho mỗi chiếc máy tính để bàn trong doanh nghiệp tốn khoảng 3.000 - 5.000 USD/năm. Chi phí cho máy tính xách tay thậm chí còn lớn hơn.
Và khi các doanh nghiệp tìm cách nâng cấp phần cứng và phần mềm trong hệ thống máy tính già nua cũ kỹ đang dùng, họ sẽ phải gánh thêm một khoản chi phí hỗ trợ kỹ thuật không nhỏ. Chính bởi vậy, theo hãng phân tích NetApplications, hiện vẫn có hơn 50% máy tính toàn cầu dùng Windows XP, hệ điều hành đã 10 tuổi.
Từ phân tích đó, để thấy rằng, giải pháp hệ điều hành Chrome của Google sẽ có chỗ đứng ra sao. Với những máy tính chạy Chrome OS, toàn bộ dữ liệu của người dùng được trữ trên đám mây. Khi người dùng chuyển sang một máy tính Chrome hoàn toàn mới, tất cả dữ liệu của họ như ảnh, nhạc, phim... vẫn luôn sẵn sàng.
Chrome OS về bản chất là trình duyệt Chrome chạy trên một phiên bản Linux đơn giản hoá. Linux này không đòi hỏi cài đặt các công cụ chống virus nhờ công nghệ cách ly được tích hợp bên trong và hệ thống sao lưu dự phòng đám mây có khả năng phục hồi toàn bộ hệ thống nếu máy tính bị "chiếm quyền điều khiển".
Chrome hoạt động như một trình duyệt web trong đó mọi người dùng các ứng dụng như e-mail, soạn văn bản, bảng tính... trực tiếp trên web thông qua Google Docs và bộ ứng dụng văn phòng 365 chỉ hỗ trợ trực tuyến, thay vì cài phần mềm trực tiếp lên máy tính như Outlook, Word, Excel trên PC.
Và tất nhiên, bộ phận quản lý công nghệ thông tin sẽ không còn tồn tại. Phần mềm quản lý rắc rối sẽ được đặt trên một trang web, giúp các kỹ thuật viên quản lý tất cả những máy tính dùng hệ điều hành Chrome. Và hệ điều hành này tự động cập nhật bản mới nhất, giúp doanh nghiệp đỡ tốn chi phí mua phiên bản mới.
"Thế giới máy tính ngày nay, theo nhiều cách, đang suy yếu. Người sử dụng phải quản lý hệ thống của họ, phải lo lắng về virus và bảo mật. Chúng tôi cảm thấy có thể làm tốt hơn thế", Caesar Sengupta, Giám đốc sản xuất Chrome, phát biểu với Fairfax Media.
Các lãnh đạo Google cho biết đã tiến hành thăm dò ở 400 công ty và nhận thấy, một khi có những ứng dụng web nhất định, cùng khả năng truy cập ngoại tuyến vào Google Docs và các ứng dụng, dịch vụ khác do các phương tiện ảo hoá cung cấp, các công ty có thể chuyển 75% ngưới dùng sang các thiết bị Chrome.
Có thể thấy, đây là một bước tiến dài trong lĩnh vực máy tính. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích, con đường của Google không hẳn lẽ dễ đi. Mà điều thấy rõ nhất là sự lệ thuộc của thiết bị vào Internet, trong bối cảnh băng thông rộng và các nền tảng công nghệ 3G, 4G vẫn chưa phải phủ khắp toàn cầu.