Chủ tịch Hà Tĩnh: “Gặp cán bộ nhũng nhiễu, gọi điện cho tôi”
Hiện là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước, ông Khánh cũng là một trong số ít vị lãnh đạo tỉnh thành công khai số điện thoại
“Các doanh nghiệp trên địa bàn nếu gặp khó khăn hoặc bị cán bộ các sở ngành những nhiễu, phiền hà hãy gọi điện, nhắn tin hoặc gửi e-mail trực tiếp cho tôi. Tôi hứa, sẽ giữ bí mật thông tin người gọi”, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đặng Quốc Khánh nói tại buổi đối thoại với hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn, ngày 13/8.
Ngay đầu buổi đối thoại, Chủ tịch Hà Tĩnh đã công khai số điện thoại di động cá nhân (0913 556 943) với lời nhắn nhủ: “Nếu doanh nghiệp không tiện “kể tội” cán bộ tại hội trường thì gọi theo số đó, tôi sẽ nghe máy”.
Sinh năm 1976, hiện là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước, ông Khánh cũng là một trong số ít vị lãnh đạo tỉnh thành công khai số điện thoại.
Ngành du lịch kêu khổ
Tại buổi đối thoại với Chủ tịch Hà Tĩnh, hàng loạt doanh nghiệp ngành du lịch, khách sạn, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đều bày tỏ sự khó khăn, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản, do sự cố môi trường biển liên quan đến Formosa.
Ông Nguyễn Văn Thiệu (Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh) cho biết, sau sự cố biển nhiễm độc, ngành du lịch từ biển Thiên Cầm đến Đèo Con chịu tác động nghiêm trọng. Trên 2,6 nghìn lao động trong ngành chịu ảnh hưởng và thất nghiệp.
Các tour, phòng đặt nghỉ lễ bị hủy bỏ từ 70 - 80%. Tại huyện Kỳ Anh, khách đặt phòng nghỉ mùa hè chỉ đạt 30% so với cùng kì năm trước.
Đại diện Công ty Xuất nhập khẩu Nam Hà Tĩnh thì cho hay, suốt 4 tháng nay, công ty này hoạt động cầm chừng, ngư dân không ra khơi dẫn đến khan hiếm nguồn nguyên liệu, hàng trăm công nhân không có việc.
“Ngư dân đánh bắt cá về không ai mua, tỉnh khuyến khích chúng tôi hỗ trợ người dân thu mua, khi thu mua xong rồi thì không biết làm thế nào, bán không được, tiêu hủy cũng không xong, cá chứa trong kho mấy tháng nay cũng chẳng thấy các cấp cho ý kiến xử lý”, đại diện doanh nghiệp này nói.
Trong khi đó, Giám đốc Khách sạn Thiên Ý tại khu du lịch Thiên Cầm, bà Thân Thị Nghị, muốn chính quyền trả lời sớm nhất về độ an toàn của biển và hải sản. Cùng với đó, khoản đền bù do Formosa chi trả về sự cố môi trường cũng cần được xem xét để hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan đến kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn... trong thời gian chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố.
“Hiện bãi biển Thiên Cầm tắm được chưa? Ăn được hải sản chưa? Phải công bố trên truyền thông cho dân được biết. Người lao động và chúng tôi băn khoăn là tình trạng này sẽ kéo dài ngắn hay dài. Ngắn thì chờ đợi, dài 5 - 7 năm thì cũng cho chúng tôi biết chuyển đổi nghề và kiếm nơi khác sinh sống”, bà Nghị nói.
Không chỉ ngành du lịch gặp khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp ngành nghề khác trên địa bàn Hà Tĩnh cũng cho biết gặp rắc rối vì sự nhũng nhiễu, hạch sách của cán bộ, công chức.
Ông Lý Ngân (đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Tĩnh) cho hay thời gian qua, có nhiều sở ban ngành “gây khó khăn, nhũng nhiễu” doanh nghiệp. Doanh nhân này kiến nghị thành lập tổ giám sát của tỉnh đối với các cơ quan ban ngành.
“Không tiện nói đích danh sở nào nhũng nhiễu, nhưng tôi khẳng định rằng hầu như sở nào cũng có tình trạng này”, ông Ngân nói.
Đại diện công ty sản xuất nước khoáng Sơn Kim than thở: “Công ty chúng tôi đầy đủ thủ tục rồi nhưng một ngày không biết bao nhiêu ban ngành đi kiểm tra. Tôi yêu cầu cần chấm dứt tình trạng cơ quan này lại đi kiểm tra việc của cơ quan khác, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp”.
“Xử lý cán bộ nhũng nhiễu”
Phản hồi thông tin từ các doanh nghiệp, Chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh thừa nhận, về thủ tục hành chính, hiện vẫn còn một số tồn tại. Trách nhiệm của một số lãnh đạo sở, ngành không cao, nên để xảy ra tình trạng cấp dưới và nhân viên giải quyết thủ tục hành chính không rõ ràng, minh bạch, làm nảy sinh chi phí không chính thức và làm mất thời gian của doanh nghiệp.
Ông Khánh khẳng định, cá nhân ông và lãnh đạo UBND tỉnh ghi nhận hết tất cả các phản ánh của doanh nghiệp, và sẽ kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng này.
“Lãnh đạo sở làm không đúng chức năng quyền hạn, tôi sẽ xử lý, yêu cầu kiểm điểm, kỷ luật”, Chủ tịch Hà Tĩnh nói.
Về sự cố môi trường biển, ông Khánh nói, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới
Chủ tịch Hà Tĩnh cũng đề nghị các hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các huyện, thị thường xuyên cập nhật và đề xuất, trao đổi trực tiếp với ông, để được chỉ đạo giải quyết thường xuyên vướng mắc của doanh nghiệp
Ông Khánh còn cho biết Hà Tĩnh có thể xây dựng trung tâm hành chính công của tỉnh, nhằm liên thông các sở, ban ngành để tạo thuận lợi nhanh nhất cho hoạt động hành chính.
Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh tại hội nghị cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 5.000 doanh nghiệp, 1.200 hợp tác xã và hơn 5,8 vạn hộ kinh doanh.
Trong đó, có 5 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 67 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp tư nhân. Trong 7 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn Hà Tĩnh có 520 doanh nghiệp thành lập mới.
Ngay đầu buổi đối thoại, Chủ tịch Hà Tĩnh đã công khai số điện thoại di động cá nhân (0913 556 943) với lời nhắn nhủ: “Nếu doanh nghiệp không tiện “kể tội” cán bộ tại hội trường thì gọi theo số đó, tôi sẽ nghe máy”.
Sinh năm 1976, hiện là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước, ông Khánh cũng là một trong số ít vị lãnh đạo tỉnh thành công khai số điện thoại.
Ngành du lịch kêu khổ
Tại buổi đối thoại với Chủ tịch Hà Tĩnh, hàng loạt doanh nghiệp ngành du lịch, khách sạn, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đều bày tỏ sự khó khăn, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản, do sự cố môi trường biển liên quan đến Formosa.
Ông Nguyễn Văn Thiệu (Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh) cho biết, sau sự cố biển nhiễm độc, ngành du lịch từ biển Thiên Cầm đến Đèo Con chịu tác động nghiêm trọng. Trên 2,6 nghìn lao động trong ngành chịu ảnh hưởng và thất nghiệp.
Các tour, phòng đặt nghỉ lễ bị hủy bỏ từ 70 - 80%. Tại huyện Kỳ Anh, khách đặt phòng nghỉ mùa hè chỉ đạt 30% so với cùng kì năm trước.
Đại diện Công ty Xuất nhập khẩu Nam Hà Tĩnh thì cho hay, suốt 4 tháng nay, công ty này hoạt động cầm chừng, ngư dân không ra khơi dẫn đến khan hiếm nguồn nguyên liệu, hàng trăm công nhân không có việc.
“Ngư dân đánh bắt cá về không ai mua, tỉnh khuyến khích chúng tôi hỗ trợ người dân thu mua, khi thu mua xong rồi thì không biết làm thế nào, bán không được, tiêu hủy cũng không xong, cá chứa trong kho mấy tháng nay cũng chẳng thấy các cấp cho ý kiến xử lý”, đại diện doanh nghiệp này nói.
Trong khi đó, Giám đốc Khách sạn Thiên Ý tại khu du lịch Thiên Cầm, bà Thân Thị Nghị, muốn chính quyền trả lời sớm nhất về độ an toàn của biển và hải sản. Cùng với đó, khoản đền bù do Formosa chi trả về sự cố môi trường cũng cần được xem xét để hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan đến kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn... trong thời gian chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự cố.
“Hiện bãi biển Thiên Cầm tắm được chưa? Ăn được hải sản chưa? Phải công bố trên truyền thông cho dân được biết. Người lao động và chúng tôi băn khoăn là tình trạng này sẽ kéo dài ngắn hay dài. Ngắn thì chờ đợi, dài 5 - 7 năm thì cũng cho chúng tôi biết chuyển đổi nghề và kiếm nơi khác sinh sống”, bà Nghị nói.
Không chỉ ngành du lịch gặp khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp ngành nghề khác trên địa bàn Hà Tĩnh cũng cho biết gặp rắc rối vì sự nhũng nhiễu, hạch sách của cán bộ, công chức.
Ông Lý Ngân (đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Tĩnh) cho hay thời gian qua, có nhiều sở ban ngành “gây khó khăn, nhũng nhiễu” doanh nghiệp. Doanh nhân này kiến nghị thành lập tổ giám sát của tỉnh đối với các cơ quan ban ngành.
“Không tiện nói đích danh sở nào nhũng nhiễu, nhưng tôi khẳng định rằng hầu như sở nào cũng có tình trạng này”, ông Ngân nói.
Đại diện công ty sản xuất nước khoáng Sơn Kim than thở: “Công ty chúng tôi đầy đủ thủ tục rồi nhưng một ngày không biết bao nhiêu ban ngành đi kiểm tra. Tôi yêu cầu cần chấm dứt tình trạng cơ quan này lại đi kiểm tra việc của cơ quan khác, làm mất nhiều thời gian của doanh nghiệp”.
“Xử lý cán bộ nhũng nhiễu”
Phản hồi thông tin từ các doanh nghiệp, Chủ tịch Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh thừa nhận, về thủ tục hành chính, hiện vẫn còn một số tồn tại. Trách nhiệm của một số lãnh đạo sở, ngành không cao, nên để xảy ra tình trạng cấp dưới và nhân viên giải quyết thủ tục hành chính không rõ ràng, minh bạch, làm nảy sinh chi phí không chính thức và làm mất thời gian của doanh nghiệp.
Ông Khánh khẳng định, cá nhân ông và lãnh đạo UBND tỉnh ghi nhận hết tất cả các phản ánh của doanh nghiệp, và sẽ kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng này.
“Lãnh đạo sở làm không đúng chức năng quyền hạn, tôi sẽ xử lý, yêu cầu kiểm điểm, kỷ luật”, Chủ tịch Hà Tĩnh nói.
Về sự cố môi trường biển, ông Khánh nói, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và sẽ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới
Chủ tịch Hà Tĩnh cũng đề nghị các hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các huyện, thị thường xuyên cập nhật và đề xuất, trao đổi trực tiếp với ông, để được chỉ đạo giải quyết thường xuyên vướng mắc của doanh nghiệp
Ông Khánh còn cho biết Hà Tĩnh có thể xây dựng trung tâm hành chính công của tỉnh, nhằm liên thông các sở, ban ngành để tạo thuận lợi nhanh nhất cho hoạt động hành chính.
Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh tại hội nghị cho biết, hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 5.000 doanh nghiệp, 1.200 hợp tác xã và hơn 5,8 vạn hộ kinh doanh.
Trong đó, có 5 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, 67 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp tư nhân. Trong 7 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn Hà Tĩnh có 520 doanh nghiệp thành lập mới.