“Chưa cần thiết” lập ủy ban lâm thời điều tra về Vinashin
“Sau khi cân nhắc kỹ nhiều mặt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa cần thiết trình Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời”
“Sau khi cân nhắc kỹ nhiều mặt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất chưa cần thiết trình Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời”.
Đó là trả lời của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 390 ngày 11/11/2010, do Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn ký, về đề nghị thành lập ủy ban lâm thời để điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ Vinashin của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết.
Văn bản nêu rõ, ngày 2/11/2010, Ủy ban đã nhận được kiến nghị của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết “tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) sụp đổ; trên cơ sở đó vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy: căn cứ điều 23 Luật tổ chức Quốc hội; điều 7, điều 12 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và điều 26 Quy chế hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì kiến nghị nêu trên của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết là phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề của Vinashin đang được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước xem xét, giải quyết, trong đó có việc cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra.
Nhấn mạnh nội dung này, Trưởng ban Công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét rất kỹ, và thống nhất rất cao là “chưa cần thiết trình Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời” như đề nghị của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết.
Kiến nghị nói trên của đại biểu Thuyết được đưa ra vào sáng 1/11, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội của Quốc hội được truyền hình trực tiếp và ngay lập tức đã nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu khác.
Kết thúc hai ngày thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu: “Việc này phải được xem xét kỹ các quy định của pháp luật, bảo đảm đúng quy trình. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được báo cáo Quốc hội vào phiên họp khác tại kỳ họp này”.
Làm rõ trách nhiệm liên quan đến Vinashin cũng là nội dung nằm trong nhiều nội dung chất vấn tại kỳ họp này. Một số vị đại biểu cho biết đã gửi văn bản chất vấn về nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đã để xảy ra tình trạng “sụp đổ”của Vinashin.
Trao đổi với VnEconomy sau khi nhận được trả lời của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, việc làm của Ủy ban rất đúng luật và khẩn trương.
Song theo ông, cũng có điều hơi "vướng", vì về luật mà nói thì "Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, và là cơ quan bầu ra Thủ tướng, các phó thủ tướng và phê chuẩn danh sách Chính phủ, nên Chính phủ cần kiểm điểm trước Quốc hội để Quốc hội xem xét trong trường hợp ấy thì áp dụng các hình thức kỷ luật như thế nào thì mới đúng".
"Tôi cũng đã gửi Thủ tướng Chính phủ chất vấn về trách nhiệm của Thủ tướng trong vụ Vinashin, song đến chiều 12/11 vẫn chưa nhận được trả lời", đại biểu Thuyết nói.
Đó là trả lời của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại văn bản số 390 ngày 11/11/2010, do Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn ký, về đề nghị thành lập ủy ban lâm thời để điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ Vinashin của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết.
Văn bản nêu rõ, ngày 2/11/2010, Ủy ban đã nhận được kiến nghị của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết “tổ chức để Quốc hội biểu quyết thành lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm của các thành viên Chính phủ trong vụ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) sụp đổ; trên cơ sở đó vào thời gian cuối kỳ họp bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và một số thành viên Chính phủ có liên quan”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy: căn cứ điều 23 Luật tổ chức Quốc hội; điều 7, điều 12 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và điều 26 Quy chế hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì kiến nghị nêu trên của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết là phù hợp với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề của Vinashin đang được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước xem xét, giải quyết, trong đó có việc cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra.
Nhấn mạnh nội dung này, Trưởng ban Công tác đại biểu Phạm Minh Tuyên cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét rất kỹ, và thống nhất rất cao là “chưa cần thiết trình Quốc hội thành lập ủy ban lâm thời” như đề nghị của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết.
Kiến nghị nói trên của đại biểu Thuyết được đưa ra vào sáng 1/11, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội của Quốc hội được truyền hình trực tiếp và ngay lập tức đã nhận được sự đồng tình của một số vị đại biểu khác.
Kết thúc hai ngày thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu: “Việc này phải được xem xét kỹ các quy định của pháp luật, bảo đảm đúng quy trình. Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được báo cáo Quốc hội vào phiên họp khác tại kỳ họp này”.
Làm rõ trách nhiệm liên quan đến Vinashin cũng là nội dung nằm trong nhiều nội dung chất vấn tại kỳ họp này. Một số vị đại biểu cho biết đã gửi văn bản chất vấn về nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đã để xảy ra tình trạng “sụp đổ”của Vinashin.
Trao đổi với VnEconomy sau khi nhận được trả lời của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, việc làm của Ủy ban rất đúng luật và khẩn trương.
Song theo ông, cũng có điều hơi "vướng", vì về luật mà nói thì "Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, và là cơ quan bầu ra Thủ tướng, các phó thủ tướng và phê chuẩn danh sách Chính phủ, nên Chính phủ cần kiểm điểm trước Quốc hội để Quốc hội xem xét trong trường hợp ấy thì áp dụng các hình thức kỷ luật như thế nào thì mới đúng".
"Tôi cũng đã gửi Thủ tướng Chính phủ chất vấn về trách nhiệm của Thủ tướng trong vụ Vinashin, song đến chiều 12/11 vẫn chưa nhận được trả lời", đại biểu Thuyết nói.