Chưa mặn mà với Windows 7
Windows 7 đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam. Nhưng liệu Việt Nam đã phải là “miền đất hứa” của hệ điều hành này?
Windows 7 đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam. Nhưng liệu Việt Nam đã phải là “miền đất hứa” của hệ điều hành này?
Hệ điều hành Windows 7 được hãng Microsoft giới thiệu có nhiều đặc tính nổi trội hơn các phiên bản hệ điều hành Windows XP và Vista, do kết hợp được những tính năng ưu việt của hai phiên bản bản này, như dễ sử dụng, chạy nhanh hơn, đồng thời các ứng dụng tích hợp trong Windows 7 như Paintbrush, Windows DVD Maker, Windows Media Center đều được nâng cấp…
Ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng phòng Kinh doanh thị trường của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh cho biết, ngay sau một tuần ra mắt, Trần Anh đã bán được gần 500 bản Windows 7, trong khi theo nhận định ban đầu của Trần Anh thì phải đến giữa tháng 11/2009 mới bán được số lượng trên.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, trong thời gian đầu ra mắt, phiên bản mới bao giờ cũng bán chạy hơn. Hơn nữa, trong tuần đầu tiên bán Windows 7, Trần Anh cũng đã thực hiện nhiều chính sách khuyến mại giảm giá lớn, các sản phẩm được giảm từ 30-50% tùy từng đơn hàng khuyến mại.
Trong 500 bản được bán tại các cửa hàng của Trần Anh, khách hàng chủ yếu là những đơn vị doanh nghiệp “nhân tiện sản phẩm mới đi sắm đồng bộ loạt máy mới để thay máy cũ, vì hệ điều hành được tích hợp sẵn trong máy”, và một số cá nhân trong doanh nghiệp hoặc "dân" công nghệ; còn người tiêu dùng là hộ gia đình thì gần như không có.
Ngoài ra, trong 500 bản đó thì có tới gần 60% là được tích hợp sẵn vào máy tính, số còn lại là được bán lẻ. Điều đó chứng tỏ người tiêu dùng đang sử dụng XP hay Vista nâng cấp lên Windows 7 cũng không nhiều.
Anh Thắng Hà, một nhân viên của công ty viễn thông Viettel, người thường xuyên phải làm việc trên máy tính nói, nếu người dùng chỉ sử dụng làm việc với Microsoft Office hay chỉ để lướt web, nghe nhạc, xem phim, chơi game mà không thường xuyên sử dụng chuyên sâu về các ứng dụng công nghệ thì sử dụng XP là ổn định nhất.
Ông Đinh Đức Hùng, Giám đốc HanoiTech cũng cho biết, tại HanoiTech cũng mới chỉ dùng Windows 7 cho… vài chiếc máy tính “để thử xem thế nào”, còn cơ bản vẫn chưa có nhu cầu sử dụng, và vì XP vẫn chạy quá tốt
Theo anh Thắng, người dùng Windows XP không thể nâng cấp trực tiếp hệ điều hành này lên thẳng Windows 7, mà phải thực hiện qua các bước như: sao lưu tất cả dữ liệu trong máy, sau đó cài Windows 7 và chép lại dữ liệu, và cuối cùng phải cài đặt lại các phần mềm ứng dựng. Những bước cài đặt này cũng gây nhiều phiền toái và chưa thực sự tiện ích cho người sử dụng.
Một yếu tố nữa khiến người tiêu dùng chưa mặn mà là chính sách giá bán.
Mặc dù, theo ông Stephane Kimmerlin, Giám đốc Phát triển kinh doanh và tiếp thị Microsoft Việt Nam, giá bán lẻ Windows 7 tại Việt Nam thuộc nhóm các nước bán giá thấp nhất, với giá khoảng 120 USD cho phiên bản thấp nhất của Windows 7 khi nâng cấp (Home Premium), và 220 USD cho bản Ultimate. Tuy nhiên, với mức giá này, nhiều cửa hàng máy tính lớn trong nước cho rằng vẫn còn cao so với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam, vì giá cả bộ máy tính cũng chỉ 6-7 triệu đồng.
“Nếu giảm xuống khoảng 30- 40% so với mức giá hiện này thì hy vọng số người dùng Windows 7 sẽ nhiều hơn”, ông Hoàng Anh Tuấn nhận định.
Thực tế, đến thời điểm này, hệ điều hành Windows 7 đã bị crack (bẻ khóa) và, Windows 7 không bản quyền được rao bán rộng rãi trên mạng Internet, với giá chỉ khoảng 15.000 đồng/đĩa.
Không chỉ được rao bán trên mạng Internet, mà ngay các cửa hàng mua bán máy tính và sản phẩm phần mềm công nghệ quanh khu vực các trường đại học Bách khoa Hà Nội, Kinh tế Quốc dân, Xây dựng… đĩa cài Windows 7 không bản quyền cũng đã tràn ngập.
Một chủ cửa hàng bán băng đĩa cạnh Đại học Bách khoa cho biết, chỉ sau chưa đầy một tuần Windows 7 ra mắt tại Việt Nam, khoảng cuối tháng 10, cửa hàng này đã có đĩa Windows 7 (không bản quyền).
Việc đĩa Windows 7 không bản quyền được bán tràn lan trên thị trường, theo phân tích của ông Hoàng Anh Tuấn (Công ty Trần Anh), thì “đó cũng là điều dễ hiểu”.
Vì, thứ nhất, do người sử dụng vẫn còn thói quen dùng những sản phẩm công nghệ không có bản quyền, do giá quá rẻ. Thứ hai, quan trọng hơn, theo ông Tuấn, Microsoft Việt Nam hiện chưa có nhiều chính sách, dịch vụ hướng dẫn, tuyên truyền và hỗ trợ người dùng để giúp người dùng thấy được sự khác biệt trong sử dụng phần mềm có bản quyền và không có bản quyền.
Hệ điều hành Windows 7 được hãng Microsoft giới thiệu có nhiều đặc tính nổi trội hơn các phiên bản hệ điều hành Windows XP và Vista, do kết hợp được những tính năng ưu việt của hai phiên bản bản này, như dễ sử dụng, chạy nhanh hơn, đồng thời các ứng dụng tích hợp trong Windows 7 như Paintbrush, Windows DVD Maker, Windows Media Center đều được nâng cấp…
Ông Hoàng Anh Tuấn, Trưởng phòng Kinh doanh thị trường của Công ty Cổ phần Thế giới số Trần Anh cho biết, ngay sau một tuần ra mắt, Trần Anh đã bán được gần 500 bản Windows 7, trong khi theo nhận định ban đầu của Trần Anh thì phải đến giữa tháng 11/2009 mới bán được số lượng trên.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, trong thời gian đầu ra mắt, phiên bản mới bao giờ cũng bán chạy hơn. Hơn nữa, trong tuần đầu tiên bán Windows 7, Trần Anh cũng đã thực hiện nhiều chính sách khuyến mại giảm giá lớn, các sản phẩm được giảm từ 30-50% tùy từng đơn hàng khuyến mại.
Trong 500 bản được bán tại các cửa hàng của Trần Anh, khách hàng chủ yếu là những đơn vị doanh nghiệp “nhân tiện sản phẩm mới đi sắm đồng bộ loạt máy mới để thay máy cũ, vì hệ điều hành được tích hợp sẵn trong máy”, và một số cá nhân trong doanh nghiệp hoặc "dân" công nghệ; còn người tiêu dùng là hộ gia đình thì gần như không có.
Ngoài ra, trong 500 bản đó thì có tới gần 60% là được tích hợp sẵn vào máy tính, số còn lại là được bán lẻ. Điều đó chứng tỏ người tiêu dùng đang sử dụng XP hay Vista nâng cấp lên Windows 7 cũng không nhiều.
Anh Thắng Hà, một nhân viên của công ty viễn thông Viettel, người thường xuyên phải làm việc trên máy tính nói, nếu người dùng chỉ sử dụng làm việc với Microsoft Office hay chỉ để lướt web, nghe nhạc, xem phim, chơi game mà không thường xuyên sử dụng chuyên sâu về các ứng dụng công nghệ thì sử dụng XP là ổn định nhất.
Ông Đinh Đức Hùng, Giám đốc HanoiTech cũng cho biết, tại HanoiTech cũng mới chỉ dùng Windows 7 cho… vài chiếc máy tính “để thử xem thế nào”, còn cơ bản vẫn chưa có nhu cầu sử dụng, và vì XP vẫn chạy quá tốt
Theo anh Thắng, người dùng Windows XP không thể nâng cấp trực tiếp hệ điều hành này lên thẳng Windows 7, mà phải thực hiện qua các bước như: sao lưu tất cả dữ liệu trong máy, sau đó cài Windows 7 và chép lại dữ liệu, và cuối cùng phải cài đặt lại các phần mềm ứng dựng. Những bước cài đặt này cũng gây nhiều phiền toái và chưa thực sự tiện ích cho người sử dụng.
Một yếu tố nữa khiến người tiêu dùng chưa mặn mà là chính sách giá bán.
Mặc dù, theo ông Stephane Kimmerlin, Giám đốc Phát triển kinh doanh và tiếp thị Microsoft Việt Nam, giá bán lẻ Windows 7 tại Việt Nam thuộc nhóm các nước bán giá thấp nhất, với giá khoảng 120 USD cho phiên bản thấp nhất của Windows 7 khi nâng cấp (Home Premium), và 220 USD cho bản Ultimate. Tuy nhiên, với mức giá này, nhiều cửa hàng máy tính lớn trong nước cho rằng vẫn còn cao so với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam, vì giá cả bộ máy tính cũng chỉ 6-7 triệu đồng.
“Nếu giảm xuống khoảng 30- 40% so với mức giá hiện này thì hy vọng số người dùng Windows 7 sẽ nhiều hơn”, ông Hoàng Anh Tuấn nhận định.
Thực tế, đến thời điểm này, hệ điều hành Windows 7 đã bị crack (bẻ khóa) và, Windows 7 không bản quyền được rao bán rộng rãi trên mạng Internet, với giá chỉ khoảng 15.000 đồng/đĩa.
Không chỉ được rao bán trên mạng Internet, mà ngay các cửa hàng mua bán máy tính và sản phẩm phần mềm công nghệ quanh khu vực các trường đại học Bách khoa Hà Nội, Kinh tế Quốc dân, Xây dựng… đĩa cài Windows 7 không bản quyền cũng đã tràn ngập.
Một chủ cửa hàng bán băng đĩa cạnh Đại học Bách khoa cho biết, chỉ sau chưa đầy một tuần Windows 7 ra mắt tại Việt Nam, khoảng cuối tháng 10, cửa hàng này đã có đĩa Windows 7 (không bản quyền).
Việc đĩa Windows 7 không bản quyền được bán tràn lan trên thị trường, theo phân tích của ông Hoàng Anh Tuấn (Công ty Trần Anh), thì “đó cũng là điều dễ hiểu”.
Vì, thứ nhất, do người sử dụng vẫn còn thói quen dùng những sản phẩm công nghệ không có bản quyền, do giá quá rẻ. Thứ hai, quan trọng hơn, theo ông Tuấn, Microsoft Việt Nam hiện chưa có nhiều chính sách, dịch vụ hướng dẫn, tuyên truyền và hỗ trợ người dùng để giúp người dùng thấy được sự khác biệt trong sử dụng phần mềm có bản quyền và không có bản quyền.