Chưa thể quyết tăng thuế tài nguyên đối với vàng
Qua hai phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa thể quyết việc điều chỉnh thuế suất thuế tài nguyên
Dù đã hạ từ 22% xuống 17%, song việc tăng thuế suất với vàng vẫn chưa thể được quyết định tại phiên họp sáng 12/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ở phiên họp tháng 8/2013, Thường trực Ủy ban này và cơ quan soạn thảo nhận thấy, thuế suất vàng điều chỉnh theo đề xuất của Chính phủ (từ 15% lên 22%) là cao. Bên cạnh đó, trong giai đoạn vừa qua, thuế suất thuế tài nguyên đối với vàng đã được điều chỉnh nhiều lần, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp.
Để giúp doanh nghiệp khai thác vàng hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh, hai cơ quan đã thống nhất đề nghị chỉ điều chỉnh thuế suất đối với vàng từ 15% lên 17%.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến chưa đồng tình với quan điểm này vì cho rằng, mức 17% là quá thấp, ông Hiển cho hay.
Thường trực cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo cũng thống nhất đề nghị chỉ nâng thuế suất đối với sắt từ 10% (hiện hành) lên 12% (thay vì mức 13% như đã trình). Thuế suất thuế tài nguyên đối với đồng cũng chỉ tăng từ 10% lên 13% (thay vì 15%). Thuế suất đối với niken được giữ nguyên 10%, không tăng lên 12% như đề xuất ban đầu.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, ba vị đại sứ các nước Canada, Australia và New Zealand đang có đầu tư khai thác chế biến khoáng sản tại Việt Nam đã gửi thư đến Chủ tịch và các phó chủ tịch Quốc hội đề nghị hoãn điều chỉnh thuế suất.
Riêng Tập đoàn Besra Gold Inc hiện đang có Công ty TNHH Vàng Phước Sơn (PSGC) và Công ty TNHH Khai thác Vàng Bồng Miêu (BMGMC) tại Việt Nam vẫn đề nghị giữ nguyên thuế suất của vàng là 15% vì đã nhiều lần thay đổi.
Bức thư của ba vị đại sứ được Phó chủ tịch Kim Ngân đọc nhanh có đoạn viết: “mức tăng đề xuất cho dù có thấp đến mấy cũng gây tác động tiêu cực lớn đối với những lợi ích thương mại của cả Việt Nam và nước ngoài”.
Trước sự băn khoăn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải thích, nếu tăng thuế theo đề xuất của Chính phủ thì số thu thuế tài nguyên tăng lên khoảng hơn 2 nghìn tỷ đồng một năm, là chính sách phù hợp để cân đối ngân sách trong nước.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, nếu chỉ tăng thuế với vàng 2% thì Phước Sơn vẫn đảm bảo lãi ở mức hợp lý. Ông Tuấn cũng cho biết đã rà soát không để doanh nghiệp nào lỗ và ảnh hưởng sản xuất từ việc tăng thuế.
Lưu ý ba vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền gửi thư đều là các nước lớn mà Việt Nam đang đàm phán gia nhập TPP, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi Bộ Tài chính rằng lá thư của họ đã được báo cáo Thủ tướng hay chưa.
Thứ trưởng Tuấn trả lời Bộ trưởng Bộ Tài chính đã làm việc với họ, ý kiến của các vị đại sứ đã được tập hợp báo cáo xin ý kiến Thủ tướng nhiều lần để có kết quả tiếp thu hôm nay.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh cần phải thận trọng vì đây là vấn đề đối ngoại. Ông đề nghị nên trao đổi lại với Thủ tướng xem lý của họ đúng ở chỗ nào và chưa đúng chỗ nào, nếu sau đó Thủ tướng vẫn giữ tờ trình thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể thông qua được.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ở phiên họp tháng 8/2013, Thường trực Ủy ban này và cơ quan soạn thảo nhận thấy, thuế suất vàng điều chỉnh theo đề xuất của Chính phủ (từ 15% lên 22%) là cao. Bên cạnh đó, trong giai đoạn vừa qua, thuế suất thuế tài nguyên đối với vàng đã được điều chỉnh nhiều lần, dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp.
Để giúp doanh nghiệp khai thác vàng hoạch định chiến lược sản xuất, kinh doanh, hai cơ quan đã thống nhất đề nghị chỉ điều chỉnh thuế suất đối với vàng từ 15% lên 17%.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến chưa đồng tình với quan điểm này vì cho rằng, mức 17% là quá thấp, ông Hiển cho hay.
Thường trực cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo cũng thống nhất đề nghị chỉ nâng thuế suất đối với sắt từ 10% (hiện hành) lên 12% (thay vì mức 13% như đã trình). Thuế suất thuế tài nguyên đối với đồng cũng chỉ tăng từ 10% lên 13% (thay vì 15%). Thuế suất đối với niken được giữ nguyên 10%, không tăng lên 12% như đề xuất ban đầu.
Điều hành phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, ba vị đại sứ các nước Canada, Australia và New Zealand đang có đầu tư khai thác chế biến khoáng sản tại Việt Nam đã gửi thư đến Chủ tịch và các phó chủ tịch Quốc hội đề nghị hoãn điều chỉnh thuế suất.
Riêng Tập đoàn Besra Gold Inc hiện đang có Công ty TNHH Vàng Phước Sơn (PSGC) và Công ty TNHH Khai thác Vàng Bồng Miêu (BMGMC) tại Việt Nam vẫn đề nghị giữ nguyên thuế suất của vàng là 15% vì đã nhiều lần thay đổi.
Bức thư của ba vị đại sứ được Phó chủ tịch Kim Ngân đọc nhanh có đoạn viết: “mức tăng đề xuất cho dù có thấp đến mấy cũng gây tác động tiêu cực lớn đối với những lợi ích thương mại của cả Việt Nam và nước ngoài”.
Trước sự băn khoăn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng giải thích, nếu tăng thuế theo đề xuất của Chính phủ thì số thu thuế tài nguyên tăng lên khoảng hơn 2 nghìn tỷ đồng một năm, là chính sách phù hợp để cân đối ngân sách trong nước.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, nếu chỉ tăng thuế với vàng 2% thì Phước Sơn vẫn đảm bảo lãi ở mức hợp lý. Ông Tuấn cũng cho biết đã rà soát không để doanh nghiệp nào lỗ và ảnh hưởng sản xuất từ việc tăng thuế.
Lưu ý ba vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền gửi thư đều là các nước lớn mà Việt Nam đang đàm phán gia nhập TPP, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi Bộ Tài chính rằng lá thư của họ đã được báo cáo Thủ tướng hay chưa.
Thứ trưởng Tuấn trả lời Bộ trưởng Bộ Tài chính đã làm việc với họ, ý kiến của các vị đại sứ đã được tập hợp báo cáo xin ý kiến Thủ tướng nhiều lần để có kết quả tiếp thu hôm nay.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh cần phải thận trọng vì đây là vấn đề đối ngoại. Ông đề nghị nên trao đổi lại với Thủ tướng xem lý của họ đúng ở chỗ nào và chưa đúng chỗ nào, nếu sau đó Thủ tướng vẫn giữ tờ trình thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể thông qua được.