Chứng khoán châu Á chao đảo vì Trung Quốc tăng lãi suất
Thị trường chứng khoán châu Á mất điểm ngày thứ tư liên tục do ảnh hưởng từ động thái nâng lãi suất bất ngờ của Trung Quốc
Thị trường chứng khoán châu Á mất điểm ngày thứ tư liên tục do ảnh hưởng từ động thái nâng lãi suất bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC). Cũng trong phiên này, thị trường còn chịu tác động bất lợi từ tâm lý thận trọng hơn của giới đầu tư về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
Đầu phiên giao dịch hôm nay, sắc đỏ phủ vây hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt của châu Á, với mức giảm điểm mạnh diễn ra ở tất cả các thị trường chủ chốt. Tuy nhiên, tới cuối phiên, một số thị trường đã quay đầu tăng điểm hoặc thu hẹp mức giảm điểm, tránh cho thị trường khu vực tránh một phiên giảm sâu.
Ngày 19/10, PBoC gây sốc khi lần đầu tiên sau gần 3 năm nâng lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ. Với mức tăng thêm 0,25%, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ được nâng lên mức 5,56%, còn lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm lên 2,5%.
Với việc thắt chặt chính sách tiền tệ ngoài dự báo của gần như tất cả các chuyên gia phân tích, Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn nguy cơ leo thang của giá cả. Các nhà chuyên môn còn cho rằng, động thái này có thể báo hiệu cho một thời kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn ở nền kinh tế đầu tàu của thế giới.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật đóng cửa với mức giảm 1,7%, sau khi có thời điểm sụt 2,2% trong phiên. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông chốt phiên mất 0,7%. Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 cũng giảm 0,7% khi kết thúc này giao dịch.
Tuy nhiên, sự giảm điểm của các thị trường nói trên đã được bù đắp bằng mức tăng nhẹ tại một số thị trường khác.
Sau khi trượt 2% trong phiên, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc đại lục đóng cửa với mức tăng xấp xỉ 0,1%. Giới đầu tư tại thị trường này dần trấn an trở lại khi cho rằng, động thái nâng lãi suất sẽ giúp ngăn ngừa những rủi ro lạm phát.
Hàn Quốc và Đài Loan cũng nằm trong số những thị trường tăng điểm phiên hôm nay, với chỉ số Kospi tăng 0,7% và hàn thử biểu Taiex tăng 1%.
Trong một báo cáo vừa công bố, quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pacific Investment Management cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 1,75% trong năm tới. Giới đầu tư đã tỏ ý thất vọng trước mức dự báo này.
Đêm trước, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên lao dốc mạnh nhất trong 2 tháng vì Trung Quốc nâng lãi suất, bất chấp dữ liệu lạc quan về tình hình nhà đất. Tháng 9/2010, các công ty xây dựng tại Mỹ xây nhà mới nhiều hơn so với dự báo, cho thấy thị trường bất động sản đang bình ổn. Bộ Thương mại Mỹ công bố, số lượng nhà xây mới là 610.000, cao hơn 0,3% so với tháng 8.
Dẫn đầu phiên giảm điểm hôm nay của chứng khoán châu Á là cổ phiếu của các tập đoàn khai mỏ lớn xem Trung Quốc là thị trường quan trọng hàng đầu. Niêm yết tại thị trường Sydney, hai cổ phiếu BHP Billiton và Rio Tinto giảm tương ứng 0,7% và 1,7%.
Theo dữ liệu của hãng tin Bloomberg, lúc 16h theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương mất 0,4%, còn 129,3 điểm. Phiên giảm điểm thứ 4 liên tục này đánh dấu chuỗi ngày đi xuống dài nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây của thị trường chứng khoán khu vực.
Cổ phiếu các nhà xuất khẩu lớn của khu vực cũng nằm trong diện giảm điểm mạnh. Cổ phiếu hãng máy ảnh Canon của Nhật giảm 2%, trong khi cổ phiếu hãng xe lớn nhất Nhật Bản Toyota giảm 1,3%. Cổ phiếu nhà gia công điện thoại di động lớn nhất thế giới Foxxcon niêm yết tại Đài Loan giảm 2,1%.
Theo các chuyên gia, hiện thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn đang được nâng đỡ bởi kỳ vọng vào chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ. Giới đầu tư đang chờ báo cáo kinh tế Beige Book mà FED công bố đêm nay để tìm những tín hiệu mới để xác định tới khi nào thì chính sách này được áp dụng và với quy mô khoảng bao nhiêu.
Thị trường chứng khoán châu Âu chiều nay đồng loạt giảm điểm khi mở cửa ngày giao dịch mới, tuy nhiên, mức giảm khá nhẹ. Lúc 16h theo giờ Việt Nam, các chỉ số FTSE 100, Stoxx 50 và DAX giảm từ 0,1-0,2%.
Đầu phiên giao dịch hôm nay, sắc đỏ phủ vây hầu hết các sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt của châu Á, với mức giảm điểm mạnh diễn ra ở tất cả các thị trường chủ chốt. Tuy nhiên, tới cuối phiên, một số thị trường đã quay đầu tăng điểm hoặc thu hẹp mức giảm điểm, tránh cho thị trường khu vực tránh một phiên giảm sâu.
Ngày 19/10, PBoC gây sốc khi lần đầu tiên sau gần 3 năm nâng lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ. Với mức tăng thêm 0,25%, lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm đồng Nhân dân tệ được nâng lên mức 5,56%, còn lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm lên 2,5%.
Với việc thắt chặt chính sách tiền tệ ngoài dự báo của gần như tất cả các chuyên gia phân tích, Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn nguy cơ leo thang của giá cả. Các nhà chuyên môn còn cho rằng, động thái này có thể báo hiệu cho một thời kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay hơn ở nền kinh tế đầu tàu của thế giới.
Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật đóng cửa với mức giảm 1,7%, sau khi có thời điểm sụt 2,2% trong phiên. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông chốt phiên mất 0,7%. Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 cũng giảm 0,7% khi kết thúc này giao dịch.
Tuy nhiên, sự giảm điểm của các thị trường nói trên đã được bù đắp bằng mức tăng nhẹ tại một số thị trường khác.
Sau khi trượt 2% trong phiên, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc đại lục đóng cửa với mức tăng xấp xỉ 0,1%. Giới đầu tư tại thị trường này dần trấn an trở lại khi cho rằng, động thái nâng lãi suất sẽ giúp ngăn ngừa những rủi ro lạm phát.
Hàn Quốc và Đài Loan cũng nằm trong số những thị trường tăng điểm phiên hôm nay, với chỉ số Kospi tăng 0,7% và hàn thử biểu Taiex tăng 1%.
Trong một báo cáo vừa công bố, quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới Pacific Investment Management cho rằng, kinh tế Mỹ sẽ chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 1,75% trong năm tới. Giới đầu tư đã tỏ ý thất vọng trước mức dự báo này.
Đêm trước, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên lao dốc mạnh nhất trong 2 tháng vì Trung Quốc nâng lãi suất, bất chấp dữ liệu lạc quan về tình hình nhà đất. Tháng 9/2010, các công ty xây dựng tại Mỹ xây nhà mới nhiều hơn so với dự báo, cho thấy thị trường bất động sản đang bình ổn. Bộ Thương mại Mỹ công bố, số lượng nhà xây mới là 610.000, cao hơn 0,3% so với tháng 8.
Dẫn đầu phiên giảm điểm hôm nay của chứng khoán châu Á là cổ phiếu của các tập đoàn khai mỏ lớn xem Trung Quốc là thị trường quan trọng hàng đầu. Niêm yết tại thị trường Sydney, hai cổ phiếu BHP Billiton và Rio Tinto giảm tương ứng 0,7% và 1,7%.
Theo dữ liệu của hãng tin Bloomberg, lúc 16h theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương mất 0,4%, còn 129,3 điểm. Phiên giảm điểm thứ 4 liên tục này đánh dấu chuỗi ngày đi xuống dài nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây của thị trường chứng khoán khu vực.
Cổ phiếu các nhà xuất khẩu lớn của khu vực cũng nằm trong diện giảm điểm mạnh. Cổ phiếu hãng máy ảnh Canon của Nhật giảm 2%, trong khi cổ phiếu hãng xe lớn nhất Nhật Bản Toyota giảm 1,3%. Cổ phiếu nhà gia công điện thoại di động lớn nhất thế giới Foxxcon niêm yết tại Đài Loan giảm 2,1%.
Theo các chuyên gia, hiện thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn đang được nâng đỡ bởi kỳ vọng vào chính sách nới lỏng định lượng của Mỹ. Giới đầu tư đang chờ báo cáo kinh tế Beige Book mà FED công bố đêm nay để tìm những tín hiệu mới để xác định tới khi nào thì chính sách này được áp dụng và với quy mô khoảng bao nhiêu.
Thị trường chứng khoán châu Âu chiều nay đồng loạt giảm điểm khi mở cửa ngày giao dịch mới, tuy nhiên, mức giảm khá nhẹ. Lúc 16h theo giờ Việt Nam, các chỉ số FTSE 100, Stoxx 50 và DAX giảm từ 0,1-0,2%.