Chứng khoán châu Á đỏ lửa vì tin xấu vĩ mô
Một loạt dữ liệu vĩ mô kém khả quan đã đẩy chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm nay
Một loạt dữ liệu vĩ mô kém khả quan đã đẩy chứng khoán châu Á giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch hôm nay. Thị trường Trung Quốc dẫn đầu sự trượt điểm của chứng khoán khu vực khi hai lĩnh vực địa ốc và thương mại của nước này cho thấy tín hiệu giảm tốc.
Lúc 16h theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,9%, còn 121,12 điểm. Dù thị trường Phố Wall đêm trước tăng điểm, nhưng chứng khoán châu Á đã không chịu ảnh hưởng tích cực từ phiên giao dịch tại Mỹ. Nhiều con số thống kê phát đi ngay tại châu Á ngày hôm nay đã khiến giới đầu tư lo lắng về triển vọng kinh tế.
Theo cơ quan thống kê Trung Quốc, nhập khẩu tháng 7 của nước này chỉ tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước, kém xa mức tăng 34,1% trong tháng 6 và mức dự báo 30% của giới phân tích. Cùng với đó, tăng trưởng xuất khẩu cũng giảm tốc còn 38,1% từ mức 43,9% trong tháng trước.
Trong một dữ liệu gây chú ý khác, giá nhà đất tại 70 thành phố lớn nhất của Trung Quốc chỉ tăng 10,3% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong 6 tháng.
Tại Australia, báo cáo của Ngân hàng Trung ương nước này cho thấy, niềm tin của giới doanh nghiệp đã giảm 5 tháng liền liên tục.
Các thông tin vĩ mô ảm đạm như những gì mà chứng khoán châu Á đón nhận ngày hôm nay đang bắt đầu có tác động mạnh hơn tới thị trường, sau khi chỉ có tác động mờ nhạt trong suốt tháng 7 do sự lấn át của các tình hình lợi nhuận doanh nghiệp khả quan.
“Thị trường cần phản ánh đầy đủ hơn sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế vào giá cổ phiếu. Nhu cầu tại cả thị trường trong và ngoài nước đều đang giảm nhiệt”, ông Zhao Zifeng, nhà quản lý quỹ tại China International Fund Management ở Thượng Hải, nhận xét trên Bloomberg.
Phiên hôm nay là phiên giảm điểm mạnh nhất của chứng khoán Trung Quốc đại lục trong vòng một tháng trở lại đây, với chỉ số CSI 300 giảm 2,9%, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu khối bất động sản và các hãng vận tải. Đóng cửa, hàn thử biểu Shanghai Composite cũng sụt tới 2,9%.
Lo ngại về sự giảm nhiệt của thị trường địa ốc, giới đầu tư tại thị trường Trung Quốc hôm nay ồ ạt bán ra cổ phiếu nhóm này. Cổ phiếu của Poly Real Estate niêm yết trên sàn Thượng Hải mất 3,6%, cổ phiếu Gemdale mất 2,9%, China Merchants Property Development sụt 3,1%...
Hàng loạt cổ phiếu bất động sản niêm yết tại thị trường Hồng Kông cũng sụt giá mạnh, góp phần khiến chỉ số Hang Seng mất 1,5% trong phiên này. Trong đó phải kể tới cổ phiếu của tập đoàn nhà đất China Overseas Land & Investments giảm 1,9%, cổ phiếu hãng địa ốc Guangzhou R&F Properties lao dốc 4,1%.
Tuy không mất điểm mạnh như thị trường Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc hôm nay cũng giảm điểm nhẹ khi đồng nội tệ lên giá gây bất lợi cho cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn. Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 0,2%, trong khi chỉ số Kospi tại Seoul mất 0,5%.
Khác với tình trạng “nửa đỏ nửa xanh” của mấy phiên trước, hầu như mọi thị trường chứng khoán tại châu Á hôm nay đều chứng kiến sự giảm điểm. Chứng khoán Việt Nam hôm nay tiếp tục nằm trong nhóm những thị trường giảm mạnh nhất, khi VN-Index “bốc hơi” 2,34%.
Thị trường Australia chốt phiên với chỉ số S&P ASX 200 giảm 1,2% do tác động bất lợi từ báo cáo niềm tin doanh nghiệp. Thị trường Đài Loan đóng cửa giảm 0,7%, Thái Lan giảm 1,4%, Singapore giảm 0,4%.
Lúc 16h theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,9%, còn 121,12 điểm. Dù thị trường Phố Wall đêm trước tăng điểm, nhưng chứng khoán châu Á đã không chịu ảnh hưởng tích cực từ phiên giao dịch tại Mỹ. Nhiều con số thống kê phát đi ngay tại châu Á ngày hôm nay đã khiến giới đầu tư lo lắng về triển vọng kinh tế.
Theo cơ quan thống kê Trung Quốc, nhập khẩu tháng 7 của nước này chỉ tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước, kém xa mức tăng 34,1% trong tháng 6 và mức dự báo 30% của giới phân tích. Cùng với đó, tăng trưởng xuất khẩu cũng giảm tốc còn 38,1% từ mức 43,9% trong tháng trước.
Trong một dữ liệu gây chú ý khác, giá nhà đất tại 70 thành phố lớn nhất của Trung Quốc chỉ tăng 10,3% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong 6 tháng.
Tại Australia, báo cáo của Ngân hàng Trung ương nước này cho thấy, niềm tin của giới doanh nghiệp đã giảm 5 tháng liền liên tục.
Các thông tin vĩ mô ảm đạm như những gì mà chứng khoán châu Á đón nhận ngày hôm nay đang bắt đầu có tác động mạnh hơn tới thị trường, sau khi chỉ có tác động mờ nhạt trong suốt tháng 7 do sự lấn át của các tình hình lợi nhuận doanh nghiệp khả quan.
“Thị trường cần phản ánh đầy đủ hơn sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế vào giá cổ phiếu. Nhu cầu tại cả thị trường trong và ngoài nước đều đang giảm nhiệt”, ông Zhao Zifeng, nhà quản lý quỹ tại China International Fund Management ở Thượng Hải, nhận xét trên Bloomberg.
Phiên hôm nay là phiên giảm điểm mạnh nhất của chứng khoán Trung Quốc đại lục trong vòng một tháng trở lại đây, với chỉ số CSI 300 giảm 2,9%, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu khối bất động sản và các hãng vận tải. Đóng cửa, hàn thử biểu Shanghai Composite cũng sụt tới 2,9%.
Lo ngại về sự giảm nhiệt của thị trường địa ốc, giới đầu tư tại thị trường Trung Quốc hôm nay ồ ạt bán ra cổ phiếu nhóm này. Cổ phiếu của Poly Real Estate niêm yết trên sàn Thượng Hải mất 3,6%, cổ phiếu Gemdale mất 2,9%, China Merchants Property Development sụt 3,1%...
Hàng loạt cổ phiếu bất động sản niêm yết tại thị trường Hồng Kông cũng sụt giá mạnh, góp phần khiến chỉ số Hang Seng mất 1,5% trong phiên này. Trong đó phải kể tới cổ phiếu của tập đoàn nhà đất China Overseas Land & Investments giảm 1,9%, cổ phiếu hãng địa ốc Guangzhou R&F Properties lao dốc 4,1%.
Tuy không mất điểm mạnh như thị trường Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, chứng khoán Nhật Bản và Hàn Quốc hôm nay cũng giảm điểm nhẹ khi đồng nội tệ lên giá gây bất lợi cho cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn. Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tại Tokyo giảm 0,2%, trong khi chỉ số Kospi tại Seoul mất 0,5%.
Khác với tình trạng “nửa đỏ nửa xanh” của mấy phiên trước, hầu như mọi thị trường chứng khoán tại châu Á hôm nay đều chứng kiến sự giảm điểm. Chứng khoán Việt Nam hôm nay tiếp tục nằm trong nhóm những thị trường giảm mạnh nhất, khi VN-Index “bốc hơi” 2,34%.
Thị trường Australia chốt phiên với chỉ số S&P ASX 200 giảm 1,2% do tác động bất lợi từ báo cáo niềm tin doanh nghiệp. Thị trường Đài Loan đóng cửa giảm 0,7%, Thái Lan giảm 1,4%, Singapore giảm 0,4%.