Chứng khoán châu Á mất điểm vì nỗi lo tăng trưởng
Triển vọng tăng trưởng xấu đi của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã kéo chứng khoán châu Á mất điểm trong phiên đầu tuần
Triển vọng tăng trưởng xấu đi của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã kéo chứng khoán châu Á mất điểm trong phiên đầu tuần. Chứng khoán Việt Nam là thị trường giảm điểm gần như mạnh nhất trong khu vực phiên này.
Lúc gần 15h chiều theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,1%, còn 122,08 điểm, dù số cổ phiếu tăng điểm tính tới thời điểm này vẫn chiếm ưu thế so với số cổ phiếu giảm điểm với tỷ lệ 15:14.
Sắc đỏ đã phủ khắp hầu hết sàn giao dịch chủ chốt của thị trường châu Á trong buổi sáng, trước khi sự một số thị trường quay đầu và tăng điểm trở lại.
Giới đầu tư cổ phiếu trở nên lo lắng sau khi ngân hàng Goldman Sachs cắt giảm triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ và Nhật Bản. Theo Goldman, các biện pháp kích cầu kinh tế giảm bớt và sự sa sút trong lĩnh vực xuất khẩu của Nhật Bản sẽ khiến hai nền kinh tế này gặp nhiều thách thực trong thời gian tới.
Theo báo cáo công bố hồi cuối tuần trước của Goldman, kinh tế Nhật sẽ tăng trưởng ở mức 1,4% trong năm nay, từ mức dự báo 1,7% đưa ra lần trước. Bên cạnh đó, kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng 1,9%, thay vì mức tăng 2,5% như dự báo ban đầu.
Cộng với báo cáo gây thất vọng về tình hình việc làm ở Mỹ công bố hôm thứ Sáu tuần trước, cổ phiếu của nhiều nhà xuất khẩu lớn tại của Nhật Bản hôm nay còn mất điểm vì đồng Yên tăng giá. Nỗi lo tăng trưởng đã thúc đẩy giới đầu tư tăng mua đồng Yên để đảm bảo an toàn, khiến tỷ giá Yên/USD lên gần mức cao nhất trong 8 tháng.
Giới phân tích cho rằng, trong cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra vào ngày 10/8 tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đề cập chủ trương nới lỏng cung tiền để hỗ trợ tăng trưởng. Nếu FED làm vậy, khả năng USD sẽ tiếp tục mất giá, gây trở ngại cho các nhà xuất khẩu ở châu Á, là rất lớn.
Cổ phiếu của tập đoàn sản xuất máy ảnh Canon mất 2% số điểm trong phiên giao dịch hôm nay, trong khi cổ phiếu của hãng xe Toyota giảm 1,8%, cổ phiếu Honda trượt 1,6%.
Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật giảm 0,7% số điểm. Một trong số ít những thị trường mất điểm ở châu Á hôm nay cùng với chứng khoán Nhật có thị trường Đài Loan giảm 0,4%. Đáng chú ý, chỉ số VN-Index của Việt Nam hôm nay giảm tới 2,09%, chỉ thua mức giảm 2,6% của thị trường Pakistan.
Với mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 đầy khả quan đang dần đi vào hồi kết, các thông tin kinh tế vĩ mô bắt đầu có tác động mạnh hơn tới thị trường chứng khoán toàn cầu.
Tuần này sẽ có nhiều thông tin kinh tế quan trọng từ Mỹ như doanh số bán lẻ, kim ngạch thương mại, lạm phát… đặc biệt là cách nhìn của FED về tình hình và triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thị trường chứng khoán toàn cầu được dự báo là sẽ không có những biến động lớn trước khi kết quả cuộc họp quan trọng này được công bố.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á hôm nay đóng cửa với mức tăng điểm dưới 1%, như thị trường Hồng Kông tăng 0,6%, Thượng Hải tăng 0,3%, Hàn Quốc tăng 0,4%, S&P/ASX 200 tăng 0,6%...
Lúc gần 15h chiều theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương giảm 0,1%, còn 122,08 điểm, dù số cổ phiếu tăng điểm tính tới thời điểm này vẫn chiếm ưu thế so với số cổ phiếu giảm điểm với tỷ lệ 15:14.
Sắc đỏ đã phủ khắp hầu hết sàn giao dịch chủ chốt của thị trường châu Á trong buổi sáng, trước khi sự một số thị trường quay đầu và tăng điểm trở lại.
Giới đầu tư cổ phiếu trở nên lo lắng sau khi ngân hàng Goldman Sachs cắt giảm triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ và Nhật Bản. Theo Goldman, các biện pháp kích cầu kinh tế giảm bớt và sự sa sút trong lĩnh vực xuất khẩu của Nhật Bản sẽ khiến hai nền kinh tế này gặp nhiều thách thực trong thời gian tới.
Theo báo cáo công bố hồi cuối tuần trước của Goldman, kinh tế Nhật sẽ tăng trưởng ở mức 1,4% trong năm nay, từ mức dự báo 1,7% đưa ra lần trước. Bên cạnh đó, kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng 1,9%, thay vì mức tăng 2,5% như dự báo ban đầu.
Cộng với báo cáo gây thất vọng về tình hình việc làm ở Mỹ công bố hôm thứ Sáu tuần trước, cổ phiếu của nhiều nhà xuất khẩu lớn tại của Nhật Bản hôm nay còn mất điểm vì đồng Yên tăng giá. Nỗi lo tăng trưởng đã thúc đẩy giới đầu tư tăng mua đồng Yên để đảm bảo an toàn, khiến tỷ giá Yên/USD lên gần mức cao nhất trong 8 tháng.
Giới phân tích cho rằng, trong cuộc họp chính sách tiền tệ diễn ra vào ngày 10/8 tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đề cập chủ trương nới lỏng cung tiền để hỗ trợ tăng trưởng. Nếu FED làm vậy, khả năng USD sẽ tiếp tục mất giá, gây trở ngại cho các nhà xuất khẩu ở châu Á, là rất lớn.
Cổ phiếu của tập đoàn sản xuất máy ảnh Canon mất 2% số điểm trong phiên giao dịch hôm nay, trong khi cổ phiếu của hãng xe Toyota giảm 1,8%, cổ phiếu Honda trượt 1,6%.
Đóng cửa ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật giảm 0,7% số điểm. Một trong số ít những thị trường mất điểm ở châu Á hôm nay cùng với chứng khoán Nhật có thị trường Đài Loan giảm 0,4%. Đáng chú ý, chỉ số VN-Index của Việt Nam hôm nay giảm tới 2,09%, chỉ thua mức giảm 2,6% của thị trường Pakistan.
Với mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2 đầy khả quan đang dần đi vào hồi kết, các thông tin kinh tế vĩ mô bắt đầu có tác động mạnh hơn tới thị trường chứng khoán toàn cầu.
Tuần này sẽ có nhiều thông tin kinh tế quan trọng từ Mỹ như doanh số bán lẻ, kim ngạch thương mại, lạm phát… đặc biệt là cách nhìn của FED về tình hình và triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thị trường chứng khoán toàn cầu được dự báo là sẽ không có những biến động lớn trước khi kết quả cuộc họp quan trọng này được công bố.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á hôm nay đóng cửa với mức tăng điểm dưới 1%, như thị trường Hồng Kông tăng 0,6%, Thượng Hải tăng 0,3%, Hàn Quốc tăng 0,4%, S&P/ASX 200 tăng 0,6%...