Chứng khoán châu Á tăng điểm tuần thứ 5 liên tiếp
Chứng khoán khu vực hôm nay đã có thêm một ngày lên điểm, chốt tuần với tổng mức tăng khoảng 2%
Các chỉ số chứng khoán chủ chốt trên thị trường châu Á hôm nay liên tục đảo chiều do giới đầu tư “đứng ngồi không yên” trước khi Mỹ công bố số liệu thất nghiệp. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán khu vực đã có thêm một ngày lên điểm, chốt tuần với tổng mức tăng khoảng 2%.
Lúc 16h theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,4% so với mức đóng cửa phiên trước, đạt 121,99 điểm. Trước đó, chỉ số này đã có 5 lần đảo chiều, hết giảm rồi lại tăng.
Đầu phiên giao dịch hôm nay, chứng khoán châu Á chịu tác động bất lợi từ thông tin kinh tế Mỹ phát đi đêm hôm trước. Nỗi lo về sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu chính của hàng loạt doanh nghiệp niêm yết lớn ở châu Á, đã khiến thị trường chịu áp lực giảm điểm. Bộ Lao động Mỹ cho biết, công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước, tăng thêm 19.000 người, lên 479.000 người, cao nhất trong 3 tháng qua.
Tâm lý bất lợi của giới đầu tư cổ phiếu tại châu Á hôm nay còn xuất phát từ dự báo ảm đạm về tình hình thị trường việc làm tháng 7 mà Mỹ công bố tối nay. Theo khảo sát của hãng tin Reuters, báo cáo việc làm tháng 7 của Bộ Lao động Mỹ có thể cho thấy số lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp có thể giảm 65.000 người. Bên cạnh đó, giới phân tích cũng cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có thể đã lên tới mức 9,6% từ mức 9,5% của tháng 6.
Tuy nhiên, thị trường vẫn được hỗ trợ nhờ báo cáo khả quan về kết quả kinh doanh của nhiều công ty niêm yết. Giá lúa mỳ tăng cao sau khi Nga tuyên bố ban hành lệnh cấm xuất khẩu loại nông sản này cũng hỗ trợ khá tích cực cho cổ phiếu khối nông sản.
Theo giới phân tích, đến lúc này, tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp là khả quan, nên giới đầu tư có ý ngóng chờ những thông tin về vĩ mô. Nếu môi trường vĩ mô không tốt thì lợi nhuận của các công ty niêm yết sắp tới cũng có thể bị ảnh hưởng.
Dẫn đầu xu thế tăng điểm của chứng khoán châu Á hôm nay là thị trường Trung Quốc với mức tăng 1,4% của chỉ số Shanghai Composite và 1,6% của hàn thử biểu CSI 300.
Giới đầu tư tại thị trường Trung Quốc đại lục hôm nay hào hứng cổ phiếu nông sản do giá lương thực tăng cao. Cổ phiếu của hai hãng nông sản lớn là Bright Dairy & Food và Heilongjiang cùng tăng hơn 2%.
Theo nhận định của các nhà phân tích thuộc Morgan Stanley, thình hạn hán và lụt lội ở nhiều quốc gia sản xuất nông sản có thể đẩy giá lương thực và thực phẩm trên thị trường tăng cao trong thời gian tới. Nga vừa tuyên bố ban lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ do sản lượng suy giảm, khiến giá lúa mỳ thế giới hôm nay có lúc tăng 6%.
Cổ phiếu khối ngân hàng tại Trung Quốc hôm nay cũng tăng đáng kể sau khi cơ quan chức năng cho biết, kịch bản giá nhà giảm tới 60% mà họ đưa ra để các nhà băng đánh giá tác động đối với các khoản vay không thể hiện quan điểm của họ về thị trường địa ốc.
Số cổ phiếu tăng giá trên thị trường chứng khoán Tokyo hôm nay cũng chiếm đa số. Chốt phiên, chỉ số Topix tăng 0,5%, trong khi Nikkei 225 giảm 0,1%. Tuần này, Nikkei tăng 1,1% còn Topix tăng 1,4%.
Tăng điểm mạnh nhất phiên này tại thị trường Nhật là cổ phiếu thuộc khối bất động sản. Thông tin về sự khởi sắc của thị trường văn phòng tại Tokyo đã giúp cổ phiếu của hãng địa ốc có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất của Nhật là Mitsubishi Estate tăng 2,7%; cổ phiếu hãng vật liệu xây dựng Nippon Sheet Glass tăng 5,6%...
Nhiều thị trường chủ chốt khác của châu Á hôm nay đóng cửa với mức tăng điểm nhẹ, như thị trường Hồng Kông tăng 0,6%, thị trường Đài Loan tăng 0,3%, thị trường Hàn Quốc không có sự thay đổi về điểm số trong chỉ số Kospi…
Tính chung cả tuần, MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã tăng trên 2%. Đây đã là tuần lên điểm thứ 5 liên tục của chứng khoán khu vực.
Lúc 16h theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 0,4% so với mức đóng cửa phiên trước, đạt 121,99 điểm. Trước đó, chỉ số này đã có 5 lần đảo chiều, hết giảm rồi lại tăng.
Đầu phiên giao dịch hôm nay, chứng khoán châu Á chịu tác động bất lợi từ thông tin kinh tế Mỹ phát đi đêm hôm trước. Nỗi lo về sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu chính của hàng loạt doanh nghiệp niêm yết lớn ở châu Á, đã khiến thị trường chịu áp lực giảm điểm. Bộ Lao động Mỹ cho biết, công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần trước, tăng thêm 19.000 người, lên 479.000 người, cao nhất trong 3 tháng qua.
Tâm lý bất lợi của giới đầu tư cổ phiếu tại châu Á hôm nay còn xuất phát từ dự báo ảm đạm về tình hình thị trường việc làm tháng 7 mà Mỹ công bố tối nay. Theo khảo sát của hãng tin Reuters, báo cáo việc làm tháng 7 của Bộ Lao động Mỹ có thể cho thấy số lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp có thể giảm 65.000 người. Bên cạnh đó, giới phân tích cũng cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có thể đã lên tới mức 9,6% từ mức 9,5% của tháng 6.
Tuy nhiên, thị trường vẫn được hỗ trợ nhờ báo cáo khả quan về kết quả kinh doanh của nhiều công ty niêm yết. Giá lúa mỳ tăng cao sau khi Nga tuyên bố ban hành lệnh cấm xuất khẩu loại nông sản này cũng hỗ trợ khá tích cực cho cổ phiếu khối nông sản.
Theo giới phân tích, đến lúc này, tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp là khả quan, nên giới đầu tư có ý ngóng chờ những thông tin về vĩ mô. Nếu môi trường vĩ mô không tốt thì lợi nhuận của các công ty niêm yết sắp tới cũng có thể bị ảnh hưởng.
Dẫn đầu xu thế tăng điểm của chứng khoán châu Á hôm nay là thị trường Trung Quốc với mức tăng 1,4% của chỉ số Shanghai Composite và 1,6% của hàn thử biểu CSI 300.
Giới đầu tư tại thị trường Trung Quốc đại lục hôm nay hào hứng cổ phiếu nông sản do giá lương thực tăng cao. Cổ phiếu của hai hãng nông sản lớn là Bright Dairy & Food và Heilongjiang cùng tăng hơn 2%.
Theo nhận định của các nhà phân tích thuộc Morgan Stanley, thình hạn hán và lụt lội ở nhiều quốc gia sản xuất nông sản có thể đẩy giá lương thực và thực phẩm trên thị trường tăng cao trong thời gian tới. Nga vừa tuyên bố ban lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ do sản lượng suy giảm, khiến giá lúa mỳ thế giới hôm nay có lúc tăng 6%.
Cổ phiếu khối ngân hàng tại Trung Quốc hôm nay cũng tăng đáng kể sau khi cơ quan chức năng cho biết, kịch bản giá nhà giảm tới 60% mà họ đưa ra để các nhà băng đánh giá tác động đối với các khoản vay không thể hiện quan điểm của họ về thị trường địa ốc.
Số cổ phiếu tăng giá trên thị trường chứng khoán Tokyo hôm nay cũng chiếm đa số. Chốt phiên, chỉ số Topix tăng 0,5%, trong khi Nikkei 225 giảm 0,1%. Tuần này, Nikkei tăng 1,1% còn Topix tăng 1,4%.
Tăng điểm mạnh nhất phiên này tại thị trường Nhật là cổ phiếu thuộc khối bất động sản. Thông tin về sự khởi sắc của thị trường văn phòng tại Tokyo đã giúp cổ phiếu của hãng địa ốc có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất của Nhật là Mitsubishi Estate tăng 2,7%; cổ phiếu hãng vật liệu xây dựng Nippon Sheet Glass tăng 5,6%...
Nhiều thị trường chủ chốt khác của châu Á hôm nay đóng cửa với mức tăng điểm nhẹ, như thị trường Hồng Kông tăng 0,6%, thị trường Đài Loan tăng 0,3%, thị trường Hàn Quốc không có sự thay đổi về điểm số trong chỉ số Kospi…
Tính chung cả tuần, MSCI châu Á-Thái Bình Dương đã tăng trên 2%. Đây đã là tuần lên điểm thứ 5 liên tục của chứng khoán khu vực.