Chứng khoán giảm mạnh vì tin xấu?
Cổ phiếu đồng loạt giảm giá phiên đầu tuần (16/7). Liệu đây có phải là phản ứng từ tin xấu vừa được lan truyền?
Cổ phiếu đồng loạt giảm giá phiên đầu tuần (16/7). Liệu đây có phải là phản ứng từ tin xấu vừa được lan truyền?
>>Thận trọng trước đánh giá của Merrill Lynch
Ngay trong đợt 2 tại sàn Tp.HCM, chỉ số VN-Index lần thứ hai trong tháng giảm xuống dưới mức 1.000 điểm; giảm tới 16,67 điểm, còn 999,06 điểm. Đáy nhạy cảm bị phá, VN-Index tiếp tục xuống dốc trong đợt 3 và kết thúc phiên ở 995,83 điểm, giảm gần 20 điểm.
Chỉ số HASTC-Index trên sàn Hà Nội phiên này cũng giảm khá mạnh với -6,78 điểm, còn 270,59 điểm.
Như vậy, ngược với tín hiệu khả quan ở phiên cuối tuần trước, thị trường chứng khoán đã có phiên mở đầu tuần mới ngoài mong đợi. Diễn biến này đang được tập trung ở một nguyên nhân vừa được biết đến rộng rãi.
Đó là nhận định rất bi quan của tập đoàn đầu tư tài chính hàng đầu thế giới Merrill Lynch (Mỹ). Những nhận định như “thị trường chứng khoán Việt Nam đang xói mòn” hay “chúng tôi phải hạ mức khuyến nghị phân bổ các khoản đầu tư của mình vào Việt Nam xuống con số 0” của tập đoàn này được báo chí đăng tải khiến nhiều nhà đầu tư (có thể cả cơ quan quản lý, phát triển thị trường) phải giật mình, lo ngại.
Đó là một tin xấu đối với những kỳ vọng và nỗ lực phục hồi của thị trường, vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.
Điểm đáng chú ý là thông tin này đã có trong danh mục tham khảo của nhiều nhà đầu tư tổ chức và cả những cá nhân thạo tin. Và khi đến rộng rãi với công chúng đầu tư, đặc biệt là với nhà đầu tư cá nhân, nó đã có độ trễ nhất định. Nếu tác động của thông tin này lớn thì thiệt thòi đối với nhiều nhà đầu tư trong nước là đáng kể ở khả năng tiếp cận.
Đầu tuần trước, đại diện một số công ty chứng khoán đã nắm được thông tin này và họ tỏ ra lo ngại nếu được công bố rộng rãi: Thứ nhất, có khả năng nhiều tổ chức nước ngoài đã nắm được thông tin đó trước nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước và có phản ứng kịp thời; Thứ hai, đây là tin xấu có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và có thể thiệt thòi đối với nhiều nhà đầu tư do nắm bắt chậm.
Merrill Lynch là một tổ chức lớn và có uy tín trên thế giới nên tầm nhận định có những giá trị nhất định. Và liệu phiên giảm mạnh đầu tuần có phải là phản ứng bước đầu sau khi những nhận định trên được công bố rộng rãi?
Trở lại với phiên giao dịch hôm nay, lượng mã giảm trên sàn Tp.HCM đã phổ biến tới 84 mã, trong khi chỉ có 14 mã tăng và 11 mã dừng ở giá tham chiếu.
Trừ DTT thực hiện ngày giao dịch không hưởng quyền, nhiều cổ phiếu lớn nhỏ đã giảm mạnh. Dẫn đầu là DHG với -16.000 đồng/cổ phiếu; TCT và BMC cùng giảm 15.000 đồng/cổ phiếu; FPT sau thông tin khối đầu tư nước ngoài bán ra gần 1 triệu đơn vị cũng tiếp tục giảm thêm 9.000 đồng/cổ phiếu. Các mã chủ chốt như STB, REE, VNM, SAM, PPC… cũng đồng loạt giảm khá mạnh.
Ở hướng ngược lại, mức tăng giá của 14 mã phiên này cũng chỉ hạn chế ở 5.000 đồng/đơn vị; trong đó dẫn đầu là LGC, TAC, UNI…
Trên sàn Hà Nội, ngoài SNG tăng ấn tượng 8.500 đồng/cổ phiếu, HSC tăng 16.300 đồng/cổ phiếu, hầu hết các mã đều giảm mạnh, tiêu biểu là RCL giảm 9.000 đồng/cổ phiếu, SDA giảm 11.600 đồng/cổ phiếu.
>>Thận trọng trước đánh giá của Merrill Lynch
Ngay trong đợt 2 tại sàn Tp.HCM, chỉ số VN-Index lần thứ hai trong tháng giảm xuống dưới mức 1.000 điểm; giảm tới 16,67 điểm, còn 999,06 điểm. Đáy nhạy cảm bị phá, VN-Index tiếp tục xuống dốc trong đợt 3 và kết thúc phiên ở 995,83 điểm, giảm gần 20 điểm.
Chỉ số HASTC-Index trên sàn Hà Nội phiên này cũng giảm khá mạnh với -6,78 điểm, còn 270,59 điểm.
Như vậy, ngược với tín hiệu khả quan ở phiên cuối tuần trước, thị trường chứng khoán đã có phiên mở đầu tuần mới ngoài mong đợi. Diễn biến này đang được tập trung ở một nguyên nhân vừa được biết đến rộng rãi.
Đó là nhận định rất bi quan của tập đoàn đầu tư tài chính hàng đầu thế giới Merrill Lynch (Mỹ). Những nhận định như “thị trường chứng khoán Việt Nam đang xói mòn” hay “chúng tôi phải hạ mức khuyến nghị phân bổ các khoản đầu tư của mình vào Việt Nam xuống con số 0” của tập đoàn này được báo chí đăng tải khiến nhiều nhà đầu tư (có thể cả cơ quan quản lý, phát triển thị trường) phải giật mình, lo ngại.
Đó là một tin xấu đối với những kỳ vọng và nỗ lực phục hồi của thị trường, vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.
Điểm đáng chú ý là thông tin này đã có trong danh mục tham khảo của nhiều nhà đầu tư tổ chức và cả những cá nhân thạo tin. Và khi đến rộng rãi với công chúng đầu tư, đặc biệt là với nhà đầu tư cá nhân, nó đã có độ trễ nhất định. Nếu tác động của thông tin này lớn thì thiệt thòi đối với nhiều nhà đầu tư trong nước là đáng kể ở khả năng tiếp cận.
Đầu tuần trước, đại diện một số công ty chứng khoán đã nắm được thông tin này và họ tỏ ra lo ngại nếu được công bố rộng rãi: Thứ nhất, có khả năng nhiều tổ chức nước ngoài đã nắm được thông tin đó trước nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước và có phản ứng kịp thời; Thứ hai, đây là tin xấu có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường và có thể thiệt thòi đối với nhiều nhà đầu tư do nắm bắt chậm.
Merrill Lynch là một tổ chức lớn và có uy tín trên thế giới nên tầm nhận định có những giá trị nhất định. Và liệu phiên giảm mạnh đầu tuần có phải là phản ứng bước đầu sau khi những nhận định trên được công bố rộng rãi?
Trở lại với phiên giao dịch hôm nay, lượng mã giảm trên sàn Tp.HCM đã phổ biến tới 84 mã, trong khi chỉ có 14 mã tăng và 11 mã dừng ở giá tham chiếu.
Trừ DTT thực hiện ngày giao dịch không hưởng quyền, nhiều cổ phiếu lớn nhỏ đã giảm mạnh. Dẫn đầu là DHG với -16.000 đồng/cổ phiếu; TCT và BMC cùng giảm 15.000 đồng/cổ phiếu; FPT sau thông tin khối đầu tư nước ngoài bán ra gần 1 triệu đơn vị cũng tiếp tục giảm thêm 9.000 đồng/cổ phiếu. Các mã chủ chốt như STB, REE, VNM, SAM, PPC… cũng đồng loạt giảm khá mạnh.
Ở hướng ngược lại, mức tăng giá của 14 mã phiên này cũng chỉ hạn chế ở 5.000 đồng/đơn vị; trong đó dẫn đầu là LGC, TAC, UNI…
Trên sàn Hà Nội, ngoài SNG tăng ấn tượng 8.500 đồng/cổ phiếu, HSC tăng 16.300 đồng/cổ phiếu, hầu hết các mã đều giảm mạnh, tiêu biểu là RCL giảm 9.000 đồng/cổ phiếu, SDA giảm 11.600 đồng/cổ phiếu.