Chứng khoán: Làn sóng đại gia sắp đến
Việc phát hành cổ phiếu của PVFCCo là phát súng hiệu mở màn cho đợt “trình diễn” IPO của các doanh nghiệp “ông lớn”
Giới đầu tư đang phải chuẩn bị lượng tiền vô cùng lớn, khoảng 5 tỉ đô la Mỹ từ tháng 4 đến tháng 8 để có thể tham gia các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các đại gia.
Đợt IPO tầm cỡ đầu tiên sẽ diễn ra ngày 21/4/2007 tới khi Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) phát hành ra công chúng qua đấu giá 128,6 triệu cổ phiếu, mệnh giá 1.286 tỉ đồng.
Cổ phiếu “khủng long”
Theo phương án phát hành, PVFCCo có vốn điều lệ 3.800 tỉ đồng, Nhà nước nắm giữ 60% cổ phần. Cán bộ công nhân viên được mua 0,15% tổng số cổ phiếu. Công ty sẽ phát hành cho đối tác chiến lược 6% cổ phiếu (228 tỉ đồng mệnh giá). 33,85% vốn điều lệ sẽ được phát hành rộng rãi cho các nhà đầu tư, kể cả nước ngoài.
Từ nhiều tháng nay, các tổ chức trong và ngoài nước đã “săn lùng” thông tin về PVFCCo. Đơn giản bởi quy mô của công ty quá lớn. Sản phẩm chủ yếu đạm Phú Mỹ của doanh nghiệp này có sản lượng tới 600.000 tấn/năm, đáp ứng 40% nhu cầu cả nước.
Dự kiến những năm tới công ty sẽ nâng sản lượng phân urê lên 740.000 tấn/năm. Đó là chưa kể sản phẩm phụ như ammonia thương phẩm và điện phát lưới. Xét về hiệu quả kinh doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận trước thuế của PVFCCo đều có tiềm năng lớn (xem bảng bên dưới bài).
Giá khởi điểm đấu giá của PVFCCo là 50.000 đồng/cổ phiếu, mức khởi điểm cao nhất từ trước đến nay đối với cổ phiếu của một doanh nghiệp ngành dầu khí. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng với hiệu quả kinh doanh được biết của PVFCCo, giá đấu giá bình quân sẽ không dưới 100.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy nếu tính cả số cổ phiếu bán cho đối tác chiến lược, cán bộ công nhân viên và công chúng, PVFCCo sẽ hút của thị trường ít nhất 16.000 tỉ đồng, tương đương 1 tỉ đô la Mỹ.
Ngoài ra với cổ phiếu PVFCCo, công chúng sẽ tiếp tục thử nghiệm quy trình đấu giá hai cấp. Việc đăng ký mua cổ phiếu, nộp tiền đặt cọc và bỏ giá sẽ diễn ra tại các công ty chứng khoán đại lý (sáu đại lý ở Tp.HCM, tám ở Hà Nội). Nhà đầu tư sẽ không phải chen lấn để bỏ phiếu đấu giá tại hai sàn Hà Nội và Tp.HCM như các cuộc đấu giá trước đây.
Thời của “ông lớn”
Việc phát hành cổ phiếu của PVFCCo là phát súng hiệu mở màn cho đợt “trình diễn” IPO của các doanh nghiệp “ông lớn”, đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực tài chính và công nghiệp. Sau khi được chỉnh sửa, bổ sung, phương án cổ phần hóa Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã lại được trình lên Chính phủ.
Theo phương án 1, vốn điều lệ của Bảo Việt sẽ là 4.200 tỉ đồng, trong đó Nhà nước bán bớt một phần vốn nhất định. Phương án 2 giữ nguyên phần vốn nhà nước 4.200 tỉ đồng, và sẽ phát hành thêm 2.800 tỉ đồng cổ phiếu để nâng vốn của Bảo Việt lên 7.000 tỉ đồng.
Quan điểm lựa chọn của Bộ Tài chính nghiêng về phương án 2. Giả sử giá phát hành theo đấu giá bình quân của Bảo Việt là 100.000 đồng/cổ phiếu, thì tổng công ty này sẽ có vốn chủ sở hữu 32.200 tỉ đồng, một mức vốn ngang tầm các doanh nghiệp lớn khu vực Đông Nam Á. Còn để tiêu thụ hết số cổ phiếu phát hành, các nhà đầu tư phải chuẩn bị cỡ 28.000 tỉ đồng, tương đương 1,75 tỉ đô la Mỹ.
Theo yêu cầu của Chính phủ, việc phát hành cổ phiếu của Bảo Việt phải thực hiện trước ngày 30/5/2007.
Trong khi đó Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Công ty Bia Sài Gòn cũng đang xúc tiến việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Theo một nguồn tin chứng khoán, giá trị doanh nghiệp của Bia Sài Gòn ước chừng 5.000 tỉ đồng, của Habeco chừng 2.500 tỉ đồng. Tỷ lệ cổ phần bán ra bên ngoài của hai doanh nghiệp này dự kiến 20-30% vốn điều lệ. Phương án cổ phần hóa dự kiến sẽ hoàn tất vào giữa tháng 5/2007 và khoảng tháng 7 hoặc 8, nhà đầu tư sẽ được đăng ký mua cổ phiếu bia.
Thêm vào đó, nếu tiến trình cổ phần hóa Vietcombank và Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) suôn sẻ, trong tháng 8/2007 các nhà đầu tư sẽ có thêm nguồn hàng hóa để giải ngân.
Việc gia tăng hàng chất lượng cao như vậy có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? Có thể thấy là các nhà đầu tư tổ chức giàu kinh nghiệm đang sàng lọc lại danh mục đầu tư , loại bớt cổ phiếu nhỏ, tính thanh khoản kém. Các doanh nghiệp vốn nhỏ, hiệu quả kinh doanh “thường thường bậc trung” có thể sẽ khó khăn trong việc gọi thêm vốn, cũng như tăng thanh khoản cho cổ phiếu.
Tuy nhiên, với những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, sự gia tăng nguồn cung mạnh mẽ sẽ là cơ hội. Trong số những doanh nghiệp nhỏ niêm yết, có không ít đơn vị mà tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 30-50%. “Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ” cũng là lối đi mang lại lợi nhuận đáng chú ý!
Đợt IPO tầm cỡ đầu tiên sẽ diễn ra ngày 21/4/2007 tới khi Công ty Phân đạm và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) phát hành ra công chúng qua đấu giá 128,6 triệu cổ phiếu, mệnh giá 1.286 tỉ đồng.
Cổ phiếu “khủng long”
Theo phương án phát hành, PVFCCo có vốn điều lệ 3.800 tỉ đồng, Nhà nước nắm giữ 60% cổ phần. Cán bộ công nhân viên được mua 0,15% tổng số cổ phiếu. Công ty sẽ phát hành cho đối tác chiến lược 6% cổ phiếu (228 tỉ đồng mệnh giá). 33,85% vốn điều lệ sẽ được phát hành rộng rãi cho các nhà đầu tư, kể cả nước ngoài.
Từ nhiều tháng nay, các tổ chức trong và ngoài nước đã “săn lùng” thông tin về PVFCCo. Đơn giản bởi quy mô của công ty quá lớn. Sản phẩm chủ yếu đạm Phú Mỹ của doanh nghiệp này có sản lượng tới 600.000 tấn/năm, đáp ứng 40% nhu cầu cả nước.
Dự kiến những năm tới công ty sẽ nâng sản lượng phân urê lên 740.000 tấn/năm. Đó là chưa kể sản phẩm phụ như ammonia thương phẩm và điện phát lưới. Xét về hiệu quả kinh doanh, tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận trước thuế của PVFCCo đều có tiềm năng lớn (xem bảng bên dưới bài).
Giá khởi điểm đấu giá của PVFCCo là 50.000 đồng/cổ phiếu, mức khởi điểm cao nhất từ trước đến nay đối với cổ phiếu của một doanh nghiệp ngành dầu khí. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng với hiệu quả kinh doanh được biết của PVFCCo, giá đấu giá bình quân sẽ không dưới 100.000 đồng/cổ phiếu.
Như vậy nếu tính cả số cổ phiếu bán cho đối tác chiến lược, cán bộ công nhân viên và công chúng, PVFCCo sẽ hút của thị trường ít nhất 16.000 tỉ đồng, tương đương 1 tỉ đô la Mỹ.
Ngoài ra với cổ phiếu PVFCCo, công chúng sẽ tiếp tục thử nghiệm quy trình đấu giá hai cấp. Việc đăng ký mua cổ phiếu, nộp tiền đặt cọc và bỏ giá sẽ diễn ra tại các công ty chứng khoán đại lý (sáu đại lý ở Tp.HCM, tám ở Hà Nội). Nhà đầu tư sẽ không phải chen lấn để bỏ phiếu đấu giá tại hai sàn Hà Nội và Tp.HCM như các cuộc đấu giá trước đây.
Thời của “ông lớn”
Việc phát hành cổ phiếu của PVFCCo là phát súng hiệu mở màn cho đợt “trình diễn” IPO của các doanh nghiệp “ông lớn”, đóng vai trò chủ chốt trong lĩnh vực tài chính và công nghiệp. Sau khi được chỉnh sửa, bổ sung, phương án cổ phần hóa Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) đã lại được trình lên Chính phủ.
Theo phương án 1, vốn điều lệ của Bảo Việt sẽ là 4.200 tỉ đồng, trong đó Nhà nước bán bớt một phần vốn nhất định. Phương án 2 giữ nguyên phần vốn nhà nước 4.200 tỉ đồng, và sẽ phát hành thêm 2.800 tỉ đồng cổ phiếu để nâng vốn của Bảo Việt lên 7.000 tỉ đồng.
Quan điểm lựa chọn của Bộ Tài chính nghiêng về phương án 2. Giả sử giá phát hành theo đấu giá bình quân của Bảo Việt là 100.000 đồng/cổ phiếu, thì tổng công ty này sẽ có vốn chủ sở hữu 32.200 tỉ đồng, một mức vốn ngang tầm các doanh nghiệp lớn khu vực Đông Nam Á. Còn để tiêu thụ hết số cổ phiếu phát hành, các nhà đầu tư phải chuẩn bị cỡ 28.000 tỉ đồng, tương đương 1,75 tỉ đô la Mỹ.
Theo yêu cầu của Chính phủ, việc phát hành cổ phiếu của Bảo Việt phải thực hiện trước ngày 30/5/2007.
Trong khi đó Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) và Công ty Bia Sài Gòn cũng đang xúc tiến việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Theo một nguồn tin chứng khoán, giá trị doanh nghiệp của Bia Sài Gòn ước chừng 5.000 tỉ đồng, của Habeco chừng 2.500 tỉ đồng. Tỷ lệ cổ phần bán ra bên ngoài của hai doanh nghiệp này dự kiến 20-30% vốn điều lệ. Phương án cổ phần hóa dự kiến sẽ hoàn tất vào giữa tháng 5/2007 và khoảng tháng 7 hoặc 8, nhà đầu tư sẽ được đăng ký mua cổ phiếu bia.
Thêm vào đó, nếu tiến trình cổ phần hóa Vietcombank và Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) suôn sẻ, trong tháng 8/2007 các nhà đầu tư sẽ có thêm nguồn hàng hóa để giải ngân.
Việc gia tăng hàng chất lượng cao như vậy có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán? Có thể thấy là các nhà đầu tư tổ chức giàu kinh nghiệm đang sàng lọc lại danh mục đầu tư , loại bớt cổ phiếu nhỏ, tính thanh khoản kém. Các doanh nghiệp vốn nhỏ, hiệu quả kinh doanh “thường thường bậc trung” có thể sẽ khó khăn trong việc gọi thêm vốn, cũng như tăng thanh khoản cho cổ phiếu.
Tuy nhiên, với những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, sự gia tăng nguồn cung mạnh mẽ sẽ là cơ hội. Trong số những doanh nghiệp nhỏ niêm yết, có không ít đơn vị mà tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 30-50%. “Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ” cũng là lối đi mang lại lợi nhuận đáng chú ý!
Số liệu về PVFCCo | |||
2004 | 2005 | 2006 | |
Tổng tài sản | 6.565 | 6.582 | 6.660 |
Tổng doanh thu | 473 | 2.712 | 3.542 |
Lợi nhuận trước thuế | 146 | 791 | 1.161 |
Lợi nhuận sau thuế/doanh thu | 31% | 31% | 38% |
Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu | 5% | 22% | 25% |
Lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản | 5% | 12% | 17% |
Đơn vị tính: tỉ đồng, nguồn: PVFCCo |