Chứng khoán Mỹ chao đảo liền hai phiên
Sau hai phiên lao dốc mạnh, chỉ số S&P 500 lần đầu tiên trong vòng 5 tháng qua đã xuống dưới đường trung bình 200 ngày
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm mạnh trong phiên thứ hai sau kỳ bầu cử tổng thống, do nhà đầu tư ngày càng lo lắng về khả năng giải quyết "vực thẳm ngân sách" của Washington.
Chốt phiên giao dịch 8/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm thêm 121,41 điểm, tương ứng 0,94%, xuống còn 12.811,32 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 17,02 điểm, tương ứng 1,22%, xuống 1.377,51 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 41,70 điểm, tương ứng 1,42%, còn 2.895,58 điểm.
Trong đó, đáng chú ý nhất là chỉ số S&P 500 sau hai phiên lao dốc mạnh đã xuống dưới đường trung bình trong 200 ngày lần đầu tiên trong vòng 5 tháng qua. Đường trung bình này là thước đo xu hướng dài hạn của thị trường, do đó tình trạng này báo hiệu sự suy yếu của S&P 500.
Như vậy, tính từ mức 1.465,77 điểm xác lập hôm 14/9 cho tới nay, chỉ số S&P 500 đã rơi rớt khoảng 6%. Phiên giao dịch 7/11, một ngày sau khi ông Barack Obama tái đắc cử chức Tổng thống Mỹ, chỉ số chứng khoán quan trọng này đã giảm hơn 2%, mạnh nhất kể từ phiên ngày 1/6.
Hôm qua, nỗi lo vực thẳm ngân sách không thể giải quyết nhanh gọn tiếp tục chi phối tâm lý chung của thị trường. Giới đầu tư lo ngại, nếu quốc hội không đạt được thỏa thuận mới, thì khi kế hoạch giảm chi, tăng thu tự động đầu năm tới đi vào thực hiện, kinh tế Mỹ sẽ lại bị suy thoái.
Theo các chuyên gia phân tích, nỗi lo của thị trường đối với vấn đề giải quyết vực thẳm ngân sách chủ yếu xuất phát từ sự quan ngại về khả năng đạt được thỏa thuận của các chính trị gia trong bối cảnh vẫn tồn tại nhiều bất đồng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Sự lo lắng về vực thẳm ngân sách cũng làm xóa nhòa những tác động tích cực từ bản báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua đã giảm mạnh hơn dự báo, cũng như thông tin đáng mừng về kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức khá cao, với khoảng 6,9 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức trung bình hàng ngày 6,52 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tỷ lệ cổ phiếu giảm/ tăng ở hai sàn New York và Nasdaq là 3/1.
Trong số các cổ phiếu giảm điểm hôm qua, đáng chú ý là cổ phiếu của McDonald's giảm 2% sau khi hãng này báo cáo doanh thu toàn cầu giảm tháng đầu tiên kể từ tháng 3/2003. Cổ phiếu của Apple tiếp tục lao dốc ngày thứ 2, với mức giảm lên tới 3,6%, xuống còn có 537,75 USD.
Chốt phiên giao dịch 8/11, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm thêm 121,41 điểm, tương ứng 0,94%, xuống còn 12.811,32 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 17,02 điểm, tương ứng 1,22%, xuống 1.377,51 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 41,70 điểm, tương ứng 1,42%, còn 2.895,58 điểm.
Trong đó, đáng chú ý nhất là chỉ số S&P 500 sau hai phiên lao dốc mạnh đã xuống dưới đường trung bình trong 200 ngày lần đầu tiên trong vòng 5 tháng qua. Đường trung bình này là thước đo xu hướng dài hạn của thị trường, do đó tình trạng này báo hiệu sự suy yếu của S&P 500.
Như vậy, tính từ mức 1.465,77 điểm xác lập hôm 14/9 cho tới nay, chỉ số S&P 500 đã rơi rớt khoảng 6%. Phiên giao dịch 7/11, một ngày sau khi ông Barack Obama tái đắc cử chức Tổng thống Mỹ, chỉ số chứng khoán quan trọng này đã giảm hơn 2%, mạnh nhất kể từ phiên ngày 1/6.
Hôm qua, nỗi lo vực thẳm ngân sách không thể giải quyết nhanh gọn tiếp tục chi phối tâm lý chung của thị trường. Giới đầu tư lo ngại, nếu quốc hội không đạt được thỏa thuận mới, thì khi kế hoạch giảm chi, tăng thu tự động đầu năm tới đi vào thực hiện, kinh tế Mỹ sẽ lại bị suy thoái.
Theo các chuyên gia phân tích, nỗi lo của thị trường đối với vấn đề giải quyết vực thẳm ngân sách chủ yếu xuất phát từ sự quan ngại về khả năng đạt được thỏa thuận của các chính trị gia trong bối cảnh vẫn tồn tại nhiều bất đồng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Sự lo lắng về vực thẳm ngân sách cũng làm xóa nhòa những tác động tích cực từ bản báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua đã giảm mạnh hơn dự báo, cũng như thông tin đáng mừng về kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường ở mức khá cao, với khoảng 6,9 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức trung bình hàng ngày 6,52 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tỷ lệ cổ phiếu giảm/ tăng ở hai sàn New York và Nasdaq là 3/1.
Trong số các cổ phiếu giảm điểm hôm qua, đáng chú ý là cổ phiếu của McDonald's giảm 2% sau khi hãng này báo cáo doanh thu toàn cầu giảm tháng đầu tiên kể từ tháng 3/2003. Cổ phiếu của Apple tiếp tục lao dốc ngày thứ 2, với mức giảm lên tới 3,6%, xuống còn có 537,75 USD.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.811,32 | - 121,41 | - 0,94 |
S&P 500 | 1.377,51 | - 17,02 | - 1,22 | |
Nasdaq | 2.895,59 | - 41,70 | - 1,42 | |
Anh | FTSE 100 | 5.776,05 | - 15,58 | - 0,27 |
Pháp | CAC 40 | 3.407,68 | - 1,91 | - 0,06 |
Đức | DAX | 7.204,96 | - 27,87 | - 0,39 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.837,15 | - 135,74 | - 1,51 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.566,91 | - 532,94 | - 2,41 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.071,51 | - 34,22 | - 1,63 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.242,63 | - 44,55 | - 0,61 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.914,41 | - 23,14 | - 1,19 |
Singapore | Straits Times | 3.012,25 | - 31,02 | - 1,02 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |