Chứng khoán Mỹ không tăng nổi dù Trung Quốc hạ lãi suất
Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của Trung Quốc không đủ sức trấn an giới đầu tư Phố Wall
Thị trường chứng khoán Mỹ tưởng như sẽ có một phiên tăng điểm ngoạn mục vào đêm qua (25/8), nhưng cú đảo chiều vào cuối ngày đã khiến Phố Wall khép lại phiên giao dịch trong sắc đỏ.
Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đưa ra đã không đủ sức trấn an giới đầu tư đang bất an sâu sắc về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Hãng tin Bloomberg cho biết, vào thời điểm đóng cửa, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 204,91 điểm, tương đương 1,3%, còn 15.666,44 điểm. Số điểm này thấp hơn 4% so với mức đỉnh mà Dow Jones đạt được trong phiên giao dịch.
Chỉ số S&P 500 cũng có lúc tăng được 2,9%, nhưng cuối cùng đã mất 1,4% khi đóng cửa, còn 1.867,61 điểm.
Phiên giảm điểm đầy kịch tính này ở Phố Wall nối dài đà sụt giảm của thị trường của những ngày giao dịch trước đó.
“Mọi người đang lo ngại về sự bất ổn tiềm tàng có thể bùng lên trên thị trường. Họ không chắc là điều gì sẽ xảy ra ở nước ngoài, và tâm trạng bất an đó đang thắng thế”, ông Stephen Carl, trưởng bộ phận giao dịch chứng khoán công ty Williams Capital Group LP, nhận định.
Sự đảo chiều vào cuối ngày giao dịch của các chỉ số chứng khoán đã gây thất vọng cho nhiều nhà đầu tư, những người trước đó đặt kỳ vọng vào một sự khởi sắc sau những nỗ lực của Trung Quốc nhằm bơm thêm tiền vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và vực dậy thị trường chứng khoán.
Trước khi thị trường Mỹ bước vào giao dịch, PBoC công bố hạ lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ lần thứ 5 kể từ tháng 11, đồng thời giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại hầu hết các ngân hàng thương mại lớn.
Hơn 2 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa đã bị quét khỏi thị trường chứng khoán Mỹ kể từ hôm thứ Tư tuần trước. Cú sụt giảm này đã phá vỡ sự bình tĩnh trước đó ở Phố Wall, nơi mà trước tuần này chưa từng xảy ra đợt điều chỉnh nào đến 10%.
“Giới đầu tư Mỹ sẽ dồn sự chú ý vào diễn biến của thị trường châu Á trong ngày thứ Tư để xem các nhà đầu tư châu Á phản ứng như thế nào với động thái giảm lãi suất của Trung Quốc. Giờ giao dịch đuối sức cuối cùng của chứng khoán Mỹ không phải là một tín hiệu tốt”, ông Walter “Bucky” Hellwig, nhà quản lý quỹ thuộc công ty BB&T Wealth Management, nhận định.
Chỉ số S&P 500 đã mất 11% trong 5 phiên giao dịch vừa qua, đánh dấu chuỗi phiên giảm giá dài nhất kể từ tháng 8/2011. Cùng với đó, chỉ số VIX đo lường mức độ biến động của thị trường đã tăng lên mức cao gấp đôi so với ngưỡng trung bình của 3 năm.
Mọi nhóm cổ phiếu ngành thuộc S&P 500 đều mất điểm trong phiên này, trong đó mức giảm mạnh nhất thuộc về các nhóm dịch vụ công cộng, công ty điện thoại, hàng hóa cơ bản, và ngân hàng.
Hơn 10,4 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên các sàn chứng khoán ở Mỹ, cao hơn 53% so với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của 3 tháng.
Hiện các nhà đầu tư vẫn đang theo dõi các thống kê kinh tế Mỹ để xác định thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tăng lãi suất. Dữ liệu công bố hôm qua cho thấy doanh số bán nhà mới ở Mỹ tăng trong tháng 7, một tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản tiếp tục khởi sắc. Một báo cáo khác cho thấy niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 8, đạt mức cao thứ nhì trong 8 năm nhờ tâm trạng lạc quan hơn về thị trường việc làm.
Giới giao dịch cổ phiếu ở Phố Wall hiện cho rằng cơ hội FED tăng lãi suất trong tháng 9 là 25%, giảm từ mức 48% trước khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Bất ổn trên thị trường toàn cầu hiện nay khiến nhiều người mất niềm tin rằng kinh tế thế giới sẽ đủ mạnh để chông chọi với mức lãi suất cao hơn ở Mỹ.
Hôm thứ Hai, Chủ tịch FED tại Atlanta Dennis Lockhart nói ông vẫn kỳ vọng một đợt tăng lãi suất trong năm nay, nhưng cảnh báo rằng đồng USD tăng giá, đồng Nhân dân tệ mất giá và giá dầu giảm đang khiến triển vọng lãi suất đồng USD trở nên khó đoán biết.
Động thái nới lỏng chính sách tiền tệ mà Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đưa ra đã không đủ sức trấn an giới đầu tư đang bất an sâu sắc về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Hãng tin Bloomberg cho biết, vào thời điểm đóng cửa, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 204,91 điểm, tương đương 1,3%, còn 15.666,44 điểm. Số điểm này thấp hơn 4% so với mức đỉnh mà Dow Jones đạt được trong phiên giao dịch.
Chỉ số S&P 500 cũng có lúc tăng được 2,9%, nhưng cuối cùng đã mất 1,4% khi đóng cửa, còn 1.867,61 điểm.
Phiên giảm điểm đầy kịch tính này ở Phố Wall nối dài đà sụt giảm của thị trường của những ngày giao dịch trước đó.
“Mọi người đang lo ngại về sự bất ổn tiềm tàng có thể bùng lên trên thị trường. Họ không chắc là điều gì sẽ xảy ra ở nước ngoài, và tâm trạng bất an đó đang thắng thế”, ông Stephen Carl, trưởng bộ phận giao dịch chứng khoán công ty Williams Capital Group LP, nhận định.
Sự đảo chiều vào cuối ngày giao dịch của các chỉ số chứng khoán đã gây thất vọng cho nhiều nhà đầu tư, những người trước đó đặt kỳ vọng vào một sự khởi sắc sau những nỗ lực của Trung Quốc nhằm bơm thêm tiền vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và vực dậy thị trường chứng khoán.
Trước khi thị trường Mỹ bước vào giao dịch, PBoC công bố hạ lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ lần thứ 5 kể từ tháng 11, đồng thời giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại hầu hết các ngân hàng thương mại lớn.
Hơn 2 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa đã bị quét khỏi thị trường chứng khoán Mỹ kể từ hôm thứ Tư tuần trước. Cú sụt giảm này đã phá vỡ sự bình tĩnh trước đó ở Phố Wall, nơi mà trước tuần này chưa từng xảy ra đợt điều chỉnh nào đến 10%.
“Giới đầu tư Mỹ sẽ dồn sự chú ý vào diễn biến của thị trường châu Á trong ngày thứ Tư để xem các nhà đầu tư châu Á phản ứng như thế nào với động thái giảm lãi suất của Trung Quốc. Giờ giao dịch đuối sức cuối cùng của chứng khoán Mỹ không phải là một tín hiệu tốt”, ông Walter “Bucky” Hellwig, nhà quản lý quỹ thuộc công ty BB&T Wealth Management, nhận định.
Chỉ số S&P 500 đã mất 11% trong 5 phiên giao dịch vừa qua, đánh dấu chuỗi phiên giảm giá dài nhất kể từ tháng 8/2011. Cùng với đó, chỉ số VIX đo lường mức độ biến động của thị trường đã tăng lên mức cao gấp đôi so với ngưỡng trung bình của 3 năm.
Mọi nhóm cổ phiếu ngành thuộc S&P 500 đều mất điểm trong phiên này, trong đó mức giảm mạnh nhất thuộc về các nhóm dịch vụ công cộng, công ty điện thoại, hàng hóa cơ bản, và ngân hàng.
Hơn 10,4 tỷ cổ phiếu đã được giao dịch trên các sàn chứng khoán ở Mỹ, cao hơn 53% so với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày của 3 tháng.
Hiện các nhà đầu tư vẫn đang theo dõi các thống kê kinh tế Mỹ để xác định thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tăng lãi suất. Dữ liệu công bố hôm qua cho thấy doanh số bán nhà mới ở Mỹ tăng trong tháng 7, một tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản tiếp tục khởi sắc. Một báo cáo khác cho thấy niềm tin người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 8, đạt mức cao thứ nhì trong 8 năm nhờ tâm trạng lạc quan hơn về thị trường việc làm.
Giới giao dịch cổ phiếu ở Phố Wall hiện cho rằng cơ hội FED tăng lãi suất trong tháng 9 là 25%, giảm từ mức 48% trước khi Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ. Bất ổn trên thị trường toàn cầu hiện nay khiến nhiều người mất niềm tin rằng kinh tế thế giới sẽ đủ mạnh để chông chọi với mức lãi suất cao hơn ở Mỹ.
Hôm thứ Hai, Chủ tịch FED tại Atlanta Dennis Lockhart nói ông vẫn kỳ vọng một đợt tăng lãi suất trong năm nay, nhưng cảnh báo rằng đồng USD tăng giá, đồng Nhân dân tệ mất giá và giá dầu giảm đang khiến triển vọng lãi suất đồng USD trở nên khó đoán biết.