Chứng khoán Mỹ tăng mạnh phiên đầu năm
Ngày 2/1, Phố Wall đã khởi đầu năm mới thành công với sự bứt phá ấn tượng của các chỉ số chứng khoán
Ngày 2/1, Phố Wall đã khởi đầu năm mới thành công với sự bứt phá ấn tượng của các chỉ số chứng khoán.
Hôm thứ Sáu, Viện Quản lý nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 12/2008 đã giảm xuống 32,4 điểm - mức thấp nhất kể từ năm 1980, từ 36,2 điểm trong tháng 11/2008. Chỉ số này nếu ở dưới ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng âm.
Liên quan đến hai thương vụ sáp nhập giữa các tập đoàn lớn, trong tuần Bank of America đã chính thức hoàn thành các thủ tục mua lại Merrill Lynch và Wells Fargo cũng hoàn tất thương vụ mua lại Wachovia Corp.
Như vậy, sau khi hoàn thành việc sáp nhập, Bank of America đã chính thức vượt qua JPMorgan Chase và Citigroup để trở thành ngân hàng lớn nhất ở Mỹ - xét về mặt tài sản, với tổng tài sản đạt 2.700 tỷ USD.
Trong khi đó, Wells Fargo cũng nâng tổng tài sản của ngân hàng lên 1.400 tỷ USD và trở thành ngân hàng lớn thứ tư ở Mỹ - xét về mặt tài sản.
Năm mới khởi đầu thành công
Mặc dù cả ba chỉ số chứng khoán đều giảm mạnh trong năm 2008 và diễn biến kinh tế vĩ mô vẫn chưa có gì sáng sủa hơn, nhưng nhiều nhà đầu tư ở Phố Wall vẫn dự báo các chỉ số chứng khoán sẽ phục hồi 10-20% trong năm 2009.
“Chúng ta dự báo đáy của các chỉ số sẽ được thiết lập vào quý 1/2009 và tôi cho rằng thị trường sẽ phục hồi sau quý 1. Và chỉ số S&P 500 có thể sẽ tăng 20% trong năm 2009” – Giám đốc Quỹ đầu tư chứng khoán Payden & Rygel nói.
Năm 2008, cổ phiếu của nhiều tập đoàn lớn ở Mỹ đã giảm mạnh, trong đó cổ phiếu của Tập đoàn Berkshire Hathaway (NYSE- BRK) của Warren Buffett đã giảm 31,8% giá trị.
Tuy gặp nhiều khó khăn với các khoản thua lỗ trong năm 2008 liên quan đến mảng kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính, nhưng giá trị cổ phiếu của BRK vẫn giảm thấp hơn mức giảm 38,5% của chỉ số S&P 500 và mức sụt giảm gần 60% của chỉ số S&P Tài chính.
Bất chấp số liệu về tình hình sản xuất suy giảm mạnh, giới đầu tư vẫn đón chào năm mới bằng một đợt gom mua cổ phiếu nhiều ngành, trong đó nhiều nhất vẫn là các cổ phiếu khối công nghệ.
Điều này đã làm cho đà tăng được nâng đỡ trong cả ngày giao dịch và chỉ số Dow Jones chính thức vượt qua ngưỡng 9.000 điểm.
Sức tăng của cổ phiếu khối công nghệ được xem là đầu tàu dẫn dắt trong chỉ số Dow Jones và S&P 500, trong đó cổ phiếu Apple tăng 6,33%, cổ phiếu Dell lên 4,98%, cổ phiếu Microsoft tiến thêm 4,6%, cổ phiếu IBM lên 3,81%...
Trong ngày giao dịch, giá dầu thô đã vượt qua ngưỡng 46 USD/thùng nên đã giúp cổ phiếu khối năng lượng tăng điểm, trong đó cổ phiếu Chevron lên 3,5%, cổ phiếu Exxon Mobil tăng 2,3%.
Các cổ phiếu khối tài chính cũng lên điểm mạnh, trong đó cổ phiếu Bank of America tăng 1,78%, cổ phiếu Wells Fargo lên 1,76%, cổ phiếu Citigroup tiến thêm 6,41%, cổ phiếu Goldman Sachs nhích 2,81%...
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 258,3 điểm, tương đương 2,94%, đóng cửa ở mức 9.034,69.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 55,18 điểm, tương đương 0,35%, chốt ở mức 1.632,21.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 28,55 điểm, tương đương 3,16%, đóng cửa ở mức 931,8.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 929 triệu cổ phiếu, thị trường cứ có 9 mã lên điểm thì có 2 mã mất điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,44 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu tăng điểm thì có 3 cổ phiếu giảm điểm.
Những sự kiện và lịch công bố thông tin đáng chú ý trong tuần tới:
Thứ Hai, 5/1: Tổng thống đắc cử Obama sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Pelosi để bàn thảo về kế hoạch kích thích kinh tế trong nhiệm kỳ mới bắt đầu từ 20/1/2009; công bố số liệu về doanh thu bán xe hơi và số liệu về mức chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng.
Thứ Ba, 6/1: Công bố số liệu về chỉ số ngành dịch vụ (ISM index); số đơn đặt hàng của các nhà máy; số liệu doanh số nhà chờ bán.
Thứ Tư, 7/1: Báo cáo của ADP về tình hình việc làm.
Thứ Năm, 8/1: Quyết định về lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu, Anh được công bố; báo cáo về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố số liệu về tín dụng tiêu dùng.
Thứ Sáu, 9/1: Báo cáo về tình hình việc làm của Bộ Thương mại Mỹ.
Chứng khoán châu Âu tăng mạnh
Chứng khoán châu Âu đã tăng mạnh ở cả ba thị trường chính với biên độ từ 2,88 - 4,09%, nhờ sức tăng của cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ, ngân hàng và ảnh hưởng tích cực từ đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ.
Cổ phiếu khối năng lượng dẫn đầu với mức tăng từ 4-5% của cổ phiếu BP, ENI Royal Dutch Shell và Total. Trong khi đó, cổ phiếu khối ngân hàng cũng lên điểm ấn tượng sau khi có mức giảm lên đến 65% trong năm 2008.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh lên 127,62 điểm, tương đương 2,88%, đóng cửa ở mức 4.561,79, khối lượng giao dịch đạt 918 triệu cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tiến thêm 3,39%, khối lượng giao dịch đạt 20,7 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 4,09%, khối lượng giao dịch đạt 112,5 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á lên điểm “chào” năm mới
Sắc xanh hiện diện hầu hết các bảng điện tử của thị trường chứng khoán châu Á, trong đó thị trường Hồng Kông tăng trên 4,5%, thị trường Hàn Quốc tiến thêm gần 3%.
Một năm mới sóng gió đang chờ các thị trường chứng khoán với diễn biến ngày một phức tạp của nội tại nhiều nền kinh tế lớn nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
Nhưng với một ngày tăng điểm đầu năm này cũng phần nào giúp nhiều người đặt hy vọng vào một năm 2009 thành công.
Hôm thứ sáu, Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc cho biết, xuất khẩu của nước này trong tháng 12/2008 đã giảm 15% - đây là mức giảm tháng thứ hai liên tiếp trong năm 2008. Như vậy trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 13,7% và nhập khẩu tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức thâm hụt thương mại của Hàn Quốc trong năm 2008 là 13 tỷ USD.
Được biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hàn Quốc trong tháng 12/2008 đã tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch đầu năm của thị trường đã kết thúc với mức tăng khá ấn tượng. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI tăng 32,93 điểm, tương đương 2,93%, chốt ở mức 1.157,4.
Liên quan đến thị trường Australia, Australian Industry Group và PricewaterhouseCoopers vừa công bố số liệu về hoạt động sản xuất của nước này trong tháng 12/2008. Theo đó chỉ số của ngành sản xuất đã tăng 1điểm lên mức 33,7 điểm (dưới 50 điểm thì được xem là tăng trưởng âm).
Được biết, ngành sản xuất ở Australia chiếm 10% giá trị GDP của nước này và thu hút 1/10 lực lượng lao động của cả nước.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán ngày giao dịch đầu năm ở Australia đã đi ngược hướng với các thị trường khác trong khu vực. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số ASX giảm 3,6 điểm, tương ứng -0,1%, đóng cửa ở mức 3.655,7.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 2,17%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 4,55%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tiến thêm 0,88%.
* Thị trường chứng khoán Nhật, Trung Quốc, Đài Loan nghỉ giao dịch nhân ngày lễ
Hôm thứ Sáu, Viện Quản lý nguồn cung (ISM) cho biết, chỉ số ngành sản xuất trong tháng 12/2008 đã giảm xuống 32,4 điểm - mức thấp nhất kể từ năm 1980, từ 36,2 điểm trong tháng 11/2008. Chỉ số này nếu ở dưới ngưỡng 50 điểm thì được cho là tăng trưởng âm.
Liên quan đến hai thương vụ sáp nhập giữa các tập đoàn lớn, trong tuần Bank of America đã chính thức hoàn thành các thủ tục mua lại Merrill Lynch và Wells Fargo cũng hoàn tất thương vụ mua lại Wachovia Corp.
Như vậy, sau khi hoàn thành việc sáp nhập, Bank of America đã chính thức vượt qua JPMorgan Chase và Citigroup để trở thành ngân hàng lớn nhất ở Mỹ - xét về mặt tài sản, với tổng tài sản đạt 2.700 tỷ USD.
Trong khi đó, Wells Fargo cũng nâng tổng tài sản của ngân hàng lên 1.400 tỷ USD và trở thành ngân hàng lớn thứ tư ở Mỹ - xét về mặt tài sản.
Năm mới khởi đầu thành công
Mặc dù cả ba chỉ số chứng khoán đều giảm mạnh trong năm 2008 và diễn biến kinh tế vĩ mô vẫn chưa có gì sáng sủa hơn, nhưng nhiều nhà đầu tư ở Phố Wall vẫn dự báo các chỉ số chứng khoán sẽ phục hồi 10-20% trong năm 2009.
“Chúng ta dự báo đáy của các chỉ số sẽ được thiết lập vào quý 1/2009 và tôi cho rằng thị trường sẽ phục hồi sau quý 1. Và chỉ số S&P 500 có thể sẽ tăng 20% trong năm 2009” – Giám đốc Quỹ đầu tư chứng khoán Payden & Rygel nói.
Năm 2008, cổ phiếu của nhiều tập đoàn lớn ở Mỹ đã giảm mạnh, trong đó cổ phiếu của Tập đoàn Berkshire Hathaway (NYSE- BRK) của Warren Buffett đã giảm 31,8% giá trị.
Biểu đồ giá trị của cổ phiếu BRK và chỉ số S&P 500 - Nguồn: CNBC.
Tuy gặp nhiều khó khăn với các khoản thua lỗ trong năm 2008 liên quan đến mảng kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính, nhưng giá trị cổ phiếu của BRK vẫn giảm thấp hơn mức giảm 38,5% của chỉ số S&P 500 và mức sụt giảm gần 60% của chỉ số S&P Tài chính.
Bất chấp số liệu về tình hình sản xuất suy giảm mạnh, giới đầu tư vẫn đón chào năm mới bằng một đợt gom mua cổ phiếu nhiều ngành, trong đó nhiều nhất vẫn là các cổ phiếu khối công nghệ.
Điều này đã làm cho đà tăng được nâng đỡ trong cả ngày giao dịch và chỉ số Dow Jones chính thức vượt qua ngưỡng 9.000 điểm.
Sức tăng của cổ phiếu khối công nghệ được xem là đầu tàu dẫn dắt trong chỉ số Dow Jones và S&P 500, trong đó cổ phiếu Apple tăng 6,33%, cổ phiếu Dell lên 4,98%, cổ phiếu Microsoft tiến thêm 4,6%, cổ phiếu IBM lên 3,81%...
Trong ngày giao dịch, giá dầu thô đã vượt qua ngưỡng 46 USD/thùng nên đã giúp cổ phiếu khối năng lượng tăng điểm, trong đó cổ phiếu Chevron lên 3,5%, cổ phiếu Exxon Mobil tăng 2,3%.
Các cổ phiếu khối tài chính cũng lên điểm mạnh, trong đó cổ phiếu Bank of America tăng 1,78%, cổ phiếu Wells Fargo lên 1,76%, cổ phiếu Citigroup tiến thêm 6,41%, cổ phiếu Goldman Sachs nhích 2,81%...
Biểu đồ ba chỉ số chứng khoán chính ở Mỹ trong ngày 2/1/2009 - Nguồn: G.Finance.
Kết thúc ngày giao dịch: chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 258,3 điểm, tương đương 2,94%, đóng cửa ở mức 9.034,69.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 55,18 điểm, tương đương 0,35%, chốt ở mức 1.632,21.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 28,55 điểm, tương đương 3,16%, đóng cửa ở mức 931,8.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 929 triệu cổ phiếu, thị trường cứ có 9 mã lên điểm thì có 2 mã mất điểm. Khối lượng giao dịch thành công trên sàn Nasdaq đạt 1,44 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 8 cổ phiếu tăng điểm thì có 3 cổ phiếu giảm điểm.
Những sự kiện và lịch công bố thông tin đáng chú ý trong tuần tới:
Thứ Hai, 5/1: Tổng thống đắc cử Obama sẽ gặp Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Pelosi để bàn thảo về kế hoạch kích thích kinh tế trong nhiệm kỳ mới bắt đầu từ 20/1/2009; công bố số liệu về doanh thu bán xe hơi và số liệu về mức chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng.
Thứ Ba, 6/1: Công bố số liệu về chỉ số ngành dịch vụ (ISM index); số đơn đặt hàng của các nhà máy; số liệu doanh số nhà chờ bán.
Thứ Tư, 7/1: Báo cáo của ADP về tình hình việc làm.
Thứ Năm, 8/1: Quyết định về lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu, Anh được công bố; báo cáo về số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố số liệu về tín dụng tiêu dùng.
Thứ Sáu, 9/1: Báo cáo về tình hình việc làm của Bộ Thương mại Mỹ.
Chứng khoán châu Âu tăng mạnh
Chứng khoán châu Âu đã tăng mạnh ở cả ba thị trường chính với biên độ từ 2,88 - 4,09%, nhờ sức tăng của cổ phiếu khối năng lượng, khai mỏ, ngân hàng và ảnh hưởng tích cực từ đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ.
Cổ phiếu khối năng lượng dẫn đầu với mức tăng từ 4-5% của cổ phiếu BP, ENI Royal Dutch Shell và Total. Trong khi đó, cổ phiếu khối ngân hàng cũng lên điểm ấn tượng sau khi có mức giảm lên đến 65% trong năm 2008.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh lên 127,62 điểm, tương đương 2,88%, đóng cửa ở mức 4.561,79, khối lượng giao dịch đạt 918 triệu cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tiến thêm 3,39%, khối lượng giao dịch đạt 20,7 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 4,09%, khối lượng giao dịch đạt 112,5 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á lên điểm “chào” năm mới
Sắc xanh hiện diện hầu hết các bảng điện tử của thị trường chứng khoán châu Á, trong đó thị trường Hồng Kông tăng trên 4,5%, thị trường Hàn Quốc tiến thêm gần 3%.
Một năm mới sóng gió đang chờ các thị trường chứng khoán với diễn biến ngày một phức tạp của nội tại nhiều nền kinh tế lớn nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
Nhưng với một ngày tăng điểm đầu năm này cũng phần nào giúp nhiều người đặt hy vọng vào một năm 2009 thành công.
Hôm thứ sáu, Bộ Kinh tế Tri thức Hàn Quốc cho biết, xuất khẩu của nước này trong tháng 12/2008 đã giảm 15% - đây là mức giảm tháng thứ hai liên tiếp trong năm 2008. Như vậy trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đã tăng 13,7% và nhập khẩu tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức thâm hụt thương mại của Hàn Quốc trong năm 2008 là 13 tỷ USD.
Được biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hàn Quốc trong tháng 12/2008 đã tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trên thị trường chứng khoán, phiên giao dịch đầu năm của thị trường đã kết thúc với mức tăng khá ấn tượng. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI tăng 32,93 điểm, tương đương 2,93%, chốt ở mức 1.157,4.
Liên quan đến thị trường Australia, Australian Industry Group và PricewaterhouseCoopers vừa công bố số liệu về hoạt động sản xuất của nước này trong tháng 12/2008. Theo đó chỉ số của ngành sản xuất đã tăng 1điểm lên mức 33,7 điểm (dưới 50 điểm thì được xem là tăng trưởng âm).
Được biết, ngành sản xuất ở Australia chiếm 10% giá trị GDP của nước này và thu hút 1/10 lực lượng lao động của cả nước.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán ngày giao dịch đầu năm ở Australia đã đi ngược hướng với các thị trường khác trong khu vực. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số ASX giảm 3,6 điểm, tương ứng -0,1%, đóng cửa ở mức 3.655,7.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 2,17%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông lên 4,55%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ tiến thêm 0,88%.
* Thị trường chứng khoán Nhật, Trung Quốc, Đài Loan nghỉ giao dịch nhân ngày lễ
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.776,39 | 9.034,69 | 258,30 | 2,94 |
Nasdaq | 1.577,03 | 1.632,21 | 55,18 | 3,50 | |
S&P 500 | 903,25 | 931,80 | 28,55 | 3,16 | |
Anh | FTSE 100 | 4.434,17 | 4.561,79 | 127,62 | 2,88 |
Đức | DAX | 4.810,20 | 4.973,07 | 162,87 | 3,39 |
Pháp | CAC 40 | 3.217,97 | 3.349,69 | 131,72 | 4,09 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.591,22 | N/A | N/A | N/A |
Nhật | Nikkei 225 | 8.859,56 | N/A | N/A | N/A |
Hồng Kông | Hang Seng | 14.387,48 | 15.042,81 | 655,33 | 4,55 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.124,47 | 1.157,40 | 32,93 | 2,93 |
Singapore | Straits Times | 1.761,56 |
1.799,72 |
38,16 | 2,17 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.820,81 | N/A | N/A | N/A |
Ấn Độ | BSE 30 | 9.903,46 | 9.971,03 | 62,83 | 0,63 |
Australia | ASX | 3.659,30 | 3.655,70 | 3,60 | 0,10 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |