Chứng khoán Mỹ trở lại mức cao nhất trong 10 tuần
Thị trường phục hồi trở lại, nhờ sự hỗ trợ của tín hiệu khởi sắc trên thị trường việc làm và chỉ số dịch vụ tháng 7
Sự phục hồi nhẹ của thị trường lao động khu vực tư nhân và việc chỉ số dịch vụ tăng tháng thứ 7 liên tiếp, đã giúp nhà đầu tư phần nào bớt sự lo lắng. Thị trường trở lại mức cao nhất trong 10 tuần.
Chốt phiên giao dịch ngày 4/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 44,05 điểm, tương ứng 0,41%, lên 10.680,43 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 6,78 điểm, tương ứng 0,61%, lên 1.127,24 điểm. Chỉ số Nasdaq cộng 20,05 điểm, tương ứng 0,88%, lên 2.303,57 điểm.
Các chỉ số chứng khoán tương lai tăng điểm từ trước phiên giao dịch, sau khi hãng dịch vụ tuyển dụng ADP Employer Service cho biết, trong tháng 7 vừa qua, khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Mỹ đã tuyển mới 42.000 lao động, cao hơn so với mức 19.000 lao động trong tháng 6 và con số dự báo 25.000 của các chuyên gia.
Thông tin này đã phần nào giảm bớt mối lo lắng của các nhà đầu tư về thị trường việc làm của Mỹ, trước khi Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu chính thức về tình trạng lao động nước này vào cuối tuần. Giới phân tích dự đoán, trong tháng 7, các nhà tuyển dụng Mỹ tiếp tục cắt giảm việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng nhẹ.
Thị trường được hỗ trợ hơn khi Viện Quản lý nguồn cung (ISM) công bố chỉ số dịch vụ tăng nhẹ trong tháng 7, lên 54.3 điểm từ mức 53.8 điểm trong tháng 6, ngược với dự đoán giảm xuống 53 điểm của các nhà kinh tến. Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng. Như vậy, chỉ số này đã tăng liên tiếp 7 tháng.
Thị trường ngoài ra còn chịu ảnh hưởng từ thông tin nhà điều tiết ngành ngân hàng Trung Quốc trong tháng 7/2010 yêu cầu các ngân hàng cho vay tiến hành kiểm tra để đánh giá ảnh hưởng từ việc giá nhà đất tại một số khu vực giảm tới 60%.
Thay đổi trong phiên giao dịch chứng khoán Mỹ ngày 4/8 - Nguồn: G.Finance.
Khối lượng giao dịch trên ba sàn New York, American và Nasdaq chỉ đạt 7,3 tỷ cổ phiếu, nhỉnh hơn một chút so với mức 7,25 tỷ cổ phiếu giao dịch trong phiên hôm qua, nhưng thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày năm ngoái 9.65 tỷ cổ phiếu. Số cổ phiếu tăng điểm nhiều gấp 3 lần số giảm điểm trên sàn New York, trong khi trên sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 2:1.
Tăng mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 là công ty công nghệ Priceline nhờ kết quả lợi nhuận quý 2 tăng cao vượt kỳ vọng của giới phân tích. Trong phiên 4/8, cổ phiếu của Priceline tăng tới 22% lên 281,30 USD/cổ phiếu. Các cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý khác, gồm Barnes & Noble tăng 19,2% lên 15,31 USD; Amazon tăng 4,2% lên 127,58 USD và Goldman Sachs tăng 2,1% lên 156,41 USD.
Các thị trường châu Âu tiếp tục có sự xáo trộn giữa tăng và giảm điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 10,32 điểm, tương ứng 0,19%, xuống 5.386,16 điểm. Trong khi, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 8,69 điểm, tương ứng 0,23%, lên 3.760,72 điểm. Chỉ số DAX của Đức cộng 23,42 điểm, tương ứng 0,37%, lên 6.331,33 điểm.
Do tác động từ tin xấu trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên liền trước, các thị trường chủ chốt ở châu Á chốt phiên 4/8 có mức tăng giảm khác nhau. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm tới 2,11%, mất sạch thành quả đã đạt được trong hai ngày qua. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,07%. Chỉ số Strait Times của Singapore giảm 0,43%.
Trong khi, chỉ số Shanghai Composte của Trung Quốc tăng 0,44%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cộng 0,43%. Chỉ số Taiex của Đài Loan tăng 0,19%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tăng 0,57%.
HTML clipboard
Chốt phiên giao dịch ngày 4/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 44,05 điểm, tương ứng 0,41%, lên 10.680,43 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 6,78 điểm, tương ứng 0,61%, lên 1.127,24 điểm. Chỉ số Nasdaq cộng 20,05 điểm, tương ứng 0,88%, lên 2.303,57 điểm.
Các chỉ số chứng khoán tương lai tăng điểm từ trước phiên giao dịch, sau khi hãng dịch vụ tuyển dụng ADP Employer Service cho biết, trong tháng 7 vừa qua, khu vực doanh nghiệp tư nhân ở Mỹ đã tuyển mới 42.000 lao động, cao hơn so với mức 19.000 lao động trong tháng 6 và con số dự báo 25.000 của các chuyên gia.
Thông tin này đã phần nào giảm bớt mối lo lắng của các nhà đầu tư về thị trường việc làm của Mỹ, trước khi Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu chính thức về tình trạng lao động nước này vào cuối tuần. Giới phân tích dự đoán, trong tháng 7, các nhà tuyển dụng Mỹ tiếp tục cắt giảm việc làm và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng nhẹ.
Thị trường được hỗ trợ hơn khi Viện Quản lý nguồn cung (ISM) công bố chỉ số dịch vụ tăng nhẹ trong tháng 7, lên 54.3 điểm từ mức 53.8 điểm trong tháng 6, ngược với dự đoán giảm xuống 53 điểm của các nhà kinh tến. Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng. Như vậy, chỉ số này đã tăng liên tiếp 7 tháng.
Thị trường ngoài ra còn chịu ảnh hưởng từ thông tin nhà điều tiết ngành ngân hàng Trung Quốc trong tháng 7/2010 yêu cầu các ngân hàng cho vay tiến hành kiểm tra để đánh giá ảnh hưởng từ việc giá nhà đất tại một số khu vực giảm tới 60%.
Thay đổi trong phiên giao dịch chứng khoán Mỹ ngày 4/8 - Nguồn: G.Finance.
Khối lượng giao dịch trên ba sàn New York, American và Nasdaq chỉ đạt 7,3 tỷ cổ phiếu, nhỉnh hơn một chút so với mức 7,25 tỷ cổ phiếu giao dịch trong phiên hôm qua, nhưng thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng ngày năm ngoái 9.65 tỷ cổ phiếu. Số cổ phiếu tăng điểm nhiều gấp 3 lần số giảm điểm trên sàn New York, trong khi trên sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 2:1.
Tăng mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 là công ty công nghệ Priceline nhờ kết quả lợi nhuận quý 2 tăng cao vượt kỳ vọng của giới phân tích. Trong phiên 4/8, cổ phiếu của Priceline tăng tới 22% lên 281,30 USD/cổ phiếu. Các cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý khác, gồm Barnes & Noble tăng 19,2% lên 15,31 USD; Amazon tăng 4,2% lên 127,58 USD và Goldman Sachs tăng 2,1% lên 156,41 USD.
Các thị trường châu Âu tiếp tục có sự xáo trộn giữa tăng và giảm điểm. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm nhẹ 10,32 điểm, tương ứng 0,19%, xuống 5.386,16 điểm. Trong khi, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 8,69 điểm, tương ứng 0,23%, lên 3.760,72 điểm. Chỉ số DAX của Đức cộng 23,42 điểm, tương ứng 0,37%, lên 6.331,33 điểm.
Do tác động từ tin xấu trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên liền trước, các thị trường chủ chốt ở châu Á chốt phiên 4/8 có mức tăng giảm khác nhau. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm tới 2,11%, mất sạch thành quả đã đạt được trong hai ngày qua. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,07%. Chỉ số Strait Times của Singapore giảm 0,43%.
Trong khi, chỉ số Shanghai Composte của Trung Quốc tăng 0,44%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cộng 0,43%. Chỉ số Taiex của Đài Loan tăng 0,19%. Chỉ số BSE của Ấn Độ tăng 0,57%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.636,38 | 10.680,43 | 44,05 | 0,41 |
Nasdaq | 2.283,52 | 2.303,57 | 20,05 | 0,88 | |
S&P 500 | 1.120,46 | 1.127,24 | 6,78 | 0,61 | |
Anh | FTSE 100 | 5.396,48 | 5.386,16 | 10,32 | 0,19 |
Đức | DAX | 6.307,91 | 6.331,33 | 23,42 | 0,37 |
Pháp | CAC 40 | 3.747,51 | 3.760,72 | 13,21 | 0,35 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.957,53 | 7.972,66 | 15,13 | 0,19 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.694 | 9.489,34 | 204,67 | 2,11 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.458 | 21.549,88 | 92,22 | 0,43 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.790,60 | 1.789,26 | 1,34 | 0,07 |
Singapore | Straits Times | 3.014,77 | 3.001,87 | 12,90 | 0,43 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.753 | 2.765 | 12,09 | 0,44 |
Ấn Độ | BSE | 18.109,26 | 18.217,44 | 102,61 | 0,57 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |