Chứng khoán Nga lao dốc sau lệnh trừng phạt mới
Giới đầu tư đã bán mạnh cổ phiếu Nga sau khi Mỹ, châu Âu áp thêm lệnh trừng phạt và Moscow bị cắt triển vọng tín nhiệm
Cùng lúc đón nhận một loạt tin xấu là các lệnh trừng phạt bổ sung của Mỹ và châu Âu nhằm vào Moscow, cùng triển vọng tín nhiệm của Nga bị cắt giảm, thị trường chứng khoán nước này giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 21/3.
Theo tin từ CNBC, chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga có thời điểm giảm hơn 3% trong phiên giao dịch sáng ngày 21/3.
Giới đầu tư đã bán mạnh cổ phiếu Nga sau khi Mỹ bổ sung thêm 20 quan chức và doanh nhân Nga, còn châu Âu đưa thêm 12 quan chức của Nga và Ukraine vào danh sách bị cấm visa và đóng băng tài sản. Cùng với đó, hai tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P và Fitch Ratings đồng loạt hạ triển vọng tín nhiệm quốc gia của Nga về mức tiêu cực từ mức ổn định trước đó.
Lần này, không chỉ nhằm vào các cá nhân, lệnh trừng phạt của Mỹ còn nhằm vào ngân hàng Bank Rossiya của Nga, khiến hai hãng thẻ tín dụng lớn nhất của Mỹ là Visa và Mastercard phải ngừng dịch vụ với ngân hàng này. Giới quan sát cảnh báo, nếu có thêm các ngân hàng hay công ty của Nga bị Mỹ trừng phạt, thì hậu quả đối với nền kinh tế Nga sẽ không hề nhỏ.
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, Washington có thể sẽ áp các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên giàu có vốn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Nga. Một động thái như vậy chắc chắn sẽ cản trở sự phục hồi của nền kinh tế nước này.
“Đợt trừng phạt thứ hai mà Mỹ công bố ngày hôm qua đã đánh vào những nhân vật thân cận với Tổng thống Putin. Có thể xem đây như một tín hiệu rất mạnh mẽ rằng, Mỹ biết đâu là những kênh tài chính hậu thuẫn giới lãnh đạo Nga”, ông Timothy Ash, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường mới nổi tại ngân hàng Standard Bank, nhận xét.
Theo giới phân tích, những đánh giá của Fitch và S&P về rủi ro mà nền kinh tế Nga đang phải đối mặt có thể bị truyền thông Nga phủ nhận như một biện pháp tuyên truyền chống phương Tây. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, ông Alexei Moiseev nói rằng, động thái của S&P là vô căn cứ.
Mặc dù vậy, việc bị giảm triển vọng tín nhiệm có thể khiến chi phí vay vốn trái phiếu của Nga gia tăng, theo đó tạo rào cản cho sự phục hồi tăng trưởng.
“Rủi ro địa chính trị gia tăng và nguy cơ Mỹ và châu Âu áp thêm các lệnh trừng phạt sau khi Crimea gia nhập Nga có thể làm giảm dòng vốn đầu tư, kéo theo sự tháo chạy của các dòng vốn, và làm yếu thêm nền kinh tế vốn dĩ đã đang yếu sẵn của Nga”, S&P nhận xét.
Điều đáng lo hơn đối với Nga là công ty đầu tư Renaissance Capital - vốn dĩ rất lạc quan về kinh tế Nga - vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2014 từ 3,3% xuống còn 1,6%.
Renaissance cho rằng, GDP quý 1 của Nga sẽ suy giảm thay vì tăng trưởng. Những dự báo này được đưa ra trên cơ sở cho rằng, Nga và phương Tây sẽ sớm đạt thỏa thuận về tương lai của Ukraine.
“Chúng tôi tin là sớm muộn gì cũng sẽ có sự nhượng bộ về vấn đề Ukraine. Bởi thế, các lệnh trừng phạt gia tăng nhằm vào Nga là khó có thể xảy ra”, các chuyên gia của Renaissance dự báo.
Từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, Nga đã chứng kiến tỷ giá đồng tiền lao dốc, các nhà đầu tư rút khỏi thị trường chứng khoán, và dự báo tăng trưởng bị cắt giảm.
Số liệu của Bloomberg cho thấy, trong phiên giao dịch hôm nay tại Moscow, giá cổ phiếu của hãng sản xuất khí đốt tư nhân lớn nhất nước Nga Novatek giảm 11%, mạnh nhất trong các cổ phiếu thuộc chỉ số Micex.
Novatek là tập đoàn do tỷ phú Gennady Timchenko nắm cổ phần, mà ông Timchenko lại là một trong những người Nga vừa bị Washington đưa vào diện trừng phạt. Hôm qua, giá cổ phiếu này đã giảm 5% tại thị trường London sau khi lệnh trừng phạt được công bố.
Theo tin từ CNBC, chỉ số Micex của thị trường chứng khoán Nga có thời điểm giảm hơn 3% trong phiên giao dịch sáng ngày 21/3.
Giới đầu tư đã bán mạnh cổ phiếu Nga sau khi Mỹ bổ sung thêm 20 quan chức và doanh nhân Nga, còn châu Âu đưa thêm 12 quan chức của Nga và Ukraine vào danh sách bị cấm visa và đóng băng tài sản. Cùng với đó, hai tổ chức đánh giá tín nhiệm S&P và Fitch Ratings đồng loạt hạ triển vọng tín nhiệm quốc gia của Nga về mức tiêu cực từ mức ổn định trước đó.
Lần này, không chỉ nhằm vào các cá nhân, lệnh trừng phạt của Mỹ còn nhằm vào ngân hàng Bank Rossiya của Nga, khiến hai hãng thẻ tín dụng lớn nhất của Mỹ là Visa và Mastercard phải ngừng dịch vụ với ngân hàng này. Giới quan sát cảnh báo, nếu có thêm các ngân hàng hay công ty của Nga bị Mỹ trừng phạt, thì hậu quả đối với nền kinh tế Nga sẽ không hề nhỏ.
Hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố, Washington có thể sẽ áp các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên giàu có vốn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Nga. Một động thái như vậy chắc chắn sẽ cản trở sự phục hồi của nền kinh tế nước này.
“Đợt trừng phạt thứ hai mà Mỹ công bố ngày hôm qua đã đánh vào những nhân vật thân cận với Tổng thống Putin. Có thể xem đây như một tín hiệu rất mạnh mẽ rằng, Mỹ biết đâu là những kênh tài chính hậu thuẫn giới lãnh đạo Nga”, ông Timothy Ash, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường mới nổi tại ngân hàng Standard Bank, nhận xét.
Theo giới phân tích, những đánh giá của Fitch và S&P về rủi ro mà nền kinh tế Nga đang phải đối mặt có thể bị truyền thông Nga phủ nhận như một biện pháp tuyên truyền chống phương Tây. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, ông Alexei Moiseev nói rằng, động thái của S&P là vô căn cứ.
Mặc dù vậy, việc bị giảm triển vọng tín nhiệm có thể khiến chi phí vay vốn trái phiếu của Nga gia tăng, theo đó tạo rào cản cho sự phục hồi tăng trưởng.
“Rủi ro địa chính trị gia tăng và nguy cơ Mỹ và châu Âu áp thêm các lệnh trừng phạt sau khi Crimea gia nhập Nga có thể làm giảm dòng vốn đầu tư, kéo theo sự tháo chạy của các dòng vốn, và làm yếu thêm nền kinh tế vốn dĩ đã đang yếu sẵn của Nga”, S&P nhận xét.
Điều đáng lo hơn đối với Nga là công ty đầu tư Renaissance Capital - vốn dĩ rất lạc quan về kinh tế Nga - vừa cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm 2014 từ 3,3% xuống còn 1,6%.
Renaissance cho rằng, GDP quý 1 của Nga sẽ suy giảm thay vì tăng trưởng. Những dự báo này được đưa ra trên cơ sở cho rằng, Nga và phương Tây sẽ sớm đạt thỏa thuận về tương lai của Ukraine.
“Chúng tôi tin là sớm muộn gì cũng sẽ có sự nhượng bộ về vấn đề Ukraine. Bởi thế, các lệnh trừng phạt gia tăng nhằm vào Nga là khó có thể xảy ra”, các chuyên gia của Renaissance dự báo.
Từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, Nga đã chứng kiến tỷ giá đồng tiền lao dốc, các nhà đầu tư rút khỏi thị trường chứng khoán, và dự báo tăng trưởng bị cắt giảm.
Số liệu của Bloomberg cho thấy, trong phiên giao dịch hôm nay tại Moscow, giá cổ phiếu của hãng sản xuất khí đốt tư nhân lớn nhất nước Nga Novatek giảm 11%, mạnh nhất trong các cổ phiếu thuộc chỉ số Micex.
Novatek là tập đoàn do tỷ phú Gennady Timchenko nắm cổ phần, mà ông Timchenko lại là một trong những người Nga vừa bị Washington đưa vào diện trừng phạt. Hôm qua, giá cổ phiếu này đã giảm 5% tại thị trường London sau khi lệnh trừng phạt được công bố.