Chứng khoán ngập ngừng đón năm mới
Với hai phiên điều chỉnh nhẹ cuối năm, thị trường đã có bước nghỉ tốt trước thềm năm 2007
Với hai phiên điều chỉnh nhẹ cuối năm, thị trường đã có bước nghỉ tốt trước thềm năm 2007.
Xu hướng điều chỉnh nhẹ
Đến thời điểm này có thể khẳng định xu hướng điều chỉnh mạnh và liên tục đã không xảy ra. Các phiên điều chỉnh được “giảm xóc” nhờ sự cân bằng của những cổ phiếu lớn. Nhà đầu tư đang có rất nhiều sự lựa chọn với 108 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết.
Mức giảm sâu nhất của VN-Index trong chu kỳ điều chỉnh vừa qua là đáy 734,66 điểm, tương ứng tổng mức giảm 75,2 điểm. Kết thúc năm 2006, VN-Index đứng mức 751,77 điểm, tăng gần 146% so với hồi đầu năm.
Theo các phân tích kỹ thuật, khả năng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng “phập phù”. Trong tuần cuối cùng của năm, diễn biến thị trường hết sức phức tạp với sự biến động giá cổ phiếu khác biệt lớn qua từng đợt khớp lệnh. Nhiều cổ phiếu được chào mua ồ ạt giá cao đầu phiên nhưng lại giảm sàn ngay sau đó. Chỉ số VN-Index qua 3 lần khớp lệnh cũng có sự thay đổi rất nhanh và bị điều hành bởi cung cầu.
Xét toàn thị trường, tuần giao dịch từ 25-29/12 có mức chênh lệch cung cầu không quá lớn. Tương quan khối lượng mua và bán cũng thể hiện khá rõ tình trạng này. Thị trường không có bước giảm sâu vì lượng cầu hỗ trợ mạnh ở các mức giá thấp. Tuy nhiên diễn biến phục hồi giá cũng rất ngắn do lượng cung giải tỏa cũng nhanh không kém. Có lẽ nhiều nhà đầu tư mong muốn một thời điểm “nghỉ chân”, đặc biệt vào 2 phiên cuối cùng của năm, VN-Index hầu như biến động không đáng kể.
Nhóm cổ phiếu như GMD, REE, SAM, VNM, VSH… sau chu kỳ điều chỉnh vừa qua cũng đang trở lại trạng thái cân bằng. Đây là những cổ phiếu có “phản ứng” điều chỉnh với thị trường khá sớm, trước cả thời điểm VN-Index đạt mức kỷ lục 809,86 điểm.
Thị trường vừa qua được khích thích bởi những cổ phiếu mới lên sàn, trong đó nổi bật là FPT. Mặc dù nhóm “đầu tàu” có dấu hiệu chững lại nhưng FPT vẫn thẳng tiến tăng giá chóng mặt. Đóng cửa thị trường phiên cuối năm, FPT đứng mức 460.000 đồng, giảm 20.000 đồng/cổ phiếu và khối lượng khớp lệnh chỉ có xấp xỉ 7 vạn.
Hiện tại lượng cung FPT đang khá dồi dào và luôn cao gấp hơn 3 lần lượng chào mua. Có thể đây là tác động của việc lưu ký cổ phiếu này có tiến triển. Thời gian tới, biến động giá của FPT sẽ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào cung cầu, thông tin về lợi nhuận 2006 và mức chia cổ tức.
Một điễn biến khá bất ngờ và làm “bối rối” nhà đầu tư trong nước là động thái giao dịch rất mạnh ở cả phía mua lẫn bán của nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhóm này có tác động không nhỏ đến xu hướng của nhà đầu tư trong nước và thậm chí có hẳn một “trường phái” đầu tư “theo chân”. Hiện tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không quá lớn trong tổng giá trị giao dịch cổ phiếu toàn thị trường do có thêm khá nhiều hàng mới mỗi ngày. Tuy nhiên, các giao dịch lớn lại rất tập trung vào một số cổ phiếu nên góp phần quyết định giá khớp.
Tuần cuối cùng của năm, nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất tích cực mua và bán ra đồng loạt các mã được đánh giá là blue-chips. Đây có thể là động thái cơ cấu lại danh mục đầu tư và hiện thực hóa lợi nhuận của năm. Có những phiên khối lượng bán ra của nhóm nhà đầu tư này xấp xỉ 2,2 triệu chứng khoán, tương đương155,6 tỷ đồng. Các giao dịch đặc biệt lớn được thực hiện trong các phiên ngày 25-27/12.
Những động lực mới
Từ 1/1/2007, nhiều sự kiện quan trọng sẽ tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán. Trước hết là Luật Chứng khoán bắt đầu có hiệu lực. Hiện tại việc ban hành các văn bản hướng dẫn vẫn đang gấp rút tiến hành mặc dù có khả năng lỡ hẹn với thời điểm Luật bắt đầu có hiệu lực.
Theo thông tin tại các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành, mức vốn điều lệ tối thiểu để niêm yết cổ phiếu đã tăng lên tới 80 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần quy định của Nghị định 144. Mặc dù đây vẫn chưa phải là quyết định cuối cùng nhưng hiện tại cũng có tới 2/3 số doanh nghiệp đang giao dịch cổ phiếu trên sàn Tp.HCM có vốn điều lệ thấp xa so với mức này.
Như vậy sẽ có hai khả năng: bùng nổ làn sóng tăng vốn trong khoảng thời gian cho phép để “trụ” lại sàn Tp.HCM hoặc “bắn” ra sàn Hà Nội.
Một văn bản khác cũng rất được mong đợi là quyết định về tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo tinh thần của Luật Đầu tư. Theo nhận định của HSBC, đây là một trong hai vấn đề quan trọng tác động lớn đến thị trường bên cạnh yếu tố pháp lý của Luật Chứng khoán.
Theo nghiên cứu của HSBC, hầu hết các thành viên thị trường đều tin tưởng khả năng mở rộng tỷ lệ sở hữu lên 100% đối với những ngành nghề không nhạy cảm. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết việc nâng mức giới hạn sở hữu đối với một nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực ngân hàng từ 10% lên 20% đã được thống nhất.
Năm 2006, đặc biệt vào những tháng cuối, lượng hàng mới được đẩy vào thị trường rất mạnh do áp lực của chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tạo hàng trong năm 2007 có thể sẽ chậm lại. Mặc dù vậy việc một số doanh nghiệp lớn sẽ cổ phần hóa trong năm 2007 như Vietcombank, BIDV, Bảo Việt, Vietnam Airlines… hứa hẹn một động lực mới cho thị trường.
Theo HSBC, việc chuyển dần doanh nghiệp từ thị trường OTC sang thị trường tập trung sẽ thu hút đầu tư nhiều hơn từ khối nhà đầu tư nước ngoài vốn tránh các giao dịch không minh bạch trên thị trường OTC.
HSBC cũng ước tính, đến cuối năm 2006, những quỹ đầu tư như Dragon Capital, Vietnam Holding, Vietnam Lotus Fund, Horizon and Black Horse Capital… huy động được khoản vốn xấp xỉ 1,8 tỉ USD, tương đương 21% giá trị vốn hóa thị trường hiện tại.
Xu hướng điều chỉnh nhẹ
Đến thời điểm này có thể khẳng định xu hướng điều chỉnh mạnh và liên tục đã không xảy ra. Các phiên điều chỉnh được “giảm xóc” nhờ sự cân bằng của những cổ phiếu lớn. Nhà đầu tư đang có rất nhiều sự lựa chọn với 108 mã cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết.
Mức giảm sâu nhất của VN-Index trong chu kỳ điều chỉnh vừa qua là đáy 734,66 điểm, tương ứng tổng mức giảm 75,2 điểm. Kết thúc năm 2006, VN-Index đứng mức 751,77 điểm, tăng gần 146% so với hồi đầu năm.
Theo các phân tích kỹ thuật, khả năng thị trường sẽ tiếp tục xu hướng “phập phù”. Trong tuần cuối cùng của năm, diễn biến thị trường hết sức phức tạp với sự biến động giá cổ phiếu khác biệt lớn qua từng đợt khớp lệnh. Nhiều cổ phiếu được chào mua ồ ạt giá cao đầu phiên nhưng lại giảm sàn ngay sau đó. Chỉ số VN-Index qua 3 lần khớp lệnh cũng có sự thay đổi rất nhanh và bị điều hành bởi cung cầu.
Xét toàn thị trường, tuần giao dịch từ 25-29/12 có mức chênh lệch cung cầu không quá lớn. Tương quan khối lượng mua và bán cũng thể hiện khá rõ tình trạng này. Thị trường không có bước giảm sâu vì lượng cầu hỗ trợ mạnh ở các mức giá thấp. Tuy nhiên diễn biến phục hồi giá cũng rất ngắn do lượng cung giải tỏa cũng nhanh không kém. Có lẽ nhiều nhà đầu tư mong muốn một thời điểm “nghỉ chân”, đặc biệt vào 2 phiên cuối cùng của năm, VN-Index hầu như biến động không đáng kể.
Nhóm cổ phiếu như GMD, REE, SAM, VNM, VSH… sau chu kỳ điều chỉnh vừa qua cũng đang trở lại trạng thái cân bằng. Đây là những cổ phiếu có “phản ứng” điều chỉnh với thị trường khá sớm, trước cả thời điểm VN-Index đạt mức kỷ lục 809,86 điểm.
Thị trường vừa qua được khích thích bởi những cổ phiếu mới lên sàn, trong đó nổi bật là FPT. Mặc dù nhóm “đầu tàu” có dấu hiệu chững lại nhưng FPT vẫn thẳng tiến tăng giá chóng mặt. Đóng cửa thị trường phiên cuối năm, FPT đứng mức 460.000 đồng, giảm 20.000 đồng/cổ phiếu và khối lượng khớp lệnh chỉ có xấp xỉ 7 vạn.
Hiện tại lượng cung FPT đang khá dồi dào và luôn cao gấp hơn 3 lần lượng chào mua. Có thể đây là tác động của việc lưu ký cổ phiếu này có tiến triển. Thời gian tới, biến động giá của FPT sẽ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào cung cầu, thông tin về lợi nhuận 2006 và mức chia cổ tức.
Một điễn biến khá bất ngờ và làm “bối rối” nhà đầu tư trong nước là động thái giao dịch rất mạnh ở cả phía mua lẫn bán của nhà đầu tư nước ngoài. Giao dịch của nhóm này có tác động không nhỏ đến xu hướng của nhà đầu tư trong nước và thậm chí có hẳn một “trường phái” đầu tư “theo chân”. Hiện tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài không quá lớn trong tổng giá trị giao dịch cổ phiếu toàn thị trường do có thêm khá nhiều hàng mới mỗi ngày. Tuy nhiên, các giao dịch lớn lại rất tập trung vào một số cổ phiếu nên góp phần quyết định giá khớp.
Tuần cuối cùng của năm, nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất tích cực mua và bán ra đồng loạt các mã được đánh giá là blue-chips. Đây có thể là động thái cơ cấu lại danh mục đầu tư và hiện thực hóa lợi nhuận của năm. Có những phiên khối lượng bán ra của nhóm nhà đầu tư này xấp xỉ 2,2 triệu chứng khoán, tương đương155,6 tỷ đồng. Các giao dịch đặc biệt lớn được thực hiện trong các phiên ngày 25-27/12.
Những động lực mới
Từ 1/1/2007, nhiều sự kiện quan trọng sẽ tác động trực tiếp đến thị trường chứng khoán. Trước hết là Luật Chứng khoán bắt đầu có hiệu lực. Hiện tại việc ban hành các văn bản hướng dẫn vẫn đang gấp rút tiến hành mặc dù có khả năng lỡ hẹn với thời điểm Luật bắt đầu có hiệu lực.
Theo thông tin tại các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành, mức vốn điều lệ tối thiểu để niêm yết cổ phiếu đã tăng lên tới 80 tỷ đồng, cao gấp nhiều lần quy định của Nghị định 144. Mặc dù đây vẫn chưa phải là quyết định cuối cùng nhưng hiện tại cũng có tới 2/3 số doanh nghiệp đang giao dịch cổ phiếu trên sàn Tp.HCM có vốn điều lệ thấp xa so với mức này.
Như vậy sẽ có hai khả năng: bùng nổ làn sóng tăng vốn trong khoảng thời gian cho phép để “trụ” lại sàn Tp.HCM hoặc “bắn” ra sàn Hà Nội.
Một văn bản khác cũng rất được mong đợi là quyết định về tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo tinh thần của Luật Đầu tư. Theo nhận định của HSBC, đây là một trong hai vấn đề quan trọng tác động lớn đến thị trường bên cạnh yếu tố pháp lý của Luật Chứng khoán.
Theo nghiên cứu của HSBC, hầu hết các thành viên thị trường đều tin tưởng khả năng mở rộng tỷ lệ sở hữu lên 100% đối với những ngành nghề không nhạy cảm. Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết việc nâng mức giới hạn sở hữu đối với một nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực ngân hàng từ 10% lên 20% đã được thống nhất.
Năm 2006, đặc biệt vào những tháng cuối, lượng hàng mới được đẩy vào thị trường rất mạnh do áp lực của chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tạo hàng trong năm 2007 có thể sẽ chậm lại. Mặc dù vậy việc một số doanh nghiệp lớn sẽ cổ phần hóa trong năm 2007 như Vietcombank, BIDV, Bảo Việt, Vietnam Airlines… hứa hẹn một động lực mới cho thị trường.
Theo HSBC, việc chuyển dần doanh nghiệp từ thị trường OTC sang thị trường tập trung sẽ thu hút đầu tư nhiều hơn từ khối nhà đầu tư nước ngoài vốn tránh các giao dịch không minh bạch trên thị trường OTC.
HSBC cũng ước tính, đến cuối năm 2006, những quỹ đầu tư như Dragon Capital, Vietnam Holding, Vietnam Lotus Fund, Horizon and Black Horse Capital… huy động được khoản vốn xấp xỉ 1,8 tỉ USD, tương đương 21% giá trị vốn hóa thị trường hiện tại.